Không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, Đồn Biên phòng (ĐBP) cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên (Kiên Giang) còn chú trọng triển khai nhiều hoạt động, phần việc chăm lo cho đồng bào DTTS khu vực biên giới; phối hợp triển khai thực hiện công tác dân tộc theo kế hoạch giữa hai đơn vị Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) và Ban Dân tộc tỉnh ký kết. Tổng kết công tác năm 2023, đơn vị được xét là đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực tiêu biểu”.
Chỉ vài ba loại cây quanh vườn nhà, Thiếu tá, bác sĩ quân y Lê Anh Đức – Đồn biên phòng Tri Lễ (Quế Phong, Nghệ An), đã sáng chế ra bài thuốc dân gian giải độc lá ngón hữu hiệu. Chính anh cũng là người đã cấp cứu kịp thời, để nhiều cuộc đời thay đổi, nhiều cuộc sống hồi sinh với những hy vọng mới…
Ngay từ thời còn con gái, chị Húng Thị Luyến đã theo các bà, các mẹ học những câu dân ca Pà Thẻn. Tất cả phải tự nghe rồi thuộc bằng trí nhớ, tối về nằm lẩm nhẩm đọc, ghi vào một cuốn vở dày cộp. Gần đây, chị lọ mọ đi xe máy lên huyện ngồi nhờ máy tính của người thân để gõ văn bản lưu thành một file riêng. Chị bảo: “Có thế này thì không sợ con gián, con mối gặm mất trang vở, hao hụt cái chữ nữa. Mà tiện lắm! học trò có lúc đêm hôm cao hứng gọi hỏi đoạn này hát tiếp thế nào cô giáo ơi! Thế là mình dậy cầm cái điện thoại ấn 1 cái…. 2 giây sau là trò nhận được đầy đủ, nhớ bài ngay”. Hành trình làm cô giáo dạy hát dân ca của chị Húng Thị Luyến giản dị và đáng yêu như thế!
LTS: Đề án Tổng thể và Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 là dấu mốc lịch sử trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc. Để có được dấu mốc đó, Đảng, Nhà nước đã có những sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt chủ trương, không chỉ cho giai đoạn 2021 – 2030 mà còn định hướng dài hơi cho lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc, với tầm nhìn đến năm 2045.
Bằng tình nghề, tình thương yêu con trẻ, cô giáo Lò Thị Thầm (1992), dân tộc Thái, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Trung học Cơ Sở (PTDTBT THCS) Sín Chải (huyện Tủa Chùa, Điện Biên) đã nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, bám lớp, bám trường gieo con chữ và khơi dậy tinh thần học tập cho học sinh. Cô là một trong 68 giáo viên tiêu biểu toàn quốc được Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyên dương tại Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô năm 2022".
Làm du lịch, dịch vụ không còn xa lạ đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở vùng cao. Đặc biệt, đồng bào DTTS đã biết tận dụng thế mạnh từ mạng xã hội để quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch đến đông đảo du khách trong và ngoài nước. Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu của Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Là nghệ nhân cao tuổi của dân tộc Mường tỉnh Thanh Hóa, nhiều năm qua, bà Phạm Thị Tắng (80 tuổi, trú tại thôn Lỏ, xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa) đã dành nhiều tâm huyết để bảo tồn và phát huy giá trị của của Lễ hội Pồn Pôông - một Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Cùng với sự giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mường ở xứ Thanh luôn được đồng bào giữ gìn và phát huy trong đời sống văn hóa tinh thần.
Với phương châm “Nhà nước hỗ trợ, hộ gia đình tự làm”, những căn nhà mới được xây dựng đã góp phần tạo động lực cho các hộ gia đình đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn ở miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh An Giang được an cư, lạc nghiệp, từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.
Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống lâu đời, trong đó có 53 dân tộc thiểu số (DTTS), với hơn 14 triệu người (chiếm khoảng 14,7% dân số cả nước). Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định các dân tộc thiểu số là bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam và luôn coi trọng việc bảo đảm quyền chính trị, kinh tế, văn hóa; không phân biệt đối xử. Trong đó có quyền tham gia vào hệ thống chính trị Nhà nước, đặc biệt là đối với cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội.
Những năm qua, để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Gia Lai đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Việc triển khai Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS, miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) tại tỉnh Phú Thọ đã góp phần nâng cao nhận thức, hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em; góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.
Nhờ triển khai hiệu quả nhiều chương trình, chính sách dân tộc của Nhà nước, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 1: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đến nay, đời sống đồng bào dân tộc Mông tại huyện Quan Sơn đã “thay da đổi thịt”.
Đến với thôn Nà Ếch, xã Húc Động, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh), người dân trong thôn ai cũng biết đến chị Lục Thị Cọm (1982) - một trong số ít người “lưu giữ” được nhiều làn điệu soóng cọ của người Sán Chỉ nơi đây. Làn điệu soóng cọ từng có thời gian trầm lắng nhưng nhờ công sức, tâm huyết của những người Sán Chỉ như chị, nghệ thuật truyền thống này đã được vực dậy và dần phát triển như ngày nay.
Phú Yên được biết tới là một mảnh đất giàu tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch. Những năm gần đây, việc phát triển đa dạng các loại hình du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS ở Phú Yên đã và đang mang lại những hiệu quả tích cực…
Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị và các địa phương vùng DTTS, miền núi đã chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, giúp người dân từng bước nâng cao hiểu biết, kiến thức về pháp luật; tiếp cận kịp thời các dịch vụ tư vấn, trợ giúp pháp lý (TGPL); đảm bảo quyền lợi chính đáng hợp pháp cho các đối tượng được trợ giúp.
Với suy nghĩ, đầu tư cho việc học của con em là để xây dựng cuộc sống mới của bản, già làng Hồ Văn Hơn (sinh năm 1954), Phó Bí thư chi bộ, Trưởng bản Lâm Ninh, xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) đã hiến hơn 1.000m2 đất để xây trường. Nghĩa cử cao đẹp đó của già Hơn đã góp phần lan tỏa phong trào làm việc tốt, xây dựng bản văn hóa bên dòng sông Long Ðại.
Trước thực trạng tỷ lệ tử vong ở mẹ và trẻ sơ sinh còn cao, tỉnh Gia Lai đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp, trong đó tranh thủ nhiều nguồn lực từ các chương trình, dự án tài trợ, đặc biệt gần đây nhất là nguồn lực thực hiện các mục tiêu dự án trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), là cơ hội, động lực quan trọng từng bước thay đổi nhận thức, nâng cao sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em vùng đồng bào DTTS.
Nếu như ở đồng bằng, việc tích tụ ruộng đất để sản xuất lớn tương đối thuận lợi, thì ở miền núi, nhất là ở những địa bàn đặc biệt khó khăn, hình thức chuyển quyền sử dụng đất này phải bảo đảm những điều kiện pháp lý nhất định. Những ràng buộc pháp lý trong tích tụ ruộng đất ở miền núi là nhằm thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo đảm đất sản xuất cho đồng bào DTTS.
Lên huyện rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) độ này, chúng tôi được cảm nhận niềm hứng khởi của bà con dân bản về những giống cây trồng mới được mùa, được giá mà năng suất vượt trội. Hỏi ra mới hay, bà con vừa đưa giống lúa chất lượng cao VNR20 vào thâm canh. Rồi cả cây lạc nữa – một loại cây vốn quen với đất đai, khí hậu đồng bằng, quen với nếp canh tác của người dưới xuôi cũng đã ngược núi, ngược rừng mà vươn lên xanh tốt trên đỉnh Trường Sơn.
Bằng tất cả sự tự hào, Y Bây Kbuôr, Trưởng buôn Kmrơng prông A, xã Ea tu, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã giới thiệu với chúng tôi về chiêng tre (Ching Kram) một cách vô cùng thu hút: “Chiêng tre không chỉ đơn thuần là một nhạc cụ nghệ thuật thể hiện sự tài hoa của chủ thể sáng tạo ra nó, mà còn chứa đựng giá trị to lớn về mặt văn hóa tinh thần của người Ê Đê”.