Nhờ phân bổ hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: 2021-2025 ( gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), diện mạo huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã từng bước đổi thay. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS được cải thiện, an sinh xã hội được đảm bảo.
Mới đây, Đoàn đại biểu Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau ra thăm quan, học tập và gặp mặt Lãnh đạo Ủy ban dân tộc tại Thủ đô Hà Nội. Nhân dịp này, ông Nguyễn Thành Niệm, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Cà Mau đã dành cho Báo Dân tộc và Phát triển một cuộc phỏng vấn xoay quanh vấn đề về công tác dân tộc, kết quả triển khai thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Vấn đề giải quyết nhu cầu nhà ở đối với người dân thuộc khu vực miền núi, nhất là vùng DTTS khó khăn lâu nay là việc rất cấp thiết, luôn được tỉnh Quảng Nam quan tâm. Để dần giải quyết vấn đề trên, nhiều năm qua, các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, nhà hảo tâm tại Quảng Nam đã có nhiều chính sách, cũng như sự hỗ trợ về kinh phí để giúp đỡ các hộ nghèo, hộ khó khăn cải thiện về nhà ở, chỗ ở.
Tiếp tục hướng tới việc xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, tỉnh Quảng Ninh đã và đang chú trọng đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Đây cũng là cách nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, phù hợp với định hướng xây dựng nông thôn mới là hành trình không có điểm kết thúc.
Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng gắn với xây dựng các mô hình tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý… là những nỗ lực của các cấp hội phụ nữ ở Nghệ An trong việc phòng chống bạo lực gia đình. Cũng nhờ vậy mà nhận thức, hành động, suy nghĩ của người dân về hôn nhân, gia đình, vị thế, vai trò của người phụ nữ ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực.
Thực hiện dự án giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt (Dự án 1) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tỉnh Bắc Giang đã huy động nguồn lực, hỗ trợ xây dựng nhiều ngôi nhà mới cho hộ nghèo vùng DTTS và miền núi , góp phần giúp đồng bào an cư lạc nghiệp, từng bước giảm nghèo bền vững.
Hết năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 12,92%, ước năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,76%. Để đạt được kết quả trên, tỉnh Yên Bái đã có nhiều giải pháp trong công tác giảm nghèo; trong đó có việc thực hiện hiệu quả Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023-2025. Qua đó, tạo động lực cho người người dân ở Yên Bái thoát nghèo nhanh và bền vững.
Dân tộc Nùng thuộc nhóm dân tộc còn gặp nhiều khó giai đoạn 2021-2025, theo danh sách phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ tại QĐ số 1227/QĐ0TTg, được thụ hưởng nhiều nội dung tại Tiểu dự án 1, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025. Thông qua việc thực hiện các nội dung được đầu tư, đã tạo cơ hội để đồng bào Nùng giữ gìn và phát huy nhiều nét đẹp, bản sắc văn hóa trong đời sống hằng ngày.
Chính sách về bình đẳng giới, bảo vệ quyền và nâng cao vị thế cho phụ nữ DTTS đóng vai trò quan trọng trong chủ trương của Đảng và Nhà nước. Trong đó Chương trình MTQG 1719 đã có riêng một dự án thành phần về công tác này. Việc quan tâm và hỗ trợ tích cực cho bình đẳng giới sẽ nâng cao vị thế của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ DTTS.
Nhờ cây trúc sào, rất nhiều hộ gia đình đồng bào DTTS huyện nghèo Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đã được “đổi đời”, vươn lên thoát nghèo trên chính mảnh đất quê hương
Nguồn lực từ Dự án 7 về "Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, có ý nghĩa rất thiết thực, hỗ trợ rất lớn cho công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Thời gian qua, việc triển khai Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719 đã góp phần tạo cơ hội, môi trường cho phụ nữ DTTS vùng cao tỉnh Hà Giang tham gia các hoạt động cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Những năm gần đây, tình trạng học sinh ở vùng cao bỏ học giữa chừng do tảo hôn từng bước được ngăn chặn, đẩy lùi. Để có được những chuyển biến tích cực đó, nhiều trường học ở vùng cao đã có nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo để nâng cao nhận thức cho các em học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) hiểu biết nhiều hơn về về những hệ lụy khi kết hôn chưa đủ 18 tuổi.
Rời quân ngũ nghỉ hưu với quân hàm Trung tá Biên phòng, ông Phạm Văn Tôn trở về vùng quê nghèo làng Rềnh, xã Đồng Thịnh, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) sinh sống. Trăn trở với cái khó, sự vất vả của bà con trong thôn, ông Tôn luôn tích cực gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua ở phương. Đặc biệt, từ khi ông đảm nhiệm là Bí thư kiêm Trưởng làng Rềnh, từ sự tận tụy, trách nhiệm của ông, diện mạo làng Rềnh đang có nhiều thay đổi.
Là huyện vùng cao với gần 80% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống, Trạm Tấu đã có nhiều cách làm sáng tạo, sát dân, bám cơ sở để đưa Nghị quyết đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống. Trên cơ sở đó, huyện Trạm Tấu đã từng bước cụ thể hóa, đồng bộ các chương trình kế hoạch, đề án để triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách của Nhà nước, đặc biệt là chính sách dân tộc đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi một cách hiệu quả.
An sinh xã hội là một trong những chính sách cơ bản, hướng đến mục tiêu phát triển con người. Xác định được điều đó, thời gian qua huyện Mèo Vạc (Hà Giang) luôn quan tâm triển khai hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, giúp người nghèo, đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội có điều kiện được chăm sóc tốt hơn.
Sau hơn một năm triển khai mô hình: Bộ đội Biên phòng đồng hành cùng thôn, bản nói không với tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, tại Lào Cai, Đồn Biên phòng Tả Gia Khâu, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Lào Cai được chọn làm mô hình điểm đầu tiên của Bộ đội biên phòng cả nước bước đầu cho thấy hiệu quả mang lại rất tích cực
Hiện nay, tình trạng phụ nữ đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa tại tỉnh Gia Lai sinh đẻ tại nhà vẫn còn tồn tại. Và chỉ khi gặp biến chứng, họ mới chọn cách đến bệnh viện. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong mẹ, tử vong sơ sinh cao ở vùng đồng bào DTTS.
Nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ, tỉnh Gia Lai đã triển khai các chương trình và thực hiện nhiều giải pháp, trong đó Gia Lai đang tích cực triển khai Dự án 7 chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng - chống SDD trẻ em. Đây là 1 trong 10 dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719)
Những năm gần đây, tỉnh Sơn La được đánh giá là một trong những điểm sáng về phát triển kinh tế nông nghiệp. Trong đó, việc phát triển chuỗi liên kết giá trị đã giúp bà con đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Sơn La có đầu ra nông sản ổn định, thu nhập bền vững.