Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xúc tiến, quảng bá du lịch Lai Châu tại Bình Định

T.Nhân - 06:44, 10/12/2023

Chiều 9/12, Chương trình tọa đàm xúc tiến, quảng bá du lịch Lai Châu đã diễn ra tại TP. Quy Nhơn (Bình Định). Sự kiện này do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Lai Châu tổ chức, với mong muốn giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch Lai Châu tới du khách và Nhân dân tỉnh Bình Định và các tỉnh Nam Trung bộ.

Quang cảnh Chương trình tọa đàm
Quang cảnh Chương trình tọa đàm

Phát biểu chào mừng Chương trình tọa đàm, ông Trần Văn Thanh, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bình Định cho biết: Trong năm 2023, ngành Du lịch Bình Định đã tổ chức thành công hàng loạt các sự kiện hấp dẫn để chào đón mùa hè, mùa du lịch cao điểm của năm như: Lễ hội du lịch Bình Định năm 2023 “Quy Nhơn - Thiên đường biển - Rực rỡ Sắc màu”; Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần thứ VIII năm 2023; Triển lãm ảnh nghệ thuật “Du lịch Bình Định rực rỡ sắc màu”; Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV tại tỉnh Bình Định, năm 2023; sự kiện “Gặp gỡ Bình Định - Nhật Bản 2023” tại tỉnh Bình Định; triển khai chương trình kích cầu mùa du lịch thấp điểm năm 2023 …

Sở VHTT&DL Lai Châu và Sở Du lịch Bình Định ký kết Chương trình hợp tác phát triển du lịch
Sở VHTT&DL Lai Châu và Sở Du lịch Bình Định ký kết Chương trình hợp tác phát triển du lịch

Theo đó, trong năm 2023 ngành du lịch Bình Định ước đón hơn 5 triệu lượt khách, tăng 21,4% so với năm 2022; tổng thu du lịch trong năm 2023, ước đạt được 16.405 tỉ đồng, tăng 25% so với năm 2022.

Để đạt được điều đó, bên cạnh việc đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng; phát triển sản phẩm du lịch đa dạng hấp dẫn, thì ngành Du lịch Bình Định đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá và thu hút nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế tham gia đầu tư phát triển du lịch. Cùng đó, quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du khách và dần khẳng định thương hiệu Bình Định là điểm đến an toàn - trải nghiệm hấp dẫn.

Ngành du lịch Bình Định đã tập trung mở rộng phạm vi liên kết phát triển du lịch với các địa phương, tổ chức trong và ngoài nước như: Liên kết hợp tác phát triển du lịch 6 tỉnh Bình Định, Đắk Lắk, Gia Lai, Quảng Ngãi, Kon Tum và Phú Yên; liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; triển khai các thỏa thuận, chương trình hợp tác được ký kết giữa UBND tỉnh Bình Định, Sở Du lịch Bình Định với các doanh nghiệp: Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn TNHH Một thành viên (Saigontourist Group), Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines),Công ty cổ phần Tập đoàn Viettravel, Tổng Công ty Du lịch Hà Nội (Hanoitourist Corporation), Công ty TNHH DATRIP&FLC Biscom Korea (Hàn Quốc), Tổng cục Du lịch Thái Lan – Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh…

Các đại biểu thăm quan gian hàng trưng bày sản phẩm, ẩm thực của Lai Châu
Các đại biểu thăm quan gian hàng trưng bày sản phẩm, ẩm thực của Lai Châu

Tại Chương trình tọa đàm, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Lai Châu Trần Quang Kháng chia sẻ: Lai Châu có cảnh sắc thiên nhiên kỳ vĩ, hoang sơ, những cung đường huyền thoại (như đèo Ô Quy Hồ), những đỉnh núi cao thuộc tốp đầu của Việt Nam và Đông Nam Á: đỉnh Pu Si Lung 3083m, đỉnh Pu Ta Leng 3049m, đỉnh Bạch Mộc Lương Tử 3046m… với bạt ngàn sắc hoa đỗ quyên, thảm thực vật phong phú trong biển mây bồng bềnh. Hiện nay, Lai Châu đã có nhiều điểm du lịch nổi tiếng như: khu du lịch Cầu Kính Rồng Mây, khu du lịch Cổng Trời, khu hang động Pusamcap, điểm du lịch mạo hiểm dù lượn “Bay trên nóc nhà Đông Dương” gắn với trải nghiệm văn hoá bản Sì Thâu Chải, bản du lịch cộng đồng Sin Suối Hồ (đạt giải bản du lịch cộng đồng ASEAN năm 2023).

Lai Châu còn là vùng đất giàu truyền thống lịch sử - văn hoá trong suốt chiều dài phát triển của đất nước, nơi lưu giữ bảo vật quốc gia Bia đá cổ khắc ghi bài thơ trấn giữ biên cương của Vua Lê Thái Tổ; bản sắc văn hoá phong phú, đa dạng của 20 dân tộc cùng sinh sống; là cầu nối giữa hai điểm du lịch nổi tiếng Sa Pa và Điện Biên Phủ; con người hiền hoà, thân thiện và hiếu khách. Với tiềm năng và lợi thế đó Lai Châu đang trở thành điểm đến thu hút du khách và các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Điệu múa truyền thống của đồng bào DTTS tỉnh Lai Châu được biểu diễn tại Chương trình
Điệu múa truyền thống của đồng bào DTTS tỉnh Lai Châu được biểu diễn tại Chương trình

Tại tọa đàm, các đại biểu đã tập trung thảo luận, trao đổi giải đáp về chính sách du lịch của tỉnh Lai Châu; công tác xúc tiến, quảng bá du lịch giữa cơ quan quản lý nhà nước, Hiệp hội du lịch và doanh nghiệp du lịch hai tỉnh Lai Châu và Bình Định. Chương trình hôm nay là dịp để ngành du lịch hai tỉnh Lai Châu và Bình Định xây dựng mối liên kết, hợp tác trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch và trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý nhà nước.

Cũng tại Chương trình, Sở VHTT&DL Lai Châu và Sở Du lịch Bình Định ký kết chương trình hợp tác; Hiệp hội Du lịch Lai Châu và Hiệp hội du lịch Bình Định ký kết biên bản hợp tác.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Sống giữa vùng chồng lấn về địa giới hành chính, hàng trăm hộ dân Xơ Đăng ở thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) vẫn gồng mình bám đất, bám thôn để phát triển kinh tế, nuôi hy vọng về một ngày được ổn định nơi ăn, chốn ở. Tuy nhiên, để những nỗ lực ấy không mãi dở dang, vấn đề chồng lấn địa giới hành chính giữa hai tỉnh Quảng Nam – Kon Tum cần sớm được giải quyết dứt điểm, minh bạch.
Tin nổi bật trang chủ
Khi trường học rộn tiếng cồng chiêng

Khi trường học rộn tiếng cồng chiêng

Những vũ điệu xoang, tamya Arya, dăm dar… được các em học sinh người DTTS thể hiện bằng những động tác thật khỏe khoắn, dứt khoát, nhưng không kém phần uyển chuyển, duyên dáng, nhịp nhàng, hòa nhịp cùng tiếng trống, tiếng cồng chiêng, tiếng khèn bầu dìu dặt cuốn hút người xem. Bởi các điệu múa và thanh âm ấy như máu thịt, hồn cốt của đồng bào DTTS Tây Nguyên, hiện nay được nhiều trường học phổ thông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có ý thức gìn giữ và phát huy.
Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 7 phút trước
Sống giữa vùng chồng lấn về địa giới hành chính, hàng trăm hộ dân Xơ Đăng ở thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) vẫn gồng mình bám đất, bám thôn để phát triển kinh tế, nuôi hy vọng về một ngày được ổn định nơi ăn, chốn ở. Tuy nhiên, để những nỗ lực ấy không mãi dở dang, vấn đề chồng lấn địa giới hành chính giữa hai tỉnh Quảng Nam – Kon Tum cần sớm được giải quyết dứt điểm, minh bạch.
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 14 phút trước
Tình trạng chồng lấn địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Nam và Kon Tum khiến thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) rơi vào cảnh bị bỏ quên trong suốt nhiều năm. Hơn 1.000 người dân Xơ Đăng sinh sống tại đây đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là khó khăn về hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường học, trạm y tế và sóng điện thoại.
Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 20 phút trước
Hà Giang đang trở thành trung tâm du lịch tầm quốc gia và quốc tế bởi vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên, cuộc sống mộc mạc của cộng đồng 19 dân tộc và các giá trị văn hóa truyền thống còn lưu giữ nguyên vẹn. Để những giá trị ấy không chỉ được bảo tồn mà còn trở thành động lực phát triển, Hà Giang đang từng bước xây dựng mô hình du lịch dựa trên ba yếu tố: Bảo tồn bản sắc, chuyển đổi số và phát triển xanh bền vững.
Nghệ An: Khó khăn còn lại trên tuyến giao thông vào các xã vùng lòng hồ ở Tương Dương

Nghệ An: Khó khăn còn lại trên tuyến giao thông vào các xã vùng lòng hồ ở Tương Dương

Xã hội - An Yên - 23 phút trước
Dự án trọng điểm, sử dụng nguồn vốn thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 xây dựng đường vào các xã vùng lòng hồ thuộc huyện Tương Dương, góp phần cải thiện điều kiện đi lại cho người dân các xã vùng sâu vùng xa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Hơn hết, là hoàn thành tiêu chí xã “trắng” đường giao thông ở Nghệ An. Hiện nay, tuyến đường này chỉ còn lại một khó khăn duy nhất, là hạng mục cầu xây dựng hoàn toàn trên lòng hồ thủy điện.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Media - BDT - 25 phút trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn

“Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 21/5, có những thông tin đáng chú ý sau: “Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn. Chùa Phúc Sơn trên núi Phượng Hoàng. Gìn giữ và truyền dạy nghề thêu của người Dao Đỏ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sư Đoàn 320 trao gần 1,7 tỷ đồng hỗ trợ học sinh DTTS khó khăn vùng biên giới

Sư Đoàn 320 trao gần 1,7 tỷ đồng hỗ trợ học sinh DTTS khó khăn vùng biên giới

Xã hội - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Ngày 21/5, Sư Đoàn 320 (Quân đoàn 34) đã triển khai Chương trình “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em đến trường” tại 3 xã biên giới Ia Dom, Ia Nan và Ia Pnôn của huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.
Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân các xã khu vực miền núi thực hiện hoạt động bầu cử

Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân các xã khu vực miền núi thực hiện hoạt động bầu cử

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Sáng 21/5, trong phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, các Đại biểu Quốc hội bày tỏ đặc biệt quan tâm tới hoạt động bầu cử tại các xã sau khi thực hiện chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương thành 2 cấp, đặc biệt là các xã miền núi, vùng DTTS.
Đắk Nông: Kỷ luật cảnh cáo nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Đắk Nông: Kỷ luật cảnh cáo nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Pháp luật - Lê Hường - 1 giờ trước
Ngày 21/5, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Nông vừa ban hành Công văn số 715-CV/UBKTTU ngày 16/5/2025 về việc thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
Triển khai các Chương trình MTQG - Trợ lực đưa Bắc Trà My sớm thoát khỏi huyện nghèo

Triển khai các Chương trình MTQG - Trợ lực đưa Bắc Trà My sớm thoát khỏi huyện nghèo

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Những năm gần đây, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) – một trong những huyện miền núi còn nhiều khó khăn đang từng bước "thay da đổi thịt" nhờ vào việc triển khai quyết liệt các chương trình mục tiêu quốc gia. Điều này được minh chứng từ những con đường bê tông dẫn vào tận thôn làng, những mái nhà kiên cố mọc lên giữa sườn đồi, đến những mô hình phát triển sinh kế hiệu quả từ cây, con bản địa đang được nhân rộng...