Tại Cao Bằng, người Lô Lô sinh sống tập trung ở 2 huyện Bảo Lạc và Bảo Lâm với dân số khoảng hơn 2.800 người, chiếm hơn 50% tổng số người Lô Lô trên cả nước. Những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng và chính quyền các cấp, người Lô Lô nơi đây vẫn giữ gìn, bảo tồn rất tốt nền văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Đảm bảo tiến độ thực hiện, tiến độ giải ngân Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 ( Chương trình MTQG 1719), là một cơ hội để phát triển nhanh và bền vững ở những địa bàn khó khăn. Theo đó, Quảng Trị đã ban hành nhiều văn bản pháp lý; đồng thời đã làm tốt công tác chuẩn bị các điều kiện để thực hiện Chương trình ngay từ đầu, do vậy dù còn những vướng mắc, nhưng nhìn chung Chương trình đang triển khai thuận lợi...
Thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch” (Dự án 6) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) tỉnh Lâm Đồng đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhân rộng những cách làm hay, sáng tạo.
Nói về sự vất vả của nghề giáo viên, mọi người sẽ nghĩ ngay đến những thầy cô giáo nơi non cao. Đặc biệt là hình ảnh những đảng viên là giáo viên cắm bản, những người hàng ngày phải vượt qua bao khó khăn, thiếu thốn để cống hiến những năm tháng tuổi trẻ cho sự nghiệp trồng người. Những ngày mùa đông này, chúng tôi có dịp được trò chuyện với một cặp vợ chồng gieo chữ ở điểm trường thuộc diện khó khăn nhất ở vùng biên giới Hà Giang, đó là vợ chồng thầy cô giáo Vi Thị Dinh và Mai Đức Tiệp. Những người đã có 15 năm gắn bó với vùng biên giới xã Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc (Hà Giang).
Ủy ban nhân dân huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) đã quy hoạch 360ha vùng trồng dược liệu tại các xã có đông đồng bào DTTS theo kế hoạch phát triển dược liệu giai đoạn 2021-2025. Dự án trồng cây dược liệu quý này nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) giai đoạn I, có tổng mức đầu tư 229 tỷ đồng.
Để nhận được sự đồng thuận của Nhân dân trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ chủ quyền khu vực biên giới, công tác vận động, tuyên truyền đóng vai trò quan trọng. Một lực lượng quan trọng đáp ứng và làm tốt lĩnh vực này, đó chính là những Người có uy tín, già làng, trưởng bản, cá nhân điển hình trong vùng đồng bào DTTS, biên giới...Nhìn từ thực tế ở huyện Thường Xuân (Thanh Hóa).
Bảo Lạc là huyện miền núi của tỉnh Cao Bằng có tới 98% dân số là người dân tộc thiểu số (bao gồm các dân tộc Mông, Dao, Sán chay, Tày, Nùng...) điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế. Đáng chú ý, trên địa bàn hiện vẫn còn tồn tại một số tập tục lạc hậu, mỗi khi gặp khó khăn, trở ngại, bế tắc trong cuộc sống, một số người đã tìm đến lá ngón để mong được “giải thoát” và để lại phía sau những câu chuyện buồn...Câu chuyện của gia đình em Vàng A Thành là một ví dụ.
LTS: Những cánh rừng do cộng đồng quản lý ngày một xanh tốt. Điều đó không chỉ mở ra cơ hội chia sẻ lợi ích kinh tế để người dân sống gần rừng có cuộc sống tốt hơn, mà đó còn là điều kiện, là mảnh đất lưu giữ và bảo tồn văn hóa bản địa của người dân địa phương. Từ bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng, những quy ước, hương ước đã được thực hiện tốt hơn, cũng là cơ sở để duy trì và ổn định đời sống xã hội của người dân, vì một mục tiêu ổn định và phát triển.
Nước ta bước đầu đã hình thành hệ thống chuỗi giá trị phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), từ đó phát triển thành các sản phẩm chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ; vận dụng và phát triển các bài thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền góp phần chăm sóc, điều trị và nâng cao sức khỏe cho người dân, tạo sinh kế bền vững cho Nhân dân.
Hát Soọng cô là một loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc Sán Dìu, là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Chính vì vậy, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá hát Soọng cô những năm qua luôn được chính quyền các cấp quan tâm, tạo điều kiện duy trì và phát triển.
Thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, các địa phương trong tỉnh Phú Thọ đã đa dạng hoá hình thức tuyên truyền. Thành lập và ra mắt nhiều mô hình với nội dung hoạt động cụ thể, thiết thực, qua đó phát huy vai trò của phụ nữ trong giải quyết các vấn đề cấp thiết.
Phát triển du lịch xanh - bền vững đang là mục tiêu mà du lịch nước ta hướng tới. Trong đó du lịch nông nghiệp cũng là hình thức thú vị góp phần phát huy lợi thế vốn có cũng như thúc đẩy kinh tế vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng nông thôn nước ta phát triển. Những năm gần đây, nhận thấy rõ lợi thế từ việc kết hợp phát triển nông nghiệp với du lịch, nhiều đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân ở Lạng Sơn đã thực hiện nhiều sáng kiến trong việc xây dựng các mô hình như: Du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch trải nghiệm gắn với đặc sản nông nghiệp (đào, na, quýt, hạt dẻ, cam, bưởi, dâu tây...), mang đến nhiều trải nghiệm thú vị, hấp dẫn, thu hút du khách.
Nhờ được hỗ trợ vay vốn theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ, nhiều gia đình đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là những hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã từng bước thoát nghèo, đổi đời nhờ chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế hiệu quả.
Những năm gần đây, chuyện về những gia đình đồng bào vùng đồng bào DTTS và miền núi tự nguyện xin rút khỏi danh sách hộ nghèo không còn là mới. Tuy nhiên, với đồng bào Mông ở Mèo Vạc (Hà Giang), sinh sống ở địa bàn khó khăn, khắc nghiệt, thổ nhưỡng thì toàn là núi đá...thì việc các hộ xin thoát nghèo thật đáng trân trọng. Điều này còn chứng minh, chính sách của Đảng và Nhà nước đã phát huy hiệu quả thiết thực.
Đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 3.600 hộ, với trên 19.500 nhân khẩu, sinh sống tập trung ở 44 bản, thuộc 10 xã biên giới của 3 huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn. Đây là những địa bàn khó khăn cần có sự quan tâm đặc biệt. Theo đó, hàng chục năm qua, nhiều chương trình, dự án chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước đầu tư để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Mông đã phát huy hiệu quả rõ rệt.
Việc chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong quá trình triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Theo đó, mục tiêu quan trọng là tăng cường khả năng áp dụng và sử dụng công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho cộng đồng đồng bào DTTS và miền núi.
Trong những năm qua, cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục, chăm lo đời sống vật chất cho học sinh, Trường PTDTNT THPT Miền Tây tỉnh Yên Bái đã kết hợp đưa nét đẹp văn hóa truyền thống lồng ghép vào tiết học; cũng như các hoạt động của nhà trường, góp phần nâng cao ý thức cho học sinh trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
Đối với người đàn ông Ê Đê, từ khi sinh ra đến lúc trở thành một chàng trai biết gánh vác mọi công việc của gia đình, của buôn làng thì đều phải trải qua Lễ cúng trưởng thành (tiếng Ê Đê là Mpú Tôh - Kông).
Bằng tâm thế chủ động, với nhiều giải pháp, tỉnh Bắc Kạn đã khẩn trương và quyết liệt triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án của Chương trình MTQG 1719, với mong muốn chính sách hỗ trợ, đầu tư sớm đến được với vùng đồng bào DTTS, góp phần giải quyết những khó khăn bức thiết, đẩy nhanh sự phát triển kinh tế-xã hội trong vùng.
Xã Tả Ngảo, huyện biên giới Sìn Hồ nằm phía Tây Bắc của Lai Châu. Để đến được đây phải vượt qua những cung đèo và dốc cao. Khi ấy, mặt người dựng ngược, cảm giác như có thể lấy tay vén mây chạm tới trời, người ta gọi dốc cao ấy là “cổng trời”. Và phía sau "cổng trời" ấy không chỉ có thung lũng, mây, cỏ, mà có những nếp nhà, có tiếng thầy cô giảng bài, có bước chân vui nhộn của trẻ đến trường mỗi sớm mai…