Bạn đọc -
Nhóm PVĐT -
11:59, 07/01/2021 Khoảng 12 trường hợp công nhân bị dị ứng với dầu nhũ hóa gây ghẻ, lở; 72 công nhân mắc bệnh bụi phổi..., đối tượng nhiễm bệnh chủ yếu là lao động người DTTS. Nguyên nhân do đâu? Do chất lượng dầu nhũ hóa gây ra; do thiết bị bảo hộ lao động không đạt chuẩn hay vì nguyên nhân chủ quan nào? Dù chưa có câu trả lời, hay kết luận thỏa đáng của các cơ quan chức năng, nhưng đó là thực tế đang diễn ra tại một số công ty than trên địa bàn Quảng Ninh, trong đó nổi lên là ở Công ty Cổ phần Than Mông Dương, Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV).
Bạn đọc -
Nguyễn Thanh -
17:10, 05/01/2021 Sau lễ khởi công rình rang, ba đại dự án tại xã biên giới Thanh Thủy , huyện Thanh Chương có tổng mức đầu tư hơn 300 tỉ đồng, "ngốn" hơn 350ha đất đang bị bỏ hoang, ngập đầy cỏ dại. Hàng tỉ đồng đã đầu tư đang có nguy cơ “đổ sông đổ biển”, trong khi hàng trăm ha đất đang bị hoang hóa, lãng phí tài nguyên đất đai.
Bạn đọc -
Trọng Bảo -
16:49, 05/01/2021 Đối với những địa bàn vùng cao, vùng đồng bào DTTS, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn như Lào Cai, thì công tác xã hội hóa (XHH) giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng trong việc góp phần củng cố cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học. Tuy nhiên, với vụ tai nạn sập cổng trường nghiêm trọng tại điểm trường Bản Phung, xã Khánh Yên Thượng (huyện Văn Bàn), trước đó là vụ sập cổng trường tại Tằng Lỏong (huyện Bảo Thắng), thì việc quản lý đối với các công trình XHH nói chung, XHH trong lĩnh vực giáo dục nói riêng trở thành một vấn đề thực sự cấp thiết được đặt ra.
Bạn đọc -
Thanh Hải -
20:05, 03/01/2021 Hàng chục ngàn tấn rác tồn đọng từ lâu chưa được xử lý giữa lòng TP. Vinh, khiến cuộc sống hàng ngày của người dân xung quanh hết sức khốn khổ. Trong khi đó, số tiền hàng chục tỷ đồng dùng để xử lý “núi” rác thải này đã được UBND TP.Vinh quyết toán “khống” cho đối tác?!
Bạn đọc -
Quỳnh Trâm- Nguyễn Nam -
19:31, 31/12/2020 Dù chưa được cơ quan chức năng cấp phép để xây dựng nhà máy nước, nhưng Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ xây dựng môi trường nước sạch Hà Trung (Công ty Hà Trung) vẫn tự dựng trạm xử lý nước để bán cho hàng nghìn hộ dân.
Bạn đọc -
Lê Phương -
17:42, 25/12/2020 Ngày 23/12, UBND phường Ghềnh Ráng (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) cho biết, phường đã có văn bản báo cáo vụ việc ông Phan Phi Hổ, nguyên Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định (nghỉ hưu từ năm 2019) vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai để Đội Trật tự đô thị TP. Quy Nhơn, tham mưu trình UBND TP. Quy Nhơn ban hành quyết định xử phạt hành chính theo quy định. Điều dư luận quan tâm là, sau khi phạt hình chính thì công trình trái phép này sẽ bị xử lý như thế nào?
Bạn đọc -
Thiên An -
00:59, 25/12/2020 Mặc dù chưa được cấp có thẩm quyền cấp các thủ tục pháp lý như: Giấy phép xây dựng, chưa có hồ sơ thiết kế - thi công, chưa được chấp thuận về việc san - hạ mặt bằng đối với dự án… Tuy nhiên, Công ty cổ phần Tây phương cực lạc đã ồ ạt thi công dự án Viện dưỡng lão và Công viên tâm linh vĩnh hằng trên địa bàn xã Mông Hóa, TP. Hòa Bình.
Bạn đọc -
Lê Vũ – Lê Thuận -
00:11, 21/12/2020 Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển phản ánh việc tỉnh Bình Thuận giao “đất vàng” cho doanh nghiệp không qua đấu giá, làm thất thoát ngân sách nhà nước, nhóm phóng viên tiếp tục điều tra phát hiện nhiều dự án khác cũng vướng sai phạm. Theo đó, UBND tỉnh Bình Thuận đã ký Quyết định giao nhiều khu “đất vàng” cho doanh nghiệp thực hiện các siêu dự án một cách “thần tốc”, không hề thông qua đấu giá, không thực hiện đúng, đủ các quy định của pháp luật khiến dư luận vô cùng bức xúc.
Bạn đọc -
Lê Hoàng -
23:40, 20/12/2020 Chuyện lạ xảy ra giữa trung tâm TP. Hồ Chí Minh sầm uất, khi chủ cho thuê căn nhà của mình đến khi hết hạn hợp đồng thì không thể lấy lại tài sản. Điều trớ trêu là, người thuê đã không trả tiền, mà lại rước “người lạ” vào chiếm đoạt nhà và đập phá tài sản, thay đổi kết cấu, hiện trạng căn nhà.
Bạn đọc -
Thu Thảo -
23:31, 20/12/2020 Nhiều giáo viên đang công tác tại huyện miền núi Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa bất ngờ bị truy thu số tiền hỗ trợ mà họ đã nhận từ 9 tháng trước. Điều này khiến không ít người hoang mang khi phải tìm cách trả lại tiền.
Bạn đọc -
Phương Lê -
11:57, 17/12/2020 Báo Dân tộc và Phát triển số ra ngày 24/11/2020 có bài: “Biệt phủ” trái phép trong di tích danh thắng Ghềnh Ráng, chính quyền không hay biết?. Bài báo phản ánh việc ông Phan Phi Hổ, nguyên Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định ngang nhiên xây dựng công trình nhà ở kiên cố trái phép trong khu di tích Ghềnh Ráng. Sau khi báo đặng, chính quyền địa phương, cơ quan chức năng đã vào cuộc xác minh, kết quả đây là công trình xây dựng không có giấy phép và nằm trong vành đai bảo vệ di tích.
Bạn đọc -
Thanh Nguyễn -
10:35, 15/12/2020 "Chủ đầu tư thiếu trách nhiệm...", là khẳng định của chính quyền huyện Tương Dương trước thực tế “chây ì” giải quyết hậu tái định cư (TĐC) Thủy điện Khe Bố. Những năm qua, nhiều nội dung và hàng loạt vấn đề còn tồn tại chưa được chủ đầu tư thực hiện, đang đẩy cuộc sống người dân bị ảnh hưởng gặp rất nhiều khó khăn.
Bạn đọc -
Dân Tín Trọng -
16:01, 14/12/2020 Gửi đơn thư khiếu nại đến Báo Dân tộc và Phát triển, bà Nguyễn Thị Tuyết, sống tại khu phố Thịnh Văn 2, thị trấn Vân Canh (huyện Vân Canh) phản ánh, UBND thị trấn Vân Canh có dấu hiệu bịa đặt và vu khống cho bà khai thác cát trên sông Hà Thanh. Theo phản ánh của bà Tuyết, khi xử lý sự việc này, chính quyền đã không lập biên bản và không có bằng chứng rõ ràng, ảnh hưởng đến danh dự của bà.
Nhằm hạn chế tình trạng sạt lở bờ sông và đảm bảo công tác phòng chống lụt bão, UBND tỉnh Bình Định đã ra quyết định dừng tất cả các hoạt động khai thác cát từ ngày 1/10/2020 đến ngày 1/1/2021. Thế nhưng, lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của các địa phương, nhiều doanh nghiệp vẫn ngang nhiên khai thác cát, khiến cho dư luận bất bình.
Bạn đọc -
Lê Phương -
13:01, 30/11/2020 Để khuyến khích, hỗ trợ các hộ trồng rừng sản xuất, trợ cấp gạo cho hộ trồng rừng thay thế làm nương rẫy, Chính phủ đã ban hành Nghị định 75/2015/NĐ-CP về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2015 - 2020 (gọi tắt là NĐ 75). Tuy nhiên, đến nay, toàn tỉnh Khánh Hòa chỉ có 20 hộ được hưởng lợi từ việc trồng rừng theo Nghị định này.
Bạn đọc -
Thiên An -
09:59, 27/11/2020 Là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Xây dựng nhưng cố tình chây ì không chốt và trả sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động, vi phạm nghiêm trọng Bộ Luật lao động. Đó là những gì đang diễn ra tại Công ty Coma 1- Tổng Công ty cơ khí xây dựng Coma (Bộ xây dựng).
Bạn đọc -
Thanh Hải -
17:07, 25/11/2020 “Ngốn” hơn 11 tỷ đồng, ì ạch thi công hơn 13 năm và công trình đã xuống cấp nghiêm trọng… trong đó có một tuyến đường tại huyện Yên Thành (Nghệ An) chưa được quyết toán. Trái ngược với sự sốt sắng của chủ đầu tư trong việc phối hợp giải quyết, thì đơn vị thi công vẫn “im hơi lặng tiếng”. Người dân sinh sống nơi con đường đi qua đang ngày ngày khốn khổ mỗi khi phải đi trên con đường lởm chởm, lầy lội này.
Bạn đọc -
Phương Lê -
10:57, 24/11/2020 Gần đây, dư luận tỉnh Bình Định xôn xao về một công trình xây dựng trái phép nằm lọt trong khu vực bảo vệ Di tích quốc gia danh thắng Ghềnh Ráng, thuộc núi Xuân Vân, phường Ghềnh Ráng (TP. Quy Nhơn) mà không bị một cơ quan, ban ngành chức năng nào phát hiện, xử lý.
Bạn đọc -
Lê Phương -
16:06, 23/11/2020 Ông Võ Tấn Luyện, thương binh hạng 2/4, trú tại thôn Phú Hậu, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát (Bình Định) gửi đơn cầu cứu đến các cơ quan chức năng. Trong đơn, ông khiếu nại về việc đất ở và sản xuất của gia đình sử dụng từ lâu, không bị tranh chấp, không nằm trong dự án, bỗng dưng lại nhận được quyết định “Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả” và quyết định “Cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả”. Các quyết định này cưỡng chế, đập bỏ ngôi nhà mà ông đang sử dụng nhằm thu hồi đất khiến gia đình ông hoang mang.
Bạn đọc -
Đinh Hiển -
14:12, 18/11/2020 Để làm rõ những hành vi khuất tất của Chấp hành viên trong quá trình thi hành cưỡng chế tài sản gia đình Sú A Giểng, dân tộc Nùng, ở tổ 12, ấp Tân Lập 2, xã Cây Gáo, huyện Trảng Bom, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã nhiều lần liên hệ với Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Đồng Nai, đề nghị phối hợp cung cấp thông tin. Tuy nhiên cho đến nay, lãnh đạo Cục THADS tỉnh Đồng Nai vẫn im lặng, không trả lời báo chí.