Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người Bí thư tận tụy, trách nhiệm ở làng Rềnh

Quỳnh Trâm - 05:25, 30/11/2023

Rời quân ngũ nghỉ hưu với quân hàm Trung tá Biên phòng, ông Phạm Văn Tôn trở về vùng quê nghèo làng Rềnh, xã Đồng Thịnh, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) sinh sống. Trăn trở với cái khó, sự vất vả của bà con trong thôn, ông Tôn luôn tích cực gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua ở phương. Đặc biệt, từ khi ông đảm nhiệm là Bí thư kiêm Trưởng làng Rềnh, từ sự tận tụy, trách nhiệm của ông, diện mạo làng Rềnh đang có nhiều thay đổi.

Từ suy nghĩ đến hành động của người đứng đầu

Về làng Rềnh một chiều đông đầy nắng, nhìn những con đường được trải bê tông phẳng lỳ, cảnh quan sạch đẹp, xanh mướt, đủ thấy bà con người Mường ở đây đã dành nhiều công sức để chăm lo cho diện mạo của thôn bản.

Làng Rềnh nằm ở trung tâm xã Đồng Thịnh, huyện Ngọc Lặc, có diện tích tự nhiên 540 ha, dân số có 125 hộ 505 khẩu, có 2 dân tộc anh em Kinh và Mường cùng chung sống, giao thông đi lại còn khó khăn nhất là vào mùa mưa bão. Nhân dân trong làng chủ yếu làm nông nghiệp, chăn nuôi và trồng rừng. Đến nay, thôn còn có 18 hộ nghèo và 32 hộ cận nghèo.

Trở về quê hương nghỉ hưu từ năm 2021, ông Phạm Văn Tôn (SN 1966, trú tại làng Rềnh, xã Đông Thịnh), là Trung tá Bộ đội Biên Phòng công tác tại đồn Biên phòng Na Mèo, huyện Quan Sơn, được Chi bộ, người dân làng Rềnh tín nhiệm bầu làm Bí thư kiêm trưởng thôn làng Rềnh.

Với vai trò và trách nhiệm của một người đứng đầu thôn, cũng là niềm trăn trở của một đảng viên, một người lính bộ đội cụ Hồ, ông Tôn cùng với Chi bộ thôn, hạ quyết tâm phải thay đổi diện mạo của làng với việc bắt tay xây dựng nông thôn mới.

Ông Tôn cùng Chi ủy chi bộ và Ban phát triển làng đã xây dựng kế hoạch cụ thể. Trưởng làng Phạm Văn Tôn đưa ra các phương án phân công các chi hội phụ trách từng đoạn đường để trồng hàng rào xanh, xây mương làng và lắp cột điện chiếu sáng. "Để người dân nghe theo, trước hết bản thân mình và các cán bộ, đảng viên phải làm trước. Sau một thời gian, người dân tin tưởng đã chung tay vào công việc nên đưa lại hiệu quả rõ rệt", ông Tôn nói.

Chủ trương xây dựng NTM, mở rộng đường làng, ngõ xóm để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân là chủ trương đúng. Tuy nhiên, khi mới triển khai thực hiện gặp không ít khó khăn, một số bộ phận người dân còn trông chờ, ỷ lại, sự vào cuộc của các tổ chức, chi hội trong làng không đồng đều, ý thức trách nhiệm chưa cao, một số cán bộ đảng viên chưa gương mẫu đi đầu...

Mô hình vườn sạch, nhà đẹp được người dân đồng tình tham gia
Mô hình vườn sạch, nhà đẹp được người dân đồng tình tham gia

Tuy nhiên, với sự kiên trì tuyên truyền, vận động bà con qua các cuộc họp thôn bản, thậm chí đến từng nhà để phổ biến cái lợi của việc xây dựng nông thôn mới với sự phát triển của thôn bản, người dân mới dần hiểu và đồng thuận ngheo theo. Nhiều người con làng Rềnh xa xứ nghe tin cũng đã hỗ trợ từ xa, gửi tiền ủng hộ xây dựng đường làng ngõ xóm. 

Nhờ đó, đến nay tuyến đường làng Rềnh trồng được 1250 mét hàng rào xanh, trồng cây xanh bóng mát, đường làng được mở rộng, có mương thoát nước gọn gàng ngăn nắp. Tuyến đường điện gồm 54 cột chiếu sáng xung quanh làng, trồng được 45 cây Sao Đen, và hơn 30 cây Lát dọc tuyến đường làng và khu nhà văn hóa, xây được một sân khấu ngoài trời và một khu vui chơi cho trẻ em, đổ được hơn 200m2 bê tông nhà văn hóa.

Huy động được sức mạnh của dân

Hiện làng Rềnh đang tiến hành đổ bể tông tuyến đường sáng xanh - sạch - đẹp để dự thi cấp huyện. San lấp làm đường nội đồng để thuận lợi cho việc đi lại sản xuất nông nghiệp và thủy sản, tu bổ sửa chữa các kênh mương tưới tiêu. Tổ chức dọn vệ sinh môi trường ngày chủ nhật sạch, chăm sóc tưới hàng rào xanh, xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường, diện mạo NTM được cải thiện, đời sống văn hóa của nhân dân không ngừng được nâng cao.

"Có được những kết quả trên, trong những năm qua, là do được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ xã và các đoàn thể chính trị xã hội của xã, sự đoàn kết, thống nhất và sự chủ động, sáng tạo trong công tác lãnh chỉ đạo của cấp ủy Chi bộ, Ban phát triển làng, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân làng Rềnh ", ông Phạm Văn Tôn phấn khởi.

Người dân làng Rềnh tham gia làm đường giao thông
Người dân làng Rềnh tham gia làm đường giao thông

Để phong trào xây dựng NTM phát triển bền vững, thực chất, đi vào đời sống người dân, theo ông Tôn, phải làm tốt công tác tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã để xây dựng các kế hoạch, hướng dẫn cụ thể triển khai thực hiện các phong trào kịp thời, sát với điều kiện thực tế của thôn làng.

Cùng với đó, đẩy mạnh công tác vận động quần chúng Nhân dân, đổi mới nội dung tuyên truyền dễ hiểu, phù hợp với trình độ, nhận thức của nhân dân, nội dung rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ để tổ chức triển khai thực hiện.

"Phải bám sát với nhân dân, nắm chắc tâm tư tình cảm của nhân dân, những vấn đề bức xúc của nhân dân phải được giải quyết dứt điểm có tình, đạt lý, đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước", ông Pham Văn Tôn chia sẻ.

Đánh giá cao những nỗ lực của trưởng làng Phạm Văn Tôn, cũng như sự đoàn kết của người dân làng Rềnh, ông Quách Văn Tưởng, Chủ tịch UBND xã Đồng Thịnh cho biết, trước đây đường làng Rềnh chỉ có 3,5m, dọc 2 bên đường lề đường đất lầy lội, hàng rào chưa được chỉnh trang. Thực hiện phong trào do huyện, xã phát động về xây dựng tuyến đường sáng, xanh, sạch, đẹp ngay sau khi được Đảng ủy, UBND xã triển khai kế hoạch, ông Phạm Văn Tôn đã tổ chức họp dân, đưa ra chủ trương từ huyện, xã xây dựng tuyến đường, sáng, xanh, sạch đẹp với hình thức huy động nhân dân đóng góp tiền, công sức để làm mương bê tông thoát nước, đổ bê tông thêm 2 bên lề đạt 5,5m. Vận động nhân dân đóng góp với số tiền trên 237 triệu đồng, huy động hàng nghìn ngày công với hình thức nhân dân tự làm, tự giám sát...

Ông Phạm Văn Tôn(người mặc áo trắng) được bà con làng Rềnh tín nhiệm trong công tác tuyên truyền vận động
Ông Phạm Văn Tôn(người mặc áo trắng) được bà con làng Rềnh tín nhiệm trong công tác tuyên truyền vận động

"Là Bí thư kiêm Trưởng làng Rềnh, bản chất anh bộ đội cụ Hồ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, ông Tôn luôn tích cực đi đến từng ngõ, gõ từng nhà nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân trên tinh thần lắng nghe, dân chủ, đã tạo được niềm tin trong Nhân dân. Đến nay, đời sống của người dân đã thay đổi rất nhiều, nhất là về nhận thức trong thực hiện nhà sạch, vườn đẹp, xây dựng tuyến đường sáng, xanh, sạch, đẹp. Vừa qua, ông Tôn được bầu đi dự Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2023 do huyện tổ chức", ông Tưởng cho hay.

Tin rằng, với uy tín và sự nhiệt huyết của Trưởng làng Phạm Văn Tôn, không lâu nữa, diện mạo của làng Rềnh sẽ ngày một khang trang, sạch đẹp hơn, và sẽ không còn tình trạng hộ nghèo, cận nghèo trong thôn nữa. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - H.Trường - 2 phút trước
Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu bảo tồn, xây dựng và phát triển Sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết số 40 về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Kinh tế - Minh Thu - 3 phút trước
Lần đầu tiên Việt Nam đã ký cam kết và bán được 10,3 triệu tấn tín chỉ carbon cho quốc tế, nhưng do vướng khung pháp lý, hiện vẫn còn dư 5,9 triệu tấn CO2 chưa tìm được đối tác để chuyển giao…
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều nội dung quan trọng

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều nội dung quan trọng

Thời sự - Hoàng Quý - 4 phút trước
Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Tin tức - Duy Chí - 9 phút trước
Tại xã Vill Rinh, huyện Pray Nup, tỉnh Shihanuk Vill, Vương quốc Campuchia, đoàn bác sĩ Tâm Việt thuộc Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức khám bệnh, xét nghiệm, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 1.167 kiều bào và người dân địa phương.
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 14 phút trước
Theo dự kiến, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV, năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/11, tại Nhà văn hóa lao động tỉnh. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc, góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa tiêu biểu của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 15 phút trước
Chiều 21/11, Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí - Phó trưởng Phòng khám Axan (đóng tại xã Axan, huyện Tây Giang, Quảng Nam), cho biết vừa kịp thời cứu sống 1 bệnh nhân nữ trên địa bàn ăn 6 lá ngón cùng lúc để tự tử.
Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Thể thao - Tào Đạt - 17 phút trước
Ngày 21/11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tổ chức Ngày hội đua vỏ lãi năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 70 năm sự kiện chuyến tàu tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Ngày hội thu hút hàng ngàn người dân trong và ngoài tỉnh đến theo dõi.
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 19 phút trước
Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đối thoại với nông dân

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đối thoại với nông dân

Trang địa phương - Mỹ Dung - 22 phút trước
Ngày 21/11, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Lãnh đạo tỉnh đối thoại với nông dân 2024, với chủ đề “Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất - kinh doanh, nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống Nhân dân khu vực nông thôn”. Hội nghị có sự tham gia của 250 đại biểu trên địa bàn toàn tỉnh.
Hoà Bình đánh thức tiềm năng phát triển du lịch vùng hồ

Hoà Bình đánh thức tiềm năng phát triển du lịch vùng hồ

Công tác Dân tộc - Lê Anh - 24 phút trước
Với những tiềm năng tự nhiên và văn hóa đa dạng, du lịch Hòa Bình có đầy đủ điều kiện “cất cánh”, mở ra nhiều cơ hội, để thu hút đông đảo khách trong nước, quốc tế đến trải nghiệm, khám phá. Từ đó đưa ngành du lịch trở thành động lực phát triển kinh tế quan trọng của tỉnh.