Đứng chân trên địa bàn xã biên giới Thông Thụ của huyện Quế Phong (Nghệ An), những năm qua, với tinh thần trách nhiệm, tập thể cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An đã thường xuyên tuần tra, kiểm tra, bảo vệ các cột mốc, phát quang bụi rậm, thông tầm nhìn và dọn dẹp vệ sinh xung quanh các cột mốc. Đây là hoạt động quan trọng nhằm kịp thời phát hiện, giải quyết những vụ việc vi phạm quy chế biên giới, nhằm bảo vệ an ninh an toàn khu vực biên giới. Đồng thời duy trì ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội địa bàn khu vực biên giới biên giới Việt Nam – Lào.
Từ một loại cây trồng để phủ xanh đất trống đồi trọc, thế nhưng những năm qua, cây quế đã đem lại thu nhập cao cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Yên Bái, thậm chí đưa nhiều hộ trở thành tỷ phú. Vì thế mà đồng bào nơi đây coi cây quế như “vàng xanh”.
Nằm dưới chân đèo Tằng Quái, từ lâu thung lũng Mường Ảng, tỉnh Điện Biên đã nổi tiếng là “vựa” cà phê lớn nhất vùng Tây Bắc. Ở độ cao từ 700 – 1.700m so với mực nước biển, Mường Ảng có khí hậu, thổ nhưỡng màu mỡ rất phù hợp để cây cà phê Arabica phát triển. Chất lượng cà phê Arabica huyện Mường Ảng đã được các chuyên gia đánh giá cao có hương vị đặc trưng riêng không vùng nào có được.
Mỗi dân tộc đều có một “báu vật" văn hoá riêng. Đối với người Sán Dìu ở Tuyên Quang, có thể nói báu vật đó là điệu hát Soọng cô - di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận. Đặc biệt, người Sán Dìu luôn ý thức được việc gìn giữ và lan tỏa di sản văn hóa, để Soọng cô hiện diện sống động trong cuộc sống của đồng bào
Với mong muốn cải thiện đời sống, giúp người dân xóa đói giảm nghèo, anh Đặng Văn Chính, dân tộc Dao, đã vượt qua mọi rào cản, thuyết phục được người dân tại xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái thay đổi nếp nghĩ, cách làm, cùng anh liên kết thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp và Du lịch, mở ra sinh kế mới đầy triển vọng cho đồng bào DTTS nơi đây.
Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, là 1 trong 74 huyện nghèo của cả nước. Sau gần 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I, từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), với nhiều cách làm, giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và tập quán sản xuất của đồng bào DTTS nơi đây, đã góp phần nâng cao thu nhập; đồng thời tỷ lệ hộ nghèo DTTS trên địa bàn huyện giảm sâu, còn 12,08%.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả phong trào quần chúng bảo vệ đường biên, cột mốc, an ninh trật tự khu vực biên giới (KVBG), xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, cùng phát triển, Đồn biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên (Kiên Giang) đã triển khai nhiều hoạt động, việc làm thiết thực, cụ thể trong công tác vận động quần chúng, góp phần xây dựng "thế trận lòng dân,"; xây dựng nền biên phòng toàn dân vững chắc nơi khu vực biên giới.
Thời gian qua, phong trào xây dựng nhà “Đại đoàn kết” được tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm. Bằng nhiều nguồn lực huy động từ cộng đồng, chỉ riêng trong năm 2023, toàn tỉnh Lào Cai đã làm được gần 150 ngôi nhà “Đại đoàn kết”, qua đó góp phần giải quyết khó khăn về nhà ở cho hộ nghèo, hộ khó khăn về nhà ở an cư, có thêm điều kiện vươn lên xây dựng cuộc sống
Lạng Sơn hiện có trên 150.000 hội viên phụ nữ, trong đó, nữ lao động nông thôn chiếm trên 60%. Từ năm 2022, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Lạng Sơn đã bắt đầu triển khai Dự án 8, Chương trình MTQG 1719: “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực.
Bằng ý chí, quyết tâm và tinh thần dám nghĩ, dám làm, nhiều bạn trẻ là người DTTS trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã mạnh dạn khởi nghiệp, vươn lên thoát nghèo bằng chính những giá trị nội tại của quê hương mình.
Là xã vùng cao biên giới cách trung tâm huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai khoảng 80km, Y Tý thuộc diện xã đặc biệt khó khăn với gần 800 hộ gia đình các dân tộc Mông, Hà Nhì, Dao, Giáy sinh sống tại 16 thôn, bản. Trong đó, đông nhất là cộng đồng người Hà Nhì, chiếm tới 70% dân số toàn xã. Chính vì thế, chính quyền xã Y Tý đã xác định du lịch là một trong ba bước đột phá để phát triển kinh tế và vận động Nhân dân tham gia phát triển du lịch.
Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, thế nhưng Hừ A Dỉa, chàng trai dân tộc Mông ở xã Giáo Hiệu, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn đã mạnh dạn làm đơn xin thoát nghèo. Đây cũng chính là động lực giúp gia đình anh quyết tâm phấn đấu để thực sự thoát nghèo, trở thành câu chuyện truyền cảm hứng cho mọi người.
Từ một gia đình làm nông nghèo khó quanh năm, nhờ vào ý chí, nghị lực, quyết tâm vươn lên của mình, ông Sùng A Khua đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình chăn nuôi, mở rộng sản xuất. Nhờ đó mà đến nay gia đình ông đã trở thành “triệu phú” tại bản Đề Sủa.
Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại Trường THCS An Lập, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang gồm 21 thành viên, trong đó có 19 học sinh từ khối 6 đến khối 9, hầu hết là người DTTS và 2 dẫn trình viên là đại diện cán bộ, giáo viên nhà trường. CLB là sân chơi lành mạnh, giúp trẻ tự tin, trở thành những hạt nhân tiên phong trong tuyên truyền về bình đẳng giới và bảo vệ trẻ em.
Sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo ở thôn Khe Lọng Ngoài, xã Thanh Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, chàng thanh niên dân tộc Sán Chỉ Đàm Văn Triệu từ lâu đã ấp ủ mơ ước làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Chính từ động lực đó đã giúp anh phát triển thành công mô hình nuôi gà dưới tán trà hoa vàng, giúp gia đình thoát nghèo.
Nằm cách cột cờ Lũng Cú 1 km, bản Lô Lô Chải, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang ẩn mình giữa núi rừng cao nguyên trùng điệp. Đây là nơi sinh sống của phần lớn đồng bào người Lô Lô, một trong những dân tộc rất ít người tại nước ta. Nhờ tận dụng tốt tiềm năng, lợi thế cảnh quan, cùng bản sắc văn hóa độc đáo, bà con nơi đây đã vừa làm du lịch, vừa gìn giữ hiệu quả bản sắc văn hoá của dân tộc mình.
Tỉnh Bắc Giang hiện có hơn 257 nghìn người DTTS, chiếm 14,2% dân số. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong tuyên truyền, vận động Nhân dân trên các lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội, tỉnh Bắc Giang luôn chú trọng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho đội ngũ Người có uy tín- lực lượng nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động và đi đầu trong các phong trào thi đua trên các lĩnh vực ở cơ sở
Một trong dấu ấn nổi bật làm thay đổi diện mạo nhiều địa phương trong tỉnh Lạng Sơn là sự cải thiện đáng kể về hạ tầng giao thông. Ngoài những công trình, tuyến đường quan trọng, còn có rất nhiều công trình giao thông đến vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao mức sống cho cộng đồng dân cư...; Để có kết quả này, là sự vào cuộc của chính quyền địa phương, trong việc tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ các chương trình MTQG; nguồn vốn huy động từ các tổ chức trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp và của cả hệ thống chính trị, người dân đồng lòng để thực hiện.
Từ những tiềm năng, lợi thế về cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, giàu bản sắc văn hóa các dân tộc và truyền thống lịch sử hào hùng, những năm gần đây, nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi ở khu vực Tây Bắc, đã và đang đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa gắn với phát triển các mô hình du lịch cồng đồng,. Qua đó đã tạo sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch tham quan, trải nghiệm, góp phần tạo việc làm, tăng nguồn thu nhập cho đồng bào các DTTS, và đóng góp ngân sách địa phương...Đó là những điều cảm nhận, chứng kiến được từ Liên hoan du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc năm 2023.
Bảo tồn, phát huy văn hóa của các dân tộc luôn được tỉnh Thanh Hóa hết sức chú trọng. Lễ hội Hương sắc vùng cao, là một trong những thành công của ngành văn hóa tỉnh, khi tái hiện lại nhiều loại hình văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, tạo nên không gian văn hóa đậm đà bản sắc, nhận được sự quan tâm, yêu thích của quần chúng Nhân dân.