Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đổi mới tiếp cận hỗ trợ giáo dục cho học sinh DTTS: Tháo gỡ vướng mắc do điều chỉnh địa bàn (Bài 2)

Khánh Thi - 16:06, 11/12/2023

Từ kết quả phân định trình độ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi theo từng giai đoạn, chính sách hỗ trợ giáo dục sẽ được thực thi tại những địa bàn đặc biệt khó khăn. Điều này dẫn tới tình trạng chính sách bị “ngắt quãng” do địa bàn thực hiện chính sách thường xuyên được điều chỉnh.

Giai đoạn 2021 – 2025, nhiều địa bàn đã ra khỏi danh sách xã khu vực III nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. (Trong ảnh: Nậm Tăm là xã khu vực I của huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu do đã đạt chuẩn nông thôn mới, nhưng đời sống kinh tế của đại đa số đồng bào DTTS trên địa bàn xã vẫn khó khăn)
Giai đoạn 2021 – 2025, nhiều địa bàn đã ra khỏi danh sách xã khu vực III nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. (Trong ảnh: Nậm Tăm là xã khu vực I của huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu do đã đạt chuẩn nông thôn mới, nhưng đời sống kinh tế của đại đa số đồng bào DTTS trên địa bàn xã vẫn khó khăn)

Thường xuyên điều chỉnh địa bàn

Trong nhiều chính sách hỗ trợ học sinh (HS), sinh viên người DTTS hiện hành, để được thụ hưởng chính sách thì một trong những điều kiện là bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú ở các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Tuy nhiên, địa bàn ĐBKK vùng đồng bào DTTS và miền núi thường xuyên thay đổi theo hướng giảm, theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) trong từng giai đoạn.

Theo Dự thảo Đề án “Hỗ trợ giáo dục học tập theo vòng đời cho trẻ em, học sinh, sinh viên người DTTS tại vùng DTTS và miền núi” (gọi tắt là Dự thảo Đề án) của Ủy ban Dân tộc (UBDT), từ năm 2012 đến nay, vùng đồng bào DTTS và miền núi đã 3 lần điều chỉnh địa bàn theo trình độ phát triển. Trong đó, giai đoạn 2012 – 2015, theo Quyết định số 447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013, vùng đồng bào DTTS và miền núi có 2.068 xã khu vực III và 18.280 thôn ĐBKK.

Sang giai đoạn 2016 – 2020, địa bàn ĐBKK vùng đồng bào DTTS và miền núi thay đổi theo chiều hướng giảm xã khu vực III, nhưng tăng số thôn ĐBKK so với giai đoạn 2012 - 2015. Cụ thể, theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/7/2017, toàn vùng có 1.935 xã khu vực III (giảm 133 xã); có 20.176 thôn ĐBKK (tăng 1.896 thôn).

Với nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, giai đoạn 2021 – 2025, số xã khu vực III vùng đồng bào DTTS và miền núi giảm sâu theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, toàn vùng chỉ còn 1.551 xã khu vực III, giảm 384 xã so với giai đoạn 2016 - 2020. Đồng thời, theo Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT, toàn vùng có 13.222 thôn ĐBKK, giảm 6.954 thôn so với giai đoạn trước.

Giai đoạn 2021 - 2025, toàn vùng đồng bào DTTS và miền núi sẽ có trên 700.000 nghìn HS thôi hụ hưởng các chính sách hỗ trợ đối với địa bàn ĐBKK. (Trong ảnh: HS tỉnh Điện Biên nhân gạo hỗ trợ theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP )
Giai đoạn 2021 - 2025, toàn vùng đồng bào DTTS và miền núi sẽ có trên 700.000 nghìn HS thôi hụ hưởng các chính sách hỗ trợ đối với địa bàn ĐBKK. (Trong ảnh: HS tỉnh Điện Biên nhân gạo hỗ trợ theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP )

Theo đánh giá của UBDT trong Dự thảo Đề án, việc xác định các địa bàn ĐBKK để tập trung nguồn lực đầu tư, hỗ trợ phát triển KT – XH là phù hợp với từng giai đoạn. Tuy nhiên, việc đầu tư giáo dục cho con người đòi hỏi một quá trình dài, liên tục, không ngắt quãng nên việc tiếp cận, thực thi chính sách hỗ trợ giáo dục theo các quyết định phân định khu vực là không hợp lý, tác động đến mục tiêu phát triển giáo dục của toàn vùng.

Đơn cử như giai đoạn 2021 - 2025, áp dụng Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 và Quyết định 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021, toàn vùng đồng bào DTTS và miền núi sẽ có trên 700.000 nghìn HS thôi thụ hưởng các chính sách hỗ trợ đối với địa bàn ĐBKK. Trong khi đó, đời sống của đồng bào DTTS vẫn còn khó khăn, nhất là sau thời gian dài bị tác động nặng nề bởi dịch bệnh Covid - 19, ảnh hưởng đến việc học tập của con em đồng bào DTTS.

Không tiếp cận theo phân định trình độ phát triển

Việc tiếp cận chính sách hỗ trợ giáo dục theo trình độ phát triển không chỉ tác động trực tiếp đến mỗi HS thụ hưởng chính sách mà còn ảnh hưởng đến việc duy trì, phát triển hệ thống trường PTDTNT, PTDTBT. Do địa bàn ĐBKK giảm, khó tuyển sinh đủ chỉ tiêu theo quy định nên một số trường không đủ điều kiện là trường chuyên biệt, phải chuyển đổi thành trường phổ thông.

Địa bàn ĐBKK giảm, nhiều trường chuyên biệt khó tuyển sinh đủ chỉ tiêu đào tạo. (Trong ảnh: Một giờ lên lớp ở Trường PTDTNT THCS Định Hóa, Thái Nguyên)
Địa bàn ĐBKK giảm, nhiều trường chuyên biệt khó tuyển sinh đủ chỉ tiêu đào tạo. (Trong ảnh: Một giờ lên lớp ở Trường PTDTNT THCS Định Hóa, Thái Nguyên)

Trong khi đó, Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 định hướng quy hoạch phát triển hợp lý các trường PTDTNT, đẩy mạnh phát triển mạng lưới trường PTDTBT. Tại Dự án 5 của Chương trình MTQG phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 1719/QDD-TT cũng có Tiểu dự án 1: “Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường PTDTNT, PTDTBT và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS”

Không những vậy, việc chính sách hỗ trợ giáo dục chỉ áp dụng cho địa bàn ĐBKK chưa thực sự công bằng với HS người DTTS ở các xã khu vực II, khu vực I. Thực tế cho thấy, rất nhiều HS người DTTS ở các xã khu vực I, khu vực II, nhất là ở những địa bàn giáp ranh với xã khu vực III, thôn ĐBKK, cũng có hoàn cảnh kinh tế gia đình rất khó khăn. Điều này khiến tình trạng HS người DTTS bỏ học xảy ra đều khắp ở các xã khu vực I, khu vực II và khu vực III.

Theo thống kê của UBDT trong Dự thảo Đề án, giai đoạn 2010 – 2021, chỉ tính ở cấp THPT, vùng đồng bào DTTS và miền núi có 69.345 HS bỏ học. Trong đó, ở các xã khu vực III có 37.877 HS, các xã khu vực II có 12.968 HS, các xã khu vực I có 18.500 HS. Tình trạng HS bỏ học nhiều sẽ khiến việc phân luồng sau THPT khó thực hiện hiệu quả; tỉ lệ học sinh trực tiếp tham gia lao động chưa qua đào tạo nghề cao, dẫn tới chất lượng nguồn lao động thấp.

Những hạn chế trong việc tiếp cận chính sách hỗ trợ giáo dục theo trình độ phát triển đã được các chuyên gia về giáo dục dân tộc nhận diện từ nhiều năm trước. Theo đó, nhiều ý kiến nhấn mạnh, việc áp dụng kết quả phân định theo trình độ phát triển để hoạch định chính sách hỗ trợ giáo dục ở vùng đồng bào DTTS và miền núi gặp nhiều khó khăn do thiếu tính ổn định. Đồng thời, do lấy tiêu chí chung là địa bàn ĐBKK để thực thi chính sách nên còn thiếu công bằng khi không xét đến những đặc điểm đặc thù của từng địa bàn.

Chính sách tổng thể nhằm bảo đảm mọi HS người DTTS đều có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục. (Trong ảnh: Thầy và trò Trường PTDTBT Tiểu học – THCS Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum)
Chính sách tổng thể nhằm bảo đảm mọi HS người DTTS đều có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục. (Trong ảnh: Thầy và trò Trường PTDTBT Tiểu học – THCS Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum)

Quán triệt quan điểm mọi HS người DTTS đều có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục, trong Dự thảo Đề án, UBDT đề xuất chính sách hỗ trợ giáo dục học tập theo vòng đời được thực hiện ở trên địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi, không phân biệt trình độ phát triển.

 Theo đó, đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ giáo dục học tập theo vòng đời là trẻ em, HS, sinh viên người DTTS tại vùng đồng bào DTTS và miền núi, đang học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thuộc các cấp học.

Trong Dự thảo Đề án, với mục tiêu hỗ trợ phát triển giáo dục ở vùng đồng bào DTTS và miền núi bảo đảm tính xuyên suốt, liên tục, UBDT đề xuất các chính sách theo từng giai đoạn học tập của trẻ em, HS, sinh viên người DTTS; từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp đến giáo dục đại học và sau đại học. 

Việc xây dựng một chính sách tổng thể, cũng là giải pháp để tháo gỡ vướng mắc trong thực thi chính sách hỗ trợ giáo dục ở vùng đồng bào DTTS và miền núi hiện nay do chưa có sự thống nhất về mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ, hình thức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ.

Việc thay đổi cách tiếp cận chính sách hỗ trợ giáo dục ở vùng đồng bào DTTS và miền núi không theo trình độ phát triển sẽ góp phần thực hiện mục tiêu của Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” tại Quyết định số số 1373/QĐ-TTg ngày 30/7/2021. Theo đó, Đề án phấn đấu đến năm 2030, 90% các tỉnh đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; phấn đấu 100% các tỉnh hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo; 70% các tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; 40% các tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh nội dung này trong số báo tiếp theo.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 7 giờ trước
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 14 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Du lịch - Minh Nhật - 10:00, 28/04/2024
Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.