Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhiều giải pháp phòng, chống tảo hôn trong các trường học ở vùng DTTS

Thanh Phong - Trọng Bảo - 06:11, 30/11/2023

Những năm gần đây, tình trạng học sinh ở vùng cao bỏ học giữa chừng do tảo hôn từng bước được ngăn chặn, đẩy lùi. Để có được những chuyển biến tích cực đó, nhiều trường học ở vùng cao đã có nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo để nâng cao nhận thức cho các em học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) hiểu biết nhiều hơn về về những hệ lụy khi kết hôn chưa đủ 18 tuổi.

Hội thi “Rung chuông vàng” tuyên truyền Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tổ chức tại trường THCS Trung Sơn huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hóa
Hội thi “Rung chuông vàng” tuyên truyền Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tổ chức tại trường THCS Trung Sơn huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hóa

Đa dạng hình thức tuyên truyền 

Lựa chọn hình thức sân khấu hóa, lồng ghép nội dung tuyên truyền về giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống để tuyên truyền cho học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu là một cách làm hay và thiết thực tại nhiều trường học trên địa bàn ở vùng DTTS và miền núi.

Trung tuần tháng 10/2023, chúng tôi có mặt tại trường THCS Trung Sơn, huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hóa để cùng 100 em học sinh các khối lớp 6, lớp 7, lớp 8 và lớp 9 của nhà trường tham gia hội thi "Rung chuông vàng" tuyên truyền đề án "Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số". Thông qua hình thức hội thi ban tổ chức đã lần lượt đưa ra 30 câu hỏi chính thức, các em học sinh có 15 giây suy nghĩ và trả lời vào bảng. Nếu trả lời đúng thì được tiếp tục ngồi trên sàn thi đấu để trả lời câu tiếp theo, nếu sai sẽ bị loại và rời khỏi sàn thi đấu; các em học sinh còn lại cuối cùng sẽ là người chơi xuất sắc nhất và được rung chuông vàng.

Trong cuộc thi, các em học sinh sẽ được hưởng quyền "trợ giúp" từ các thầy, cô giáo và các bạn cổ động viên tham gia cứu trợ. Số học sinh được quay trở lại sàn thi đấu phụ thuộc vào kết quả của trò chơi do đội cứu trợ tham gia. Học sinh nào trả lời đúng cả 30 câu hỏi của ban tổ chức thì học sinh đó sẽ giành chiến thắng. Trong trường hợp số học sinh bị loại tất cả hoặc còn lại quá nhiều, ban tổ chức sẽ xử lý tình huống bằng cách sử dụng câu hỏi phụ.

Em Lò Hà Băng Băng, lớp 8A, trường THCS Trung Sơn đã xuất sắc vượt qua 99 bạn để giành chiến thắng ở câu hỏi phụ thứ nhất, được rung chuông vàng và nhận phần quà dành cho người chiến thắng. Em Băng cho biết: Thông qua hội thi giúp chúng em có sân chơi bổ ích, được tìm hiểu kiến thức về pháp luật liên quan đến luật hôn nhân và gia đình, đồng thời giúp chúng em hiểu rõ hơn về các hệ lụy của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, có kỹ năng tự bảo vệ mình trước vấn nạn này.

Thông qua các tiết học ngoại khóa, các cô giáo đã lồng ghép nội dung tuyên truyền về tảo hôn
Thông qua các tiết học ngoại khóa, các cô giáo đã lồng ghép nội dung tuyên truyền về tảo hôn

Trang bị kỹ năng sống cho học sinh

Cùng với công tác dạy và học, những năm qua, các cơ sở giáo dục trên địa bàn vùng DTTS và miền núi thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tạo không khí thi đua sôi nổi, tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao kỹ năng sống. Các nhà trường quan tâm tới việc tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho học sinh về vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản; chính sách, pháp luật về hôn nhân, gia đình; hệ lụy của nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Các cơ sở giáo dục không ngừng đổi mới hình thức tuyên truyền với nhiều cách làm phong phú, sáng tạo như: sân khấu hóa, thi vẽ tranh, hình ảnh trực quan, sinh động, phát tờ rơi, thông qua mạng xã hội, tập huấn kỹ năng truyền thông về giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống…

Một buổi sinh hoạt ngoại khóa của học sinh lớp 7A3, trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Hoàng Thu Phố, huyện Bắc Hà, Lào Cai, chủ đề tảo hôn được cô trò lựa chọn trong tiết học hôm nay. Vượt qua những e dè, ngại ngùng ban đầu, lớp học diễn ra hết sức sôi nổi và hào hứng, học sinh đều thể hiện những quan điểm về vấn đề này.

Cô giáo Vàng Thị Hồng Tuyến, giáo viên trường Phổ thông DTBT THCS Hoàng Thu Phố cho biết: Thông qua các tiết học ngoại khóa, cô đã lựa chọn chủ đề tảo hôn để tuyên truyền về những hệ lụy của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, những vấn đề giới tính, chăm sóc sức khỏe. Qua các tiết học này, học sinh đều nắm được và hứa sẽ trở thành những tuyên truyền viên về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đối với bạn bè, người thân và địa phương.

Thông qua các tiết học giáo viên đã lồng ghép tuyên truyền phòng chống tảo hôn
Thông qua các tiết học giáo viên đã lồng ghép tuyên truyền phòng chống tảo hôn

Em Chấu Thị Nha, học sinh lớp 7A3, trường Phổ thông DTBT THCS Hoàng Thu Phố chia sẻ: Buổi sinh hoạt ngoại khóa đã giúp em có thêm kiến thức về pháp luật về hôn nhân, gia đình; hiểu được tảo tôn và hôn nhân cận huyết thống là vi phạm pháp luật, gây ra hậu quả nặng nề về bản thân và gia đình.

Hầu hết học sinh vùng cao đều là con em đồng bào dân tộc thiểu số, nhận thức còn nhiều hạn chế. Bởi vậy, công tác tuyên truyền về phòng chống tảo hôn trong các trường học được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nội dung thể hiện phong phú, sinh động qua những câu chuyện tảo hôn có thật tại địa phương sẽ giúp các em nhận thức rõ hơn về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Ông Phạm Trung Thành, Hiệu trưởng trường Phổ thông DTBT THCS Hoàng Thu Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai cho biết: Nhà trường có đội tuyên truyền măng non, tuyên truyền qua phát thanh về phòng chống tảo hôn. Phát thanh thì học sinh nghe dần dần, “mưa dầm, thấm lâu” học sinh sẽ hiểu rõ hơn về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Cùng với đó, việc tạo môi trường để các em rèn luyện bản thân, phát triển kĩ năng và đào tạo nghề sẽ giúp các em suy nghĩ chín chắn hơn về vấn đề hôn nhân và công việc. Từ đó dần từ bỏ ý định tảo hôn.

Từ những kết quả đạt được thông qua các đợt tuyên truyền trong các trường học đã góp phần thực hiện mục tiêu của Tiểu dự án 2 về Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc Dự án 9 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021 đến 2025. Qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Liên Sơn ngày mới

Liên Sơn ngày mới

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) được triển khai tại tỉnh Ninh Thuận đã tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào dân tộc Raglay ở thôn Liên Sơn 2, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước. Cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đặc biệt quan tâm đồng hành cùng người dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ, tạo sinh kế, nâng cao đời sống cho đồng bào vùng khó khăn.
Tin nổi bật trang chủ
Gắn kết chặt chẽ việc học tập, làm theo Bác với xây dựng lực lượng Công an nhân dân

Gắn kết chặt chẽ việc học tập, làm theo Bác với xây dựng lực lượng Công an nhân dân

Chiều 19/5, Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và đánh giá kết quả thực hiện Quy định số 09-QĐ/ĐUCA ngày 19/5/2023 của Đảng ủy Công an Trung ương về chế độ học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 20:25, 19/05/2025
Chiều ngày 10/5/2025, tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Ban Phong tục thôn tổ chức Lễ hội Rija Nưgar đón mừng năm mới theo Chăm lịch. Nét độc đáo của Bỉnh Nghĩa là trong nghi lễ Rija Nưgar có hai tiểu lễ ở các làng khác không có, đó là hát đối đáp nam nữ (Adaoh pasa) và múa phồn thực (Tamia klai kluk) do các vị chức sắc và người dân tham gia thực hiện. Nghi lễ múa phồn thực thể hiện tư duy cặp đôi, âm dương hòa hợp, khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.
Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tin tức - Minh Nhật - 17:50, 19/05/2025
Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh Tuyên Quang, trong 24 giờ qua, trên địa bàn đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, báo động mức độ thiên tai ở cấp rất nguy hiểm, đồng thời cảnh báo nguy cơ sạt lở cao trong 6 giờ tới.
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 16:22, 19/05/2025
Dưới cái nắng tháng 5, chúng tôi trở lại vùng chồng lấn địa giới hành chính (ĐGHC) xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và xã Đăk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum). Hàng chục năm nay, người dân nơi đây bị cái nghèo đu bám do việc chồng lấn địa giới hành chính chưa được giải quyết.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 16:15, 19/05/2025
Theo thống kê của thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn hiện có khoảng 60 trường hợp nuôi tôm tự phát, trái phép trên đất nông nghiệp, đất dự án. Dù chính quyền địa phương đã có những giải pháp xử lý vi phạm, thế nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng này, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn, hiện UBND thị xã Nghi Sơn đang triển khai các giải pháp để giải quyết dứt điểm, tình trạng này.
Những dấu ấn sâu đậm và bài học sâu sắc trong lòng mỗi người dân Việt Nam từ sinh nhật Bác

Những dấu ấn sâu đậm và bài học sâu sắc trong lòng mỗi người dân Việt Nam từ sinh nhật Bác

Sự kiện - Bình luận - PV - 16:14, 19/05/2025
Suốt cuộc đời tận hiến cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa từng xem sinh nhật của mình là một ngày đặc biệt.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân tiêu biểu trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Kon Tum: Tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân tiêu biểu trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Trang địa phương - Ngọc Chí - 16:11, 19/05/2025
Sáng 19/5, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII "về đẩy mạnh Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân có thành tích xuất sắc trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2016 - 2025 và năm 2025.
Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 16:08, 19/05/2025
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức Lễ dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành.
Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Thời sự - Hoàng Quý - 16:07, 19/05/2025
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thời sự - Hoàng Quý - 16:06, 19/05/2025
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 16:05, 19/05/2025
Những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5 dương lịch, các làng Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận rộn ràng tổ chức đón mừng năm mới Chăm lịch 2025. Riêng làng Chăm Bỉnh Nghĩa tổ chức đón mừng năm mới với chuỗi hoạt động nghi lễ độc đáo, mang đậm sắc thái tâm linh cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình hạnh phúc. Nghi lễ đầu năm của người Chăm làng Bỉnh Nghĩa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021.