Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đánh giá thực chất tồn tại, hạn chế (Bài 1)

Sỹ Hào - 07:17, 05/12/2023

LTS: Đề án Tổng thể và Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 là dấu mốc lịch sử trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc. Để có được dấu mốc đó, Đảng, Nhà nước đã có những sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt chủ trương, không chỉ cho giai đoạn 2021 – 2030 mà còn định hướng dài hơi cho lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc, với tầm nhìn đến năm 2045.

Cách đây 5 năm, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, Chính phủ đã có báo cáo về những kết qủa và tồn tại, hạn chế trong thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi. Từ những tồn tại, hạn chế đã được Chính phủ chỉ ra, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 74/2018/QH14 ngày 20/11/2018, là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng Đề án Tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, tạo nền tảng cho những bước tiến mạnh mẽ của lĩnh vực công tác dân tộc trong tình hình mới.

Giai đoạn 2016 – 2018, Chương trình 135 đã đầu tư 9.106 công trình, duy tu, bảo dưỡng 3.295 công trình; hỗ trợ trực tiếp cho 1,512 triệu hộ nghèo, cận nghèo, góp phần làm thay đổi diện mạo miền núi. (Trong ảnh: Bộ mặt nông thôn miền núi huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa thay đổi từ Chương trình 135 – Ảnh TL)
Giai đoạn 2016 – 2018, Chương trình 135 đã đầu tư 9.106 công trình, duy tu, bảo dưỡng 3.295 công trình; hỗ trợ trực tiếp cho 1,512 triệu hộ nghèo, cận nghèo, góp phần làm thay đổi diện mạo miền núi. (Trong ảnh: Bộ mặt nông thôn miền núi huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa thay đổi từ Chương trình 135 – Ảnh TL)

Chính sách hỗ trợ đồng bộ

Trước thời điểm ban hành Nghị quyết số 74/2018/QH14, Quốc hội khóa XIV đã xem xét, thảo luận báo cáo của Chính phủ đánh giá 03 năm (2016 – 2018) thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi. Báo cáo đã làm rõ những kết quả, cũng như những tồn tại, hạn chế trong thực hiện chính sách, nhận diện những vấn đề cấp bách ở vùng đồng bào DTTS và miền núi để Quốc hội đề ra quyết sách trong giai đoạn tới.

Cụ thể, trong Báo cáo số 526/BC-CP ngày 4/10/2018, Chính phủ cho biết, từ năm 2016 đến tháng 10/2018, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 41 văn bản đề cập đến việc ưu tiên phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi; trong đó có 15 chính sách trực tiếp, 36 chính sách chung có ưu tiên cho đồng bào DTTS và vùng đồng bào DTTS. 

Tính cả các chính sách đã ban hành trước đó, thì tại thời điểm báo cáo, có 118 chính sách đang còn hiệu lực triển khai ở vùng đồng bào DTTS và miền núi; trong đó có 54 văn bản chính sách trực tiếp, 64 văn bản chính sách chung có ưu tiên cho đồng bào DTTS, vùng đồng bào DTTS.

Với nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có những thay đổi căn bản, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; đời sống của đồng bào các DTTS được nâng lên rõ rệt. (Trong ảnh: Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Chiềng Mưng, xã Điền Thượng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa –Ảnh TL)
Với nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có những thay đổi căn bản, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; đời sống của đồng bào các DTTS được nâng lên rõ rệt. (Trong ảnh: Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Chiềng Mưng, xã Điền Thượng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa –Ảnh TL)

Nội dung chính sách trong giai đoạn 2016-2018 tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giảm nghèo (2 chương trình và 6 chính sách); phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản (9 chính sách); giáo dục đào tạo (5 chính sách), văn hóa (4 chính sách)… Các chính sách được ban hành, triển khai trong giai đoạn này nhằm giải quyết các nhu cầu cấp bách của hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn, như: đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, ổn định dân cư, phát triển sản xuất, phát triển KT-XH các dân tộc rất ít người… Ngoài chính sách của Trung ương, có 40 tỉnh/thành phố ban hành chính sách riêng để hỗ trợ phát triền KT – XH vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn.

Ngân sách nhà nước đã bố trí nguồn lực để thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS và miền núi. Chỉ riêng lĩnh vực giảm nghèo, từ năm 2016 – 2018, hơn 21.597 tỷ đồng đã được bố trí để triển khai các chương trình, dự án; khoảng 45.194 tỷ đồng vốn tín dụng chính sách đã được giải ngân cho trên 1,4 triệu hộ đồng bào DTTS…

Với nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có những thay đổi căn bản, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; đời sống của đồng bào các DTTS được nâng lên rõ rệt. Giai đoạn 2016 – 2018, các vùng có đông đông đồng bào DTTS có mức tăng trưởng kinh tế cao hơn bình quân chung cả nước; trong đó Tây Bắc tăng trưởng 8,4%/năm; Tây Nguyên là 8,1%/năm; Tây Nam bộ là 7,3%/năm…. Diện mạo nông thôn miền núi có nhiều khởi sắc; trong 4.179 xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi (theo Quyết định số 582/QĐ-TTg), tính đến tháng 8/2018 đã có 1.052 xã đạt chuẩn nông thôn mới…

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã quyết nghị giao Chính phủ xây dựng Đề án Tổng thể đầu tư phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. (Ảnh TL)
Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã quyết nghị giao Chính phủ xây dựng Đề án Tổng thể đầu tư phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. (Ảnh TL)

Nhiều tồn tại cần tháo gỡ

Mặc dù đã đạt được những thành tựu ấn tượng, nhưng Báo cáo số 526/BC-CP ngày 4/10/2018 của Chính phủ cũng thẳng thắn nhìn nhận, việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn tồn tại, hạn chế nhất định. Trong đó, một số chính sách không đạt được mục tiêu các đề án, chính sách đã được phê duyệt; một số vấn đề cấp bách trong đồng bào DTTS (Di cư tự phát, thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt,...) giải quyết chưa hiệu quả, đời sống của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn…

Đặc biệt, vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn là “lõi nghèo” của cả nước. Báo cáo số 526/BC-CP của Chính phủ cho biết, tính đến cuối năm 2017, còn gần 865 nghìn hộ nghèo DTTS, chiếm 52,66% tổng số hộ nghèo cả nước. Cá biệt có một số tỉnh có tỷ trọng hộ nghèo DTTS/tổng số hộ nghèo cao trên 80%, như: Cao Bằng (99,5%), Hà Giang (99,3%), Lai Châu (98,7%), Điện Biên (98,6%), Bắc Kạn (95,3%), Lào Cai (92,2%), Lạng Sơn (94,1%), Kon Tum (92,6%), Gia Lai (86,86,5%)…; chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, các nhóm dân cư chưa được thu hẹp, thu nhập bình quân của đồng bào DTTS chỉ bằng 1/5 bình quân chung cả nước.

Báo cáo số 526/BC-CP của Chính phủ cũng đã chỉ rõ nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong đó, bên cạnh việc bố trí nguồn lực thực hiện chính sách dân tộc còn thấp thì một nguyên nhân cốt lõi là một bộ phận cấp ủy, chính quyền địa phương chưa đặt đúng tầm, vị trí, vai trò của công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc do cơ chế bảo đảm thực thi chính sách, pháp luật về DTTS chưa được điều chỉnh ở tầm Luật mà chỉ ở tầm chính sách hoặc văn bản dưới luật; dù có nhiều chính sách nhưng riêng lẻ, phân tán, mỗi chương trình, đề án thuộc các Bộ, ngành có cơ chế quản lý khác nhau nên rất khó lồng ghép;…

Với nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có những thay đổi căn bản, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; đời sống của đồng bào các DTTS được nâng lên rõ rệt.
Với nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có những thay đổi căn bản, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; đời sống của đồng bào các DTTS được nâng lên rõ rệt.

Từ báo cáo của Chính phủ đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã thảo luận kỹ lưỡng để đề ra quyết sách tạo đột phá phát triển vùng “lõi nghèo” của cả nước. Quán triệt chủ trương nhất quán của Đảng về công tác dân tộc, căn cứ tình hình KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, ngày 20/11/2018, trong Nghị quyết số 74/2018/QH14, Quốc hội khóa XIV đã quyết nghị giao Chính phủ xây dựng Đề án Tổng thể đầu tư phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn, trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2019) để thực hiện từ năm 2021 (gọi tắt là Đề án Tổng thể).

Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, ngay sau kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, Ủy ban Dân tộc đã khẩn trương, chủ động phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng Đề án Tổng thể. Một trong những yêu cầu khi xây dựng Đề án Tổng thể, là phải giải quyết triệt để những tồn tại, hạn chế trong thực chính sách dân tộc của giai đoạn trước, nhất là xóa “khoảng trống” chính sách do hệ thống chính sách thường được ban hành theo nhiệm kỳ.

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh nội dung này trong bài viết tiếp theo.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Liên Sơn ngày mới

Liên Sơn ngày mới

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) được triển khai tại tỉnh Ninh Thuận đã tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào dân tộc Raglay ở thôn Liên Sơn 2, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước. Cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đặc biệt quan tâm đồng hành cùng người dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ, tạo sinh kế, nâng cao đời sống cho đồng bào vùng khó khăn.
Tin nổi bật trang chủ
Về nơi

Về nơi "đệ nhất danh trà"

Media - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Xã Tân Cương. TP. Thái Nguyên là vùng đất nổi tiếng với những đồi chè tươi tốt, với hương vị đặc trưng và chất lượng vượt trội. Chính mảnh đất này đã góp phần tạo dựng nên tên tuổi “Thái Nguyên - Đệ nhất danh trà".
Giữ vững tâm thế, hình ảnh cán bộ tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới

Giữ vững tâm thế, hình ảnh cán bộ tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới

Tin tức - Thuỳ Trang - Phan Anh - Phương Linh - 1 giờ trước
Đó là phát biểu của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Dương Quyết Thắng tại Hội nghị trực tiếp kết hợp với trực tuyến từ Trung ương đến Phòng giao dịch cấp huyện về triển khai nhiệm vụ quý II/2025 của NHCSXH diễn ra vào sáng 04/4.
Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Công tác Dân tộc - Thanh Phong - 1 giờ trước
Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.
Mang thanh xuân lên miền biên ải

Mang thanh xuân lên miền biên ải

Xã hội - Thanh Hải - 1 giờ trước
Tôi chưa từng trải qua niềm phơi phới của những con người trẻ, mang thanh xuân lên miền biên ải để lập thân lập nghiệp. Nhưng khi gặp gỡ rồi giã biệt về xuôi, trong tôi cũng đã bừng lên khát vọng cống hiến và dấn thân; như những ca từ bay bổng, lãng mạn mà mình đã từng ngân nga: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta. Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tuổi 8X thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm từ nghề làm nước mắm gia truyền

Tuổi 8X thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm từ nghề làm nước mắm gia truyền

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Dù đang có công việc tại Đà Nẵng với thu nhập ổn định, tuy nhiên anh Phạm Văn Bình (38 tuổi, ở xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đã quyết định về quê để phát triển nghề làm nước mắm gia truyền của gia đình. Với doanh thu mỗi năm hơn 4 tỷ đồng, anh không chỉ có thu nhập khá, mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở quê hương.
Niềm vui trong những ngôi nhà “3 cứng”

Niềm vui trong những ngôi nhà “3 cứng”

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 có lẽ sẽ trở thành cái Tết không thể nào quên đối với nhiều hộ đồng bào DTTS ở tỉnh Quảng Bình. Bởi những ngày cận Tết, hàng loạt ngôi nhà “Đại đoàn kết” đủ tiêu chuẩn “3 cứng” đồng loạt hoàn thành, bàn giao để đồng bào kịp dọn về nhà mới.
Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Du lịch - Xuân Nhi - 1 giờ trước
Những cây cầu thô sơ như cầu tre, cầu khỉ, cầu dừa từng là dấu ấn không thể thiếu trong đời sống của người dân miền Tây Nam Bộ. Qua bao thăng trầm, những cây cầu ấy không chỉ là phương tiện giao thông mà còn trở thành biểu tượng văn hóa, in sâu trong ký ức của nhiều thế hệ.
Kon Tum: 28 năm 6 tháng tù giam cho 4 đối tượng tàng trữ và mua bán trái phép chất ma túy

Kon Tum: 28 năm 6 tháng tù giam cho 4 đối tượng tàng trữ và mua bán trái phép chất ma túy

Pháp luật - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Sáng 4/4, Tòa án nhân dân huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức xét xử sơ thẩm vụ án “Tàng trữ trái phép chất ma túy” và “Mua bán trái phép chất ma túy”, theo quy định tại Điều 249 và Điều 251, Bộ luật Hình sự.
Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ có hơn 300 đồng bào, nghệ nhân tham gia

Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ có hơn 300 đồng bào, nghệ nhân tham gia

Tin tức - Ngọc Vân - 1 giờ trước
Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức trong 04 ngày (từ ngày 17 - 20/4/2025) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.