Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Triển khai Chương trình MTQG 1719 – Góc nhìn từ bố trí vốn

Sỹ Hào - 11:40, 12/12/2023

Với những điều chỉnh về tư duy làm chính sách, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021-2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg (Chương trình MTQG 1719) đã có bước tiến quan trọng trong việc bố trí nguồn vốn để triển khai trong thực tiễn. Nguồn vốn không chỉ được bố trí cho cả giai đoạn mà kế hoạch vốn trong từng năm cũng được giao sớm để các Bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện.

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, hiện các địa phương đã thực hiện 4.948 công trình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi. (Trong ảnh: Khởi công xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho đồng bào DTTS xã Thanh An, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước )
Thực hiện Chương trình MTQG 1719, hiện các địa phương đã thực hiện 4.948 công trình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi. (Trong ảnh: Khởi công xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho đồng bào DTTS xã Thanh An, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước )

Kịp thời giao kế hoạch vốn

Ngày 11/12/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1603/QĐ-TTg về việc giao kế hoạch vốn ngân sách nhà nước năm 2024 cho các Bộ, cơ quan Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố. Trong đó, Ủy ban Dân tộc được giao 368,644 tỷ đồng để triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công (riêng vốn thực hiện Chương trình MTQG 1719 là 309,444 tỷ đồng).

Quyết định số 1603/QĐ-TTg cũng đã giao kế hoạch vốn ngân sách Trung ương cho các địa phương. Trong đó, đối với các tỉnh vùng đồng bào DTTS và miền núi, nguồn vốn được giao chủ yếu tập trung thực hiện Chương trình MTQG 1719.

Đơn cử như Hà Giang, ngân sách Trung ương năm 2024 bố trí cho tỉnh là hơn 2.594,6 tỷ đồng thì vốn thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn là 1.082,05 tỷ đồng. Ngoài ra, ngân sách địa phương của Hà Giang cũng đối ứng 1.308,14 tỷ đồng và được bổ sung thêm 460,75 tỷ đồng vốn nước ngoài để triển khai các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Trước đó, trong năm 2023, ngay sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 69/2022/QH15 ngày 11/11/2022 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch vốn tại Quyết định số 1513/QĐ-TTg, ngày 3/12/2023. Nguồn vốn ngân sách Trung ương giao trong năm này cho các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi cũng phần lớn tập trung triển khai các dự án thành phần của Chương trình MTQG 1719.

Chương trình MTQG 1719 làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi. (Trong ảnh: Công trình cứng hóa đường nội xóm Tân Sơn, xã Toàn Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình được triển khai từ Chương trình MTQG 1719)
Chương trình MTQG 1719 làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi. (Trong ảnh: Công trình cứng hóa đường nội xóm Tân Sơn, xã Toàn Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình được triển khai từ Chương trình MTQG 1719)

Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các Chương trình MTQG đạt được nhiều kết quả tích cực. Theo số liệu của Kho bạc Nhà nước, tính đến ngày 30/11/2023, với riêng lĩnh vực chi thường xuyên, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã thực hiện kiểm soát đạt 875.123 tỷ đồng, bằng 73,9% dự toán.

So với cùng kỳ năm 2022, cao hơn 47.061 tỷ đồng về giá trị. Theo ước tính của Kho bạc Nhà nước, đến ngày 31/01/2024, dự kiến lũy kế vốn đầu tư kiểm soát, thanh toán qua Kho bạc Nhà nước thuộc kế hoạch năm 2023, là 642.865,5 tỷ đồng, bằng 96,2% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước (kế hoạch là 668.508,1 tỷ đồng).

Đối với Chương trình MTQG 1719 cũng đang bước vào giai đoạn tăng tốc. Tính đến tháng 6/2023, giải ngân vốn đầu tư công Trung ương đạt 22%, đến tháng 9/2023 đạt 52%, nhiều địa phương giải ngân trên 60%. Nhờ nguồn vốn đã được dự toán, các vướng mắc về cơ chế, thủ tục từng bước được tháo gỡ nên tiến độ thực hiện các hoạt động thuộc Chương trình MTQG 1719 cơ bản hoàn thành mục tiêu đề ta.

Các địa phương đã triển khai 445 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, 402 mô hình phát triển sản xuất cộng đồng, 249 mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh tại vùng đồng bào DTTS và miền núi)
Các địa phương đã triển khai 445 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, 402 mô hình phát triển sản xuất cộng đồng, 249 mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh tại vùng đồng bào DTTS và miền núi)

Tạo đột phá trong phát triển

Theo số liệu của Văn phòng điều phối Chương trình MTQG 1719, hiện các địa phương đã thực hiện 4.948 công trình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi; hỗ trợ 489 hộ về đất ở, 14.760 hộ thiếu đất sản xuất. Ở các địa phương cũng đã khởi công được 116 dự án bố trí ổn định dân cư, trong đó 29 dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng; triển khai 445 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, 402 mô hình phát triển sản xuất cộng đồng, 249 mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh tại vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Nhờ đó, đời sống của người dân từng bước được cải thiện, kết quả thực hiện chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt và vượt mục tiêu của Chương trình MTQG. Theo báo cáo của Chính phủ, ước tính tỷ lệ hộ nghèo cả nước theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2023 còn 2,93%; tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 33%, giảm 5,62% so với năm 2022; ước tỷ lệ hộ nghèo DTTS còn khoảng 17,82%, giảm 3,2% so với năm 2022, đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao và tỷ lệ hộ nghèo trên 74 huyện nghèo giảm từ 4% - 5%.

Những kết quả đó cho thấy, sự đột phá mà Chương trình MTQG 1719 đã tạo ra trong việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Bởi, như đã nói ở trên, vốn giao cho các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi trong 2 năm gần đây, chủ yếu là để triển khai các dự án thành phần của Chương trình MTQG 1719.

Nguồn vốn ngân sách Trung ương giao cho các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi trong 2 năm gần đây chủ yếu là để triển khai các dự án thành phần của Chương trình MTQG 1719. (Trong ảnh: Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên khảo sát triển khai Chương trình MTQG 1719 tại huyện Võ Nhai)
Nguồn vốn ngân sách Trung ương giao cho các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi trong 2 năm gần đây chủ yếu là để triển khai các dự án thành phần của Chương trình MTQG 1719. (Trong ảnh: Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên khảo sát triển khai Chương trình MTQG 1719 tại huyện Võ Nhai)

Hay như tỉnh Sơn La, năm 2023, tổng kế hoạch vốn ngân sách Trung ương giao để Sơn La triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia: gần 1.064 tỷ đồng thì Chương trình MTQG 1719 là 780,453 tỷ đồng. Với nguồn lực từ các chương trình, dự án được triển khai kịp thời, hiệu quả đã góp phần để Sơn La đạt chỉ tiêu về giảm nghèo. 

So với cuối năm 2022, thì dự kiến hết năm 2023, Sơn La giảm gần 9.000 hộ nghèo (từ 52.883 hộ xuống còn 44.193 hộ); dự kiến tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 17,83% năm 2022 xuống còn 14,83%.

Theo đánh giá của Văn phòng điều phối Chương trình MTQG 1719, trong quá trình triển khai, các Bộ, ngành, địa phương nhận được sự ưu tiên đặc biệt của Quốc hội và Chính phủ trong quá trình triển khai, từ việc bố trí nguồn lực cho đến chỉ đạo thực hiện trong thực tế.

 Bên cạnh đó, Chương trình MTQg có sự ủng hộ của đông đảo tầng lớp Nhân dân cũng như chính quyền địa phương, người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi, từ đó tạo nên sức mạnh tổng hợp để triển khai hiệu quả các nội dung đầu tư, hỗ trợ thuộc phạm vi của Chương trình cũng như lồng ghép với các chương trình, dự án khác để gia tăng hiệu quả của chính sách. 

Trong Quyết định số 18/2023/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30/12/2021, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, địa phương được hỗ trợ vốn từ ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình MTQG 1719 chịu trách nhiệm bố trí vốn ngân sách địa phương giai đoạn 5 năm, cân đối vốn ngân sách địa phương hằng năm không thấp hơn mức vốn đối ứng thực hiện Chương trình tại địa phương. Trước đó, Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 chỉ yêu cầu, các địa phương bố trí đủ vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2021 – 2025; đối với các địa phương không bố trí đủ vốn đối ứng trong năm kế hoạch theo quy định, khi phân bổ kế hoạch năm sau, ngân sách Trung ương sẽ trừ tương ứng với số vốn đối ứng còn thiếu của địa phương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Liên Sơn ngày mới

Liên Sơn ngày mới

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) được triển khai tại tỉnh Ninh Thuận đã tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào dân tộc Raglay ở thôn Liên Sơn 2, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước. Cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đặc biệt quan tâm đồng hành cùng người dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ, tạo sinh kế, nâng cao đời sống cho đồng bào vùng khó khăn.
Tin nổi bật trang chủ
Sương muối gây ảnh hưởng, thiệt hại nhiều diện tích cà phê ở Sơn La

Sương muối gây ảnh hưởng, thiệt hại nhiều diện tích cà phê ở Sơn La

Kinh tế - Minh Nhật - 4 giờ trước
Đợt rét đậm diễn ra những ngày qua trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La đã xuất hiện sương muối gây ảnh hưởng, thiệt hại nhiều diện tích cà phê ở một số xã. Các cơ quan, đơn vị, ngành chuyên môn đang khẩn trương rà soát, triển khai các biện pháp, giải pháp phục hồi cây cà phê, giảm tối đa thiệt hại cho nông dân.
Thủ phủ quất miền Trung nhộn nhịp mùa Tết

Thủ phủ quất miền Trung nhộn nhịp mùa Tết

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 20:43, 15/01/2025
Hội An (Quảng Nam) được xem như “thủ phủ quất” của miền Trung, với hàng chục ngàn chậu được đưa đến tay khách hàng mỗi khi dịp Tết đến Xuân về. Riêng trong năm nay, với thời tiết thuận lợi, quất cảnh sinh trưởng tốt, đến nay thương lái đã đặt mua gần hết khiến cho nhiều chủ vườn phấn khởi.
Ngân vang điệu chèo dưới chân núi Đuổm

Ngân vang điệu chèo dưới chân núi Đuổm

Media - BDT - 20:00, 15/01/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 15/1/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Rực rỡ hoa Anh Đào cửa ngõ Cao nguyên đá Đồng Văn. Tết sớm về Én Cổ. Ngân vang điệu chèo dưới chân núi Đuổm. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Võ Bình Định trên hành trình trở thành Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại

Võ Bình Định trên hành trình trở thành Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 19:51, 15/01/2025
“Ai về Bình Định mà coi – Con gái Bình Định cầm roi đi quyền”. Không biết tự bao giờ câu ca ấy đi vào lòng người, với một nỗi thôi thúc về miền đất Võ. Võ cổ truyền Bình Định ra đời, tồn tại và phát triển song hành cùng lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc. Trải qua nhiều thế hệ lưu giữ, bồi đắp, nâng tầm, Võ cổ truyền Bình Định phát triển, lan tỏa rộng khắp, là kết tinh các giá trị tinh hoa dân tộc và là nét văn hóa đặc trưng của vùng đất Bình Định.
Xem nghệ nhân làng gốm trăm tuổi chế tác linh vật năm Ất Tỵ

Xem nghệ nhân làng gốm trăm tuổi chế tác linh vật năm Ất Tỵ

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 19:50, 15/01/2025
Những ngày giáp Tết, không khí Xuân nhộn nhịp ở làng gốm Thanh Hà, Tp. Hội An, Quảng Nam. Các nghệ nhân ở làng nghề cũng đang tất bật những công đoạn cuối cùng trong chế tác linh vật rắn bằng gốm để kịp trình làng.
Tín vật tình yêu của người Nùng

Tín vật tình yêu của người Nùng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay ngày 15/1/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Yên Bái biến "di sản" thành "tài sản". Rực rỡ sắc màu rừng Yok Don. Tín vật tình yêu của người Nùng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ninh Thuận: Hấp dẫn mùa nho kiểng Tết 2025

Ninh Thuận: Hấp dẫn mùa nho kiểng Tết 2025

Sản phẩm - Thị trường - Thái Sơn Ngọc - 19:48, 15/01/2025
Các vườn nho kiểng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận khẩn trương vào mùa cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng trong cả nước vui Xuân đón Tết cổ truyền dân tộc. Hàng ngàn chậu nho được chăm sóc chu đáo, cành mang nhiều chùm trái sẵn sàng “lên xe” đi khắp các tỉnh, thành phố trong dịp Tết Ất Tỵ 2025. Nho kiểng xuất xứ Ninh Thuận trở thành loài cây hấp dẫn góp mặt cùng thị trường hoa Tết được người tiêu dùng ưa chuộng.
Thanh Chương (Nghệ An): Trại lợn không phép “bức tử” hồ đập

Thanh Chương (Nghệ An): Trại lợn không phép “bức tử” hồ đập

Pháp luật - Phạm Tiến - 19:47, 15/01/2025
Hàng chục trại lợn lớn nhỏ với đủ thứ không: Không phép; Không hố Biôga xử lý chất thải… đang ngày đêm “bức tử” nhiều hồ đập ở xã Thanh Mai, huyện Thanh Chương (Nghệ An). Đáng buồn, dù đã biết nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa có phương án xử lý triệt để!
Sai lầm trong sinh hoạt, ăn uống, nhiều người trẻ mắc suy thận mạn

Sai lầm trong sinh hoạt, ăn uống, nhiều người trẻ mắc suy thận mạn

Sức khỏe - Minh Nhật - 18:20, 15/01/2025
Trung bình mỗi ngày, Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 30-40 bệnh nhân mới. Đáng chú ý, trong số những bệnh nhân nhập viện ngày càng có nhiều người dưới 30 tuổi.
An Nhơn (Bình Định): Công an vào cuộc điều tra vụ hàng trăm chậu cúc chết bất thường

An Nhơn (Bình Định): Công an vào cuộc điều tra vụ hàng trăm chậu cúc chết bất thường

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 18:18, 15/01/2025
Theo ông Bùi Văn Cư - Phó Chủ tịch Thường trực UBND thị xã An Nhơn (Bình Định), trước sự việc hàng trăm chậu hoa cúc chuẩn bị bán Tết của một hộ gia đình trên địa bàn bị chết bất thường, UBND thị xã đã chỉ đạo cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, xác minh vụ việc. UBND và Công an thị xã An Nhơn (Bình Định) huy động tối đa nguồn lực để kiểm tra, tìm nguyên nhân.
Giám đốc Sở Xây dựng được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Giám đốc Sở Xây dựng được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Trang địa phương - Duy Chí - 18:17, 15/01/2025
Ngày 14/1/2025, tại kỳ họp chuyên đề lần thứ 24 Khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Đồng Nai đã bầu ông Hồ Văn Hà - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh, giữ chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh.