Tại vùng DTTS miền núi Thanh Hóa, trong điều kiện thiếu thốn cơ sở hạ tầng, chất lượng y tế đang còn nhiều hạn chế, vai trò của những cô đỡ thôn bản trở nên hết sức quan trọng. Họ là lực lượng trực tiếp theo dõi, chăm sóc sức khỏe sinh sản của các bà mẹ và trẻ em vùng DTTS miền núi. Cô đỡ thôn bản được xem là "cánh tay nối dài" của ngành y tế ở cơ sở.
Những năm qua, Nghệ An đã có nhiều chủ trương, chính sách và nỗ lực của cả hệ thống chính trị nhằm hỗ trợ phụ nữ vùng DTTS trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và bảo đảm quyền của phụ nữ. Trong đó, với mục tiêu quyết tâm cao nhất là xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho hội viên.
Văn hóa cồng chiêng cùng các làn diệu dân ca, nghề dệt thổ cẩm…. là những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào H’re cần được bảo tồn và phát huy. Tuy nhiên trước xu hướng đổi thay mạnh mẽ của cuộc sống hiện đại, vấn đề này vẫn còn gặp nhiều thách thức.
Trước đây, nông dân ở vùng DTTS tại tỉnh Trà Vinh hầu như chỉ quen với phương thức canh tác nhỏ lẻ, manh mún, ít quan tâm đến khái niệm liên doanh liên kết để sản xuất ra những sản phẩm hàng hóa. Thế nhưng, từ khi thành lập các hợp tác xã (HTX), họ đã dần thay đổi tư duy và nhận thức trong quá trình sản xuất, qua đó góp phần tăng thu nhập để thoát nghèo bền vững.
Những năm gần đây, tại các huyện miền núi tỉnh Phú Yên đã chú trọng phát triển cây mắc ca, nhiều người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng mắc ca, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Phú Yên dành nguồn lực để hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng, phát triển sản xuất. Vì thế, cây mắc ca được kỳ vọng sẽ trở thành cây mở lối thoát nghèo bền vững cho người miền núi Phú Yên.
Nhờ nguồn kinh phí thực hiện Dự án 7 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) mà từ năm 2022 trở lại đây, công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An đã và đang đạt được những bước tiến mới.
Ngày 8/12/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 141/2020/NĐ-CP quy định chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên người DTTS. Kế thừa chính sách cử tuyển trong các giai đoạn trước, Nghị định số 141/2020/NĐ-CP quy định, UBND cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện thực tiễn của địa phương để tổ chức tiếp nhận và phân công công tác cho người được cử đi học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp.
Dân tộc Mảng là một trong 14 dân tộc thiểu số (DTTS) có số dân dưới 10.000 người và chỉ sinh sống duy nhất tại tỉnh Lai Châu, với gần 6.000 người, chủ yếu tại các huyện biên giới Nậm Nhùn, Sìn Hồ và Mường Tè. Thực hiện Dự án 6 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lai Châu đã, đang phục dựng, bảo tồn nhiều nét đẹp văn hóa của các DTTS nói chung, , dân tộc Mảng nói riêng.
Thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Trà Vinh luôn quan tâm, chú trọng công tác hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo (đặc biệt thuộc vùng đồng bào DTTS), giúp đồng bào “an cư – lạc nghiệp”. Đây không đơn thuần là việc triển khai một chủ chương, chính sách mà nó còn là một phong trào mang tính toàn dân, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, được Nhân dân đồng tình ủng hộ, đồng thời khơi dậy tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng.
Hiện nay, tỉnh Quảng Bình đang quan tâm chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai thực hiện tiểu dự án thúc đẩy khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn thuộc Dự án thứ 2 của Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS&MN. Trong đó, có nhiều nội dung quan trọng về hỗ trợ, khuyến khích thanh niên DTTS&MN khởi nghiệp, lập nghiệp, phát triển kinh tế tại địa phương.
Lạng Sơn là tỉnh miền núi có 5 huyện biên giới, 2 huyện nghèo; tỷ lệ người DTTS chiếm hơn 83% dân số toàn tỉnh, chủ yếu là dân tộc: Nùng, Tày, Dao, Sán Chay, Hoa, Mông. Trong thời gian qua, Lạng Sơn luôn đẩy mạnh thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần nâng cao đời sống người dân và thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân ở vùng DTTS.
Trong 2 năm 2022 và 2023, Quảng Trị được phân bổ hơn 638 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Từ nguồn lực này, nhiều công trình, dự án dân sinh đã được triển khai thực hiện, bước đầu đã phát huy hiệu quả, góp phần đưa vùng đồng bào DTTS và miền núi ở Quảng Trị khởi sắc.
Từ triển khai thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), đang góp phần làm thay đổi diện mạo huyện miền núi Tây Giang (Quảng Nam). Tuy nhiên hiện nay, địa phương này còn nhiều khó khăn trong giải ngân vốn sự nghiệp cho một số dự án. Đặc biệt, có một số dự án sử dụng nguồn vốn sự nghiệp có khả năng không giải ngân được.
Nhờ phát huy thế mạnh từ cây quế mà tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn chỉ còn 20,6% (năm 2022), giảm hơn 12% so với năm 2020. Nhiều hộ gia đình có thu nhập khá từ 50 - 100 triệu đồng/năm, chủ yếu là từ bán quế.
Thời gian qua, với nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ; tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã giảm rõ rệt. Có được kết quả này, bên cạnh việc triển khai các chính sách của Nhà nước về phòng, chống tảo hôn, thì vai trò của các tổ truyền thông cộng đồng là rất quan trọng.
Những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách ưu đãi đã giúp cho đồng bào DTTS, miền núi tại tỉnh Phú Yên có điều kiện phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng mô hình kinh tế phù hợp, giúp họ vươn lên thoát nghèo bền vững.
Một trong những yêu cầu khi xây dựng Đề án Tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi là phải giải quyết triệt để những tồn tại, hạn chế trong thực chính sách dân tộc của giai đoạn trước, nhất là xóa “khoảng trống” chính sách do tư duy nhiệm kỳ. Đây cũng là tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận số 65-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác dân tộc trong tình hình mới.
Trong những năm gần đây, bám sát các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tỉnh Bình Phước luôn dành sự quan tâm đặc biệt, chăm lo phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng DTTS và miền núi. Thông qua việc được đào tạo, nâng cao năng lực, đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Toàn tỉnh Bắc Giang có 523 Người có uy tín ở 523 thôn, bản thuộc 82 xã, của 6 huyện Họ là những người có kiến thức, trách nhiệm, tận tụy với việc chung, đóng vai trò “hạt nhân” trong tuyên truyền, vận động bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi xây dựng nông thôn mới, gìn giữ bản sắc văn hóa, bảo đảm an ninh trật tự.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) năm 2023, tỉnh Quảng Ngãi đã dành hơn 145 tỷ đồng để hỗ trợ sản xuất theo chuỗi giá trị cho các HTX, doanh nghiệp. Qua đó đã thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư, tạo sinh kế bền vững và mở hướng thoát nghèo cho đồng bào vùng DTTS và miền núi.