Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trồng dược liệu giúp đồng bào DTTS ở Con Cuông vươn lên thoát nghèo

Đức Bình - 05:11, 12/12/2023

Từ những kết quả đã đạt được qua mô hình phát triển cây dược liệu đã cho thấy đây là một hướng đi đúng đắn, tạo thu nhập, sinh kế ổn định cho bà con DTTS trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.

Cánh đồng cà gai leo của người dân huyện Con Cuông
Cánh đồng cà gai leo của người dân huyện Con Cuông

Con Cuông là huyện miền núi với 80% dân số là người DTTS, bao gồm các dân tộc: Thái, Đan Lai, Tày, Nùng, Ê Đê, Khơ Mú và Hoa sinh sống tại 13 xã, thị trấn trong huyện. Nhiều năm trước đây, đồng bào chủ yếu dựa vào nông nghiệp trồng trọt manh mún, nhỏ lẻ nên đời sống gặp rất nhiều khó khăn.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cây trồng, năm 2020, xã Châu Khê được huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An chọn thí điểm xây dựng mô hình trồng cây dược liệu cà gai leo trên diện tích 1 ha, với 25 hộ dân thôn 2 Tháng 9 tham gia. Ngoài vật tư, phân bón, cây giống, các hộ dân còn được hỗ trợ kỹ thuật trồng và chăm sóc cà gai leo.

Do phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng, cà gai leo ở đây sinh trưởng, phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng. Đến nay, xã Châu Khê đã có khoảng 70 hộ dân trồng cà gai leo trên diện tích 6,5ha. Bình quân 1ha trồng cà gai leo sau khi trừ các khoản chi phí, người dân có thể thu lợi trên 100 triệu đồng, cao gấp 3-4 lần so với các loại cây khác. Nhờ trồng loại cây này mà nhiều người dân Châu Khê đã thoát nghèo, thậm chí vươn lên khá giả.

Ông Nguyễn Thế Dũng, ở thôn 2 Tháng 9 cho biết: Trước đây, người dân trồng các loại cây như sắn hay mía, không hiệu quả. Từ năm 2020, nhờ chuyển sang trồng cà gai leo, hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần. Thấy được hiệu quả kinh tế cao nên nhiều hộ dân thôn 2 Tháng 9 chuyển sang canh tác cà gai leo.

Ngoài tích cực tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi mô hình cây trồng để phát triển bền vững, chính quyền địa phương còn chú trọng phát triển sản xuất theo mô hình hợp tác xã. Huyện Con Cuông hiện có khoảng 37 hợp tác xã, trong đó có 17 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong số đó có một số hợp tác xã đã xây dựng được các kênh kết nối tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho các thành viên là người DTTS. Tiêu biểu trong số đó là Hợp tác xã cây con xã Chi Khê; Hợp tác xã Dịch vụ ăn uống du lịch cộng đồng, bản Khe Rạn; Hợp tác xã mây tre đan Bản Diềm, xã Châu Khê...

Cây cà gai leo đã mang lại thu nhập ổn định cho người dân
Cây cà gai leo đã mang lại thu nhập ổn định cho người dân

Đặc biệt, Hợp tác xã Dược liệu Pù Mát sản xuất theo chuỗi giá trị, từ sản xuất giống, trồng cây nguyên liệu đến sơ chế, chế biến thành các sản phẩm và đưa ra thị trường tiêu thụ, gồm trà dược liệu túi lọc và cao cà gai leo, giảo dây thìa canh; trà hoà tan dây thìa canh, cà gai leo; trà dược liệu giảo cổ lam.

Hợp tác xã Pù Mát hiện thu hút khoảng 130 thành viên là các hộ dân người DTTS tham gia vào chuỗi sản xuất với diện tích hơn 15 ha nguyên liệu và mục tiêu trong tới tiếp tục mở rộng lên 32 ha với 120 thành viên tại 7 xã trên địa bàn huyện. Từ ngày hình thành hợp tác xã đã mang lại hiệu quả cho bà con DTTS. Không chỉ cung cấp giống, kỹ thuật, mà Hợp tác xã còn đảm bảm bao tiêu sản phẩm, cả đầu vào và đầu ra cho bà con.

Cà gai leo là loại cây trồng mới ở vùng đất này nhưng hiệu quả kinh tế rất cao - bình quân năng suất đạt mức 35 tấn tươi/ha, tổng sản lượng trên 700 tấn/năm. Thông qua mô hình liên kết, Công ty CP Dược liệu Pù Mát đã tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho gần 200 hộ dân. Với giá thu mua 7.300 đồng/kg tươi, mỗi hecta cà gai leo cho doanh thu khoảng 240-270 triệu đồng, đem lại lợi nhuận cho người trồng 120-150 triệu đồng/năm.

Ông Phan Xuân Diện, Giám đốc Công ty CP Dược liệu Pù Mát cho biết, Công ty đang liên kết với người dân nhiều xã ở huyện Con Cuông trồng cây dược liệu. Việc cung cấp giống, kỹ thuật chăm sóc cũng như thu mua toàn bộ sản phẩm đều do Công ty đảm nhận.

Ngoài Châu Khê, tại huyện Con Cuông, cà gai leo còn được trồng nhiều tại các xã Lạng Khê, Thạch Ngàn, Chi Khê…

Với gần 1.000 loài quý hiếm, Nghệ An có nguồn dược liệu phong phú vào loại nhất cả nước, được phân bố chủ yếu ở các huyện miền núi như Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp... Những năm qua, việc trồng, chế biến cây dược liệu đã dần trở thành hướng đi góp phần nâng cao thu nhập cho người dân ở các huyện miền núi, nhất là vùng núi cao.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cà gai leo cho người dân
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cà gai leo cho người dân

Tỉnh Nghệ An phấn đấu đến năm 2030 sẽ phát triển ổn định gần 18.000 ha cây dược liệu. Để có thể đạt mục tiêu này, đưa dược liệu trở thành thế mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh, nâng cao đời sống người dân, nhất là ở các vùng còn khó khăn; ngoài tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, phát triển vùng nguyên liệu, có cơ chế đặc thù khuyến khích doanh nghiệp và người sản xuất dược liệu, thì tỉnh cũng cần quan tâm bảo vệ, bảo tồn nguồn gen quý, ứng dụng các tiến bộ KHKT, công nghệ cao để phát triển và mở rộng các loại có giá trị.

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3 (Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn I 2021 - 2025) về hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi, huyện Con Cuông được phân bổ 4,403 tỷ đồng. Đây sẽ là nguồn động lực lớn để huyện Con Cuông tiếp tục thực hiên mục tiêu phát triển mô hình cây dược liệu giúp bà con đồng bào DTTS trên địa bàn huyện có cơ hội thoát nghèo, ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Liên Sơn ngày mới

Liên Sơn ngày mới

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) được triển khai tại tỉnh Ninh Thuận đã tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào dân tộc Raglay ở thôn Liên Sơn 2, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước. Cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đặc biệt quan tâm đồng hành cùng người dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ, tạo sinh kế, nâng cao đời sống cho đồng bào vùng khó khăn.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Sáng 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và có cuộc làm việc về chuẩn bị tổ chức tại đây Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Trang địa phương - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Sáng 19/5, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 3 giờ trước
Dưới cái nắng tháng 5, chúng tôi trở lại vùng chồng lấn địa giới hành chính (ĐGHC) xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và xã Đăk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum). Hàng chục năm nay, người dân nơi đây bị cái nghèo đu bám do việc chồng lấn địa giới hành chính chưa được giải quyết.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 3 giờ trước
Theo thống kê của thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn hiện có khoảng 60 trường hợp nuôi tôm tự phát, trái phép trên đất nông nghiệp, đất dự án. Dù chính quyền địa phương đã có những giải pháp xử lý vi phạm, thế nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng này, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn, hiện UBND thị xã Nghi Sơn đang triển khai các giải pháp để giải quyết dứt điểm, tình trạng này.
Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 3 giờ trước
Trong những năm qua, được sự quan tâm hỗ trợ về vật chất, động viên tinh thần, bồi dưỡng kiến thức của các địa phương, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã và đang phát huy mạnh mẽ vai trò trên nhiều lĩnh vực.
Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 3 giờ trước
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức Lễ dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Thời sự - Hoàng Quý - 3 giờ trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thời sự - Hoàng Quý - 3 giờ trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 3 giờ trước
Những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5 dương lịch, các làng Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận rộn ràng tổ chức đón mừng năm mới Chăm lịch 2025. Riêng làng Chăm Bỉnh Nghĩa tổ chức đón mừng năm mới với chuỗi hoạt động nghi lễ độc đáo, mang đậm sắc thái tâm linh cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình hạnh phúc. Nghi lễ đầu năm của người Chăm làng Bỉnh Nghĩa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021.
Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Sự kiện - Bình luận - Hồng Phúc - 8 giờ trước
Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là kim chỉ nam, là nguồn cảm hứng bất tận cho thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thanh niên các dân tộc thiểu số (DTTS). Được sinh ra và lớn lên trong hòa bình, mang trong mình niềm tự hào dân tộc và lý tưởng cống hiến, nhiều bạn trẻ đã không ngừng học tập, rèn luyện để viết tiếp khát vọng mà Bác Hồ từng gửi gắm: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang... chính là nhờ công học tập của các cháu".
Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên (Hà Nội)

Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên (Hà Nội)

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Sáng 19/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa) với tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng.