Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
Liên Sơn ngày mới

Liên Sơn ngày mới

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) được triển khai tại tỉnh Ninh Thuận đã tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào dân tộc Raglay ở thôn Liên Sơn 2, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước. Cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đặc biệt quan tâm đồng hành cùng người dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ, tạo sinh kế, nâng cao đời sống cho đồng bào vùng khó khăn.
Vĩnh Phúc: Tăng cường công tác truyền thông đẩy lùi tảo hôn

Vĩnh Phúc: Tăng cường công tác truyền thông đẩy lùi tảo hôn

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống khiến chất lượng dân số suy giảm, suy thoái nòi giống, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực, đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, việc xóa bỏ nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết luôn được các cấp ủy, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc quan tâm triển khai thực hiện.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 – Góc nhìn từ bố trí vốn

Triển khai Chương trình MTQG 1719 – Góc nhìn từ bố trí vốn

Với những điều chỉnh về tư duy làm chính sách, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021-2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg (Chương trình MTQG 1719) đã có bước tiến quan trọng trong việc bố trí nguồn vốn để triển khai trong thực tiễn. Nguồn vốn không chỉ được bố trí cho cả giai đoạn mà kế hoạch vốn trong từng năm cũng được giao sớm để các Bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện.
Quảng Trị: Vốn tín dụng chính sách tạo động lực cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo

Quảng Trị: Vốn tín dụng chính sách tạo động lực cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo

Những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách ưu đã đãi thực sự trở thành điểm tựa hỗ trợ cho người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS tại tỉnh Quảng Trị. Từ nguồn vốn vay ưu đãi, người dân đã có thêm điều kiện phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng mô hình kinh tế phù hợp, giúp họ vươn lên thoát nghèo bền vững.
Đổi mới tiếp cận hỗ trợ giáo dục cho học sinh DTTS: Thống nhất nội dung hỗ trợ (Bài 3)

Đổi mới tiếp cận hỗ trợ giáo dục cho học sinh DTTS: Thống nhất nội dung hỗ trợ (Bài 3)

Hiện có rất nhiều chính sách hỗ trợ giáo dục được triển khai ở vùng đồng bào DTTS và miền núi; tuy nhiên chưa có sự nhất quán trong nội dung chính sách, nhất là về mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ, hình thức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ. Do đó, việc thống nhất quy định về nội dung chính sách là cần thiết để phát triển giáo dục ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, bảo đảm sự công bằng trong thực thi chính sách.
Kon Tum: Chú trọng chăm lo sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Chú trọng chăm lo sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm thực hiện mục tiêu chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Dự án 7 trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, tỉnh Tỉnh Kon đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả như: khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho đồng bào DTTS, thực hiện đầy đủ các chính sách ưu tiên về y tế đối với đồng bào DTTS; chặm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em... Thực hiện tốt điều này cũng chính là góp phần bảo đảm quyền con người trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh KonTum trong thời gian qua.
Kết nối giao thương, thúc đẩy phát triển vùng DTTS

Kết nối giao thương, thúc đẩy phát triển vùng DTTS

Từ chủ trương, giải pháp mà huyện Đăk Glei (Kon Tum) đang thực hiện qua việc tổ chức các chợ phiên, giúp đồng bào DTTS trên địa bàn huyện có cơ hội kết nối mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm dược liệu, sản phẩm OCOP và gia súc. Qua đó giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất theo hướng hàng hóa, từng bước nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống.
Gỡ

Gỡ "rào cản" để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở khu vực miền núi

Hiện nay, ở địa bàn các huyện miền núi Thanh Hóa, lộ trình xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia vẫn đang đối mặt với nhiều nan giải, vẫn phải lực bất tòng tâm do thiếu vốn, thiếu giáo viên, đặc biệt là cơ sở vật chất và thiết bị dạy học chưa đảm bảo...
Thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao vị thế cho phụ nữ

Thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao vị thế cho phụ nữ

Thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đã chủ động triển khai các hoạt động truyền thông bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề bức thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi; truyền thông pháp luật, các chính sách hỗ trợ phụ nữ, trẻ em gái…
Trồng dược liệu giúp đồng bào DTTS ở Con Cuông vươn lên thoát nghèo

Trồng dược liệu giúp đồng bào DTTS ở Con Cuông vươn lên thoát nghèo

Từ những kết quả đã đạt được qua mô hình phát triển cây dược liệu đã cho thấy đây là một hướng đi đúng đắn, tạo thu nhập, sinh kế ổn định cho bà con DTTS trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
Ổn định dân cư để phát triển bền vững: Chấm dứt tình trạng di cư tự phát (Bài 2)

Ổn định dân cư để phát triển bền vững: Chấm dứt tình trạng di cư tự phát (Bài 2)

Những năm gần đây, nguồn lực đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, đã cơ bản giải quyết những vấn đề cấp bách ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, từ đó giúp đồng bào an tâm định canh, định cư. Tuy nhiên, ở một số địa phương, tình hình dân di cư tự phát (DCTP) vẫn chưa chấm dứt, số hộ dân đã di cư cần bố trí ổn định còn rất lớn.
Đổi mới tiếp cận hỗ trợ giáo dục cho học sinh DTTS: Tháo gỡ vướng mắc do điều chỉnh địa bàn (Bài 2)

Đổi mới tiếp cận hỗ trợ giáo dục cho học sinh DTTS: Tháo gỡ vướng mắc do điều chỉnh địa bàn (Bài 2)

Từ kết quả phân định trình độ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi theo từng giai đoạn, chính sách hỗ trợ giáo dục sẽ được thực thi tại những địa bàn đặc biệt khó khăn. Điều này dẫn tới tình trạng chính sách bị “ngắt quãng” do địa bàn thực hiện chính sách thường xuyên được điều chỉnh.
Ổn định dân cư để phát triển bền vững: Nhu cầu cấp bách từ thực tế (Bài 1)

Ổn định dân cư để phát triển bền vững: Nhu cầu cấp bách từ thực tế (Bài 1)

LTS: Sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, hạn chế di cư tự phát được xác định là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, đòi hỏi cả hệ thống chính trị đã vào cuộc để triển khai thực hiện. Đây cũng là một trong những nội dung và là giải pháp để thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Chương trình MTQG 1719).
Già Rơ Lan Níp làm “dân vận khéo

Già Rơ Lan Níp làm “dân vận khéo" để xây dựng quê hương

Bằng kinh nghiệm, sự ảnh hưởng của mình, già làng, Người có uy tín Rơ Lan Níp, làng Nhao 1, xã Ia Kênh, TP. Pleiku (Gia Lai) không chỉ tuyên truyền, vận động người dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mà còn tích cực vận động người dân chung tay xây dựng thôn làng ngày càng sạch đẹp, văn minh, phát triển.
Đắk Lắk: Phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tiếp sức cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững

Đắk Lắk: Phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tiếp sức cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững

Thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh các mô hình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) theo hướng liên kết sản xuất chuỗi giá trị. Qua đó tiếp sức cho người dân (đặc biệt là đồng bào DTTS) từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của địa phương.
Chuyển biến tích cực trong công tác xóa mù chữ ở Nghệ An

Chuyển biến tích cực trong công tác xóa mù chữ ở Nghệ An

Cùng với đói nghèo, lạc hậu thì tình trạng mù chữ và tái mù chữ ở Nghệ An vẫn đang là vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Dẫu vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng bằng rất nhiều nỗ lực của cả hệ thống chính trị, công tác xóa mù chữ ở Nghệ An đã đạt được những kết quả khả quan.
Nguồn vốn chính sách từ Chương trình MTQG 1719 - Cơ hội thoát nghèo cho người dân Bảo Lâm

Nguồn vốn chính sách từ Chương trình MTQG 1719 - Cơ hội thoát nghèo cho người dân Bảo Lâm

Nhờ nguồn vốn chính sách từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã giúp đồng bào DTTS huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững. Qua đó, đã tạo được niềm tin của người dân với Đảng, Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
Đồn Biên phòng Cửa khẩu Long Bình (An Giang): Vững vàng nơi tuyến đầu biên giới

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Long Bình (An Giang): Vững vàng nơi tuyến đầu biên giới

Không chỉ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, cán bộ, chiến sỹ đồn Biên phòng cửa khẩu Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang còn tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh. Qua đó, giúp chính quyền và nhân dân địa phương phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xứng đáng là “Lá cờ đầu” trong phong trào thi đua quyết thắng của BĐBP An Giang trong nhiều năm qua.
Phát triển bền vững vùng DTTS từ nguồn lực chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Minh Hóa

Phát triển bền vững vùng DTTS từ nguồn lực chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Minh Hóa

Minh Hóa là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Quảng Bình, đời sống của đồng bào DTTS nơi đây gặp nhiều khó khăn. Từ khi Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) được triển khai, đồng bào các DTTS có thêm nhiều nguồn lực hỗ trợ hiệu quả để phát triển bền vững.
Ghi nhận từ phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế ở xã biên giới Si Pa Phìn

Ghi nhận từ phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế ở xã biên giới Si Pa Phìn

Những năm gần đây, tại xã vùng cao biên giới Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ (Điện Biên), phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo diễn ra sôi nổi. Qua đó, từ phong trào nhiều chị em trong xã Si Pa Phìn vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.
Đầm Hà (Quảng Ninh): Nhiều mô hình giảm nghèo đang được nhân rộng trong vùng DTTS

Đầm Hà (Quảng Ninh): Nhiều mô hình giảm nghèo đang được nhân rộng trong vùng DTTS

Huyện Đầm Hà (tỉnh Quảng Ninh) được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) ở vùng cao, vùng DTTS tỉnh Quảng Ninh. Đặc biệt, việc tạo điều kiện phát triển các sản phẩm thế mạnh của địa phương, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả trong vùng đồng bào DTTS, đang góp phần ổn định cuộc sống, giảm tỉ lệ hộ nghèo cho người dân trên địa bàn.