Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đồng bào Dao giữ nghề thuốc Nam truyền thống

Chí Tín - Vũ Mừng - 05:29, 23/11/2023

Với kho tàng kiến thức phong phú về các loại dược liệu phương Nam, từ lâu nghề bốc thuốc chữa bệnh đã gắn bó với cuộc sống của đồng bào người Dao quần chẹt tại xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội. Cùng với kinh nghiệm làm thuốc gia truyền, hiện nay, con em đồng bào ở đây đã tích cực theo học các lớp về Đông y để bổ sung những kiến thức mới; mở rộng quy mô, tổ chức theo mô hình hợp tác xã để đưa nghề truyền thống lên một tầm cao mới.

Lương y Triệu Thị Thanh trao đổi cùng PV Báo Dân tộc và Phát triển về nghề làm thuốc của người Dao tại xã Ba Vì
Lương y Triệu Thị Thanh trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về nghề làm thuốc của người Dao tại xã Ba Vì.

Giữ gìn nghề thuốc quý

Ba Vì là xã miền núi thuộc huyện Ba Vì, với dân số 2.477 nhân khẩu, đồng bào dân tộc Dao chiếm 98%. Ngay từ những năm 60 của thế kỷ trước, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, người Dao nơi đây đã xóa dần cuộc sống du canh, du cư cùng nhau hạ sơn để ổn định và phát triển kinh tế. Trên vùng đất mới, họ vẫn giữ được gần như vẹn nguyên những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình, trong đó có nghề truyền thống của cha ông là làm thuốc Nam chữa bệnh.

Lương y Triệu Thị Thanh, Chủ tịch Hội Đông y xã Ba Vì chia sẻ: “Xa xưa, người Dao làm thuốc để chữa bệnh cho đồng bào mình, sau đó là người bệnh khắp các vùng gần xa. Kho tàng tri thức bản địa về các loại dược liệu phương Nam sinh trưởng tại dãy núi Ba Vì, đã được đồng bào người Dao tích lũy qua nhiều thế hệ và là vốn liếng quý báu của những người làm thuốc tại địa phương”.

Nhiều loại dược liệu quý được lương y Triệu Thị Thanh và gia đình ươm giống trồng tại vườn nhà
Nhiều loại dược liệu quý được lương y Triệu Thị Thanh và gia đình ươm giống trồng tại vườn nhà

Cũng theo lương y Triệu Thị Thanh, vùng núi Ba Vì là nơi sinh trưởng, phát triển của 1.209 loài thực vật, với 507 loại, người Dao dùng làm thuốc chữa bệnh về thận, xương khớp, dạ dày, bệnh ngoài da… Trong đó, có khoảng 165 loại dược liệu hay được người Dao sử dụng nhất. 

Thế nhưng, để có thể tìm kiếm đúng loại dược liệu mình cần, có khi người làm nghề phải lặn lội trong rừng nhiều ngày liền. Có loại lấy lá, cành, loại lại lấy hoa, lấy rễ… có cây mọc cao trên núi, cây lại mọc men theo bờ suối, nhiều loại lá chỉ có ở những thời điểm nhất định trong năm. Người tìm thuốc phải tinh tường, thuộc các loại dược liệu bởi nhiều loại cây có hình dáng tương tự, nếu không hiểu biết rất dễ nhầm lẫn. Do đó, để duy trì được nghề làm thuốc Nam, không chỉ đòi hỏi ở việc sử dụng dược liệu mà còn phải bắt đầu từ việc tìm kiếm, bắt bệnh và bốc thuốc.

Bà Dương Thị Quỳnh, cán bộ phụ trách văn hóa xã Ba Vì chia sẻ: “Theo kinh nghiệm được tích lũy từ đời này qua đời khác của người Dao, thuốc được sử dụng theo cách thông thường là “sắc thuốc” để uống và “tắm thuốc”. Ngày nay, với việc không ngừng học hỏi và cải tiến các phương thuốc bí truyền của dân tộc, người Dao xã Ba Vì đã nghiên cứu kết hợp các loại dược liệu khác nhau để chế suất ra một số loại thuốc trị bệnh dưới dạng nấu cao, tán bột, hoàn viên”.

Nghề thuốc trở thành sinh kế bền vững

Người Dao tại xã Ba Vì kể lại, khởi thủy đồng bào người Dao có phong tục bốc thuốc để cứu người không nhận tiền, những người sau khi được trị bệnh khỏi thường đến nhà thầy thuốc để tạ ơn bằng các sản phẩm nông nghiệp. Giống như lương y Triệu Thị Thanh quan niệm: “Người làm thuốc phải xuất phát từ tâm”. Có lẽ xuất phát từ cách ứng xử đó mà những người còn đang theo nghề và đang gìn giữ nghề luôn được kính trọng không chỉ bởi kinh nghiệm trong việc chữa bệnh, mà còn ở hành động mang tính cộng đồng sâu sắc. 

Ngoài việc bán thuốc tại nhà, cộng đồng người Dao tại xã Ba Vì còn cung cấp dược liệu cho các nhà thuốc Đông y và trực tiếp chẩn đoán, điều trị bệnh cho nhiều người. Từ đó, nghề thuốc dần dần trở thành một kế sinh nhai. Cuộc sống của người Dao ở Ba Vì cũng trở lên ổn định và khấm khá hơn.

Ông Lăng Văn Hà, Chủ tịch UBND xã Ba Vì, hiện toàn xã có 309 hộ gia đình theo nghề làm thuốc Nam, có 9 hợp tác xã thuốc Nam được tổ chức và hoạt động theo Luật Hợp tác xã
Ông Lăng Văn Hà, Chủ tịch UBND xã Ba Vì, hiện toàn xã có 309 hộ gia đình theo nghề làm thuốc Nam, có 9 hợp tác xã thuốc Nam được tổ chức và hoạt động theo Luật Hợp tác xã

Chủ tịch UBND xã Ba Vì Lăng Văn Hà cho biết, từ năm 2021 cả ba thôn Yên Sơn, Hợp Sơn và Hợp Nhất đều đã được UBND Thành phố Hà Nội công nhận là làng nghề y học cổ truyền của dân tộc Dao. Hiện nay, tại xã Ba Vì có 309 hộ gia đình theo nghề làm thuốc Nam, có 9 hợp tác xã thuốc Nam được tổ chức và hoạt động theo Luật Hợp tác xã. Việc chuẩn hóa các bài thuốc gia truyền, sản xuất khép kín trên dây chuyền hiện đại chắc chắn sẽ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo ra thương hiệu thuốc Nam của người Dao ở Ba Vì.

Trước nguy cơ các nguồn nguyên liệu ngoài tự nhiên dần khan hiếm, cạn kiệt đồng bào dân tộc Dao dưới chân núi Tản Viên đang cố gắng từng bước để chủ động đưa giống từ tự nhiên về trồng bảo tồn trong vườn nhà. Theo ông Lăng Văn Hà, trong số 367 ha đất vườn thuộc các hộ gia đình, thì có tới gần 200 ha được người dân xã Ba Vì sử dụng để trồng các loại dược liệu phục vụ làm thuốc.

Với việc UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 – 2025, nhiều lương y ở Ba Vì đã được y dược sĩ từ các Trường Đại học Y, Dược Hà Nội tới tập huấn. Không chỉ được học cách bảo tồn, người làm nghề thuốc tại xã Ba Vì còn được tiếp thu kiến thức thu hái bền vững và chế biến, phát triển sản phẩm thảo dược.

 Đến nay nhiều hộ làm thuốc đã có thể làm chủ vườn ươm giống cây, biết cách chế biến, đóng gói, in nhãn mác, truy xuất nguồn gốc xuất xứ. Nhiều người tiếp cận với các kênh bán hàng trực tuyến (online), livestream và liên kết với các nhà thuốc để đưa dược liệu Việt Nam (chủ yếu là dạng cao) vào tiêu thụ…

Các hộ gia đình làm thuốc tại xã Ba Vì đã đầu tư trang thiết bị hiện đại để chế suất thuốc trị bệnh dưới dạng nấu cao, tán bột, hoàn viên.
Các hộ gia đình làm thuốc tại xã Ba Vì đã đầu tư trang thiết bị hiện đại để chế suất thuốc trị bệnh dưới dạng nấu cao, tán bột, hoàn viên.

Chị Triệu Thị Hương, đồng bào dân tộc Dao tại thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì chia sẻ: “Trước đây, tôi thường xuyên theo mẹ lên núi tìm kiếm cây thuốc. Khi chúng tôi nhận biết được các loại cây thuốc thì được mẹ dạy cách xem bệnh và bốc thuốc chữa bệnh. Gần đây, tôi cũng tham gia lớp học nghề thuốc Nam do xã Ba Vì tổ chức để học hỏi thêm những kiến thức mới về nghề”.

Với hơn 3 sào đất vườn, gia đình chị Hương hiện đang trồng hơn 40 loài cây thuốc. Trừ các khoản chi phí, mỗi năm vợ chồng chị tiết kiệm được từ 60-70 triệu đồng. Vợ chồng chị có ý tưởng sẽ thành lập doanh nghiệp trồng và thu hái cây thuốc Nam trong thời gian tới khi đã hội đủ các điều kiện. Tuy nhiên, theo chị Hương, có những cây thích hợp trồng trong rừng có tán mới lên được. Có cây phải trồng hơn 15 năm mới đủ dược tính đó cũng là những khó khăn mà người làm thuốc tại Ba Vì đang gặp phải.

Trong vai trò là Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Ba Vì, ông Dương Trung Liên thông tin: “Nghề thuốc của người Dao ở Ba Vì được "bồi đắp" theo thời gian, thế hệ trước trực tiếp truyền thụ, hướng dẫn, chỉ bảo truyền thụ lại cho thế hệ sau. Thời gian qua, Hội viên Hội Người cao tuổi của xã Ba Vì đã tích cực vận động hơn 40 con em của các gia đình theo học các lớp về Đông y. Từ kiến thức được học cùng kinh nghiệm làm thuốc gia truyền từ gia đình giúp nghề thuốc Nam của người Dao tại xã Ba Vì không chỉ được bảo tồn, gìn giữ mà còn tiếp tục phát triển bền vững”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022 đặt mục tiêu đến năm 2045, các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân, cơ bản không còn hộ nghèo... Để hướng tới mục tiêu này, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và các bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai các nhiệm vụ trong Chiến lược, trên tinh thần khẩn trương nhưng cẩn trọng.
Quan tâm đến đội ngũ Người có uy tín bằng những việc làm thiết thực

Quan tâm đến đội ngũ Người có uy tín bằng những việc làm thiết thực

Người có uy tín - Nhóm PV (T/h) - 1 giờ trước
Xác định vai trò quan trọng của đội ngũ Người có uy tín tại cơ sở, bên cạnh thực hiện đầy đủ các chính sách cho Người có uy tín theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhiều địa phương còn có những cách làm sáng tạo để kịp thời động viên, chăm lo cho đội ngũ Người có uy tín. Từ đó, tạo điều kiện tốt nhất để họ góp sức xây dựng bản làng...
Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Xã hội - Minh Nhật - 6 giờ trước
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.
Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Giải trí - T.Hợp - 7 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3/5 đến ngày 5/5, Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6 bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng thực hiện.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Tin tức - Minh Nhật - 8 giờ trước
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay (2.5), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến cho đến 17 giờ ngày 10.5. Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn học sinh lớp 12 cách thức đăng ký và lưu ý để tránh sai sót.
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 9 giờ trước
Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 9 giờ trước
78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, cùng nhìn lại chặng đường để thấy được sự đồng hành của Quốc hội - với vai trò là cơ quan lập pháp và trách nhiệm với đồng bào DTTS bằng những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc.
Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Gia Ân - 9 giờ trước
Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), vùng đồng bào Khmer ở An Giang đã chuyển mình mạnh mẽ, khoác lên mình diện mạo mới.
Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Du lịch - Minh Nhật - 9 giờ trước
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang thông tin, ước tính có 142.800 lượt du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Tin tức - T.Hợp - 9 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 42/CĐ-TTg ngày 1/5/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ: Công an, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về vụ nổ lò hơi tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh thuộc ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Cả nước đón 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Cả nước đón 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Du lịch - T.Hợp - 9 giờ trước
Theo Cục Du lịch quốc gia, trong 5 ngày nghỉ lễ từ 27/4-1/5, ngành du lịch Việt Nam ước phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023, khoảng 3,6 triệu lượt khách trong đó có lưu trú.