Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tam Đường (Lai Châu): Thực hiện hiệu quả Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719

Hà Minh Hưng - 05:20, 12/12/2023

Thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) huyện vùng cao Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã và đang tích cực triển khai các hoạt động nhằm nâng cao năng lực, kiến thức cho các tâng lớp cán bộ, Nhân dân về bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS trên địa bàn gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

(CĐ LAI CHÂU) Tam Đường thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống
Màn trình diễn khèn Mông liên thế hệ với sự góp mặt của hơn 130 nghệ nhân diễn viên và học sinh trong Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông năm 2023.

Khôi phục bản sắc văn hóa các dân tộc

Trong suy nghĩ của nhiều người, lâu nay chỉ có vùng đất Bắc Hà (Lào Cai) mới có hội đua ngựa. Song tháng 9 vừa qua, trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa dân tộc Mông huyện Tam Đường năm 2023; Phòng Văn hóa Thể thao và Thông tin huyện Tam Đường phối hợp với xã Tả Lèng tổ chức Cuộc thi đua ngựa thu hút đông đảo người dân và các nài ngựa của 12 xã trong huyện tham gia.

 Sức hút của ngày hội nằm ngoài dự tính của ban tổ chức, đã có nhiều du khách quay xuôi vì tắc đường, nuối tiếc không được tham dự cuộc đua thú vị này. Có dịp trao đổi các cao niên đến dự hội mới biết, phong trào đua ngựa của đồng bào Mông các xã Tả Lèng, Giang Ma, Khun Há, Nùng Nàng đã cách đây hàng chục năm, nhưng gián đoạn một thời gian, nay mới khôi phục trở lại.

Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông huyện Tam Đường, ngoài những hoạt động thường niên, như các trò chơi dân gian, thi thể thao, giã bánh dày, tù lu, du khách đặc biệt ấn tượng với màn trình diễn khèn Mông của 3 thế hệ. Nghệ nhân Lý Páo Thào, xã Nùng Nàng bộc bạch: "Lần đầu tiên tại không gian thực cảnh có nhiều người xem tôi trình diễn khèn Mông. Cảm giác cùng các cháu nhỏ múa khèn giữa bốn bề mây núi, lúa vàng… mới thấy tự hào về giá trị văn hóa dân tộc mình được tôn vinh. Lần đầu tiên một màn trình diễn khèn Mông liên thế hệ, với sự góp mặt của hơn 130 nghệ nhân diễn viên và học sinh bậc THCS trên địa bàn huyện. Đó là sự tiếp nối, trao truyền tới thế hệ kế cận hôm nay...".

Cuối tháng 11 vừa qua, tại Tam Đường diễn ra Tuần Văn hóa và Du lịch với nhiều nội dung hấp dẫn thu hút du khách và Nhân dân. Nghệ nhân Lò Văn Chai cùng với đội văn nghệ xã Nà Tăm trình diễn lễ hội Cầu Mùa, một nghi lễ đặc sắc của đồng bào Lào diễn ra vào dịp khi cây lúa xuống đồng.

Cũng tại đây các nghệ nhân, những người nắm giữ di sản được dịp trình diễn những nét văn hóa tiêu biểu dân tộc Lào như, tục hát đối, múa xòe chiêng, se lanh, dệt vải và đặc biệt là tục nhuộm răng đen.

(CĐ LAI CHÂU) Tam Đường thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống 1
Lễ hội Nhảy lửa của dân tộc Dao Đầu Bằng bản Sì Thâu Chải thể hiện bản lĩnh của đàn ông dân tộc Dao trong việc chinh phục thiên nhiên.

Với người Dao ở Hồ Thầu, lễ hội Nhảy lửa là nét sinh hoạt văn hóa tinh thần hết sức phong phú và độc đáo. Theo quan niệm, thần lửa là vị thần linh thiêng nhất, lửa mang lại sự ấm áp cầu thần linh mang lại cho dân an vật thịnh, xua đuổi điều xui, đẩy lùi bệnh tật và và mang sức khỏe cho cộng đồng. Có lẽ, người vui nhất bản Sì Thâu Chải là ông Phàn A Nao, trong khuôn khổ Tuần Văn hóa, thầy Nao làm chủ lễ Nhảy lửa. Được biết, trước khi ngày hội khai mạc, ngày nào thầy Nao cũng say sưa chỉ dẫn các học trò tập luyện các động tác, nghi thức cho thuần thục.

Nhạc sỹ Lê Minh Cừ người có nhiều năm gắn bó với công tác bảo tồn văn hóa - Tổng đạo diễn Chương trình "Đại ngàn khoe sắc" trong Tuần Văn hóa- Du lịch huyện Tam Đường năm 2023 chia sẻ: "Đại ngàn khoe sắc" là chương trình nghệ thuật thực cảnh phản ánh đời sống văn hóa, "văn hóa tâm linh, sinh hoạt, lao động sản xuất…"; mỗi trích đoạn, hoạt cảnh, là một gam màu đa sắc được hòa quyện giữ thiên nhiên cùng những nét văn hóa tinh hoa các dân tộc huyện Tam Đường…"

Tiếp nối, trao truyền và hướng đế phát triển bền vững

Cứ đều đặn, cứ vào thứ tư hằng tuần, các em học sinh trên địa bàn xã Hồ Thầu lại khoác trên mình những bộ trang phục truyền thống và tập luyện diễn xướng những trích đoạn truyền thống như nghi thức trong Lễ Tủ cải, Lễ cưới, tục Nhảy lửa, những bài hát, vũ điệu, sử dụng nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình…

Thầy giáo Nguyễn Đình Diên, Hiệu trưởng trường TH&THCS xã Hồ Thầu cho biết: Năm học 2023 -2024, trường TH&THCS Hồ Thầu, có 531 học sinh, dân tộc Dao chiếm 99 %. Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục. Những năm gần đây, nhà trường đã lồng ghép giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc địa phương vào các tiết học và các hoạt động ngoại khóa. Qua đó, nâng cao ý thức cho học sinh trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đẩy mạnh phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

(CĐ LAI CHÂU) Tam Đường thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống 2
Lễ hội Cầu mùa của dân tộc Lào xã Nà Tăm, cầu mong một năm mưa thuận, giò hòa, mùa màng bội thu.

Thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719, Tỉnh ủy Lai Châu cùng các cấp cơ sở đã cụ thể hóa nhiều chỉ thị, Nghị quyết nhằm nâng cao năng lực bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS. Cụ thể như Nghị quyết số 04 của Tỉnh ủy Lai Châu về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. 

Đặc biệt là, Nghị quyết 59/2021 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Lai Châu về chính sách hỗ trợ bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021- 2025. Theo đó, mỗi CLB được hỗ trợ thành lập 41 triệu 500 nghìn đồng, đối với phục dựng lễ hội được hỗ trợ 80tr/một lễ hội. 

Thực hiện Nghị quyết số 03 - NQ/HU, ngày 10/9/2020 của BCH Đảng bộ huyện Tam Đường về phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Xã Bản Bo đã thành lập 13/13 đội văn nghệ quần chúng, thường xuyên luyện tập các tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Ngoài ra, xã thành lập được 03 câu lạc bộ sử dụng và trình diễn nhạc cụ dân tộc Lào, dân tộc Thái, dân tộc Mông...; phục dựng và duy trì 01 lễ hội truyền thống (Lễ hội Xòe chiêng).

Trong lĩnh vực di sản văn hóa, xã Bản Bo phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức 02 buổi truyền dạy đánh chiêng, thổi sáo cho 15 thành viên. Cùng với đó, hỗ trợ các nghệ nhân trong việc bảo tồn phát huy giá trị văn hóa phi vật thể. Tổ chức 01 lớp truyền dạy dân ca dân vũ tại bản Nà Cang cho 10 thành viên của CLB Dân ca múa dân tộc Lào…

Ông Đỗ Trọng Thi, Trưởng Phòng Văn hóa Thể thao và Thông tin huyện cho biết: "Xác định tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS. Những năm qua, huyện Tam Đường đã tập trung nỗ lực triển khai công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể các DTTS trên địa bàn huyện. Với những kết quả ban đầu, góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảo tồn văn hóa dân tộc, nhất là đối với thế hệ trẻ… ".

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Thời sự - Nhóm PV - 22:31, 25/07/2024
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người xếp hàng ngay ngắn, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Thời sự - Thúy Hồng - 21:51, 25/07/2024
Ngay từ sáng sớm ngày 25/7, dòng người từ TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận trong cả nước đã đến xếp hàng dọc các con phố dẫn tới Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội và quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để chờ được vào thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.