Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người giữ "kho báu" của người Dao

Ngọc Ánh - Giang Lam - 08:08, 15/11/2023

“...Tích đức nhiều phúc, tích ác lắm họa/Đừng tức chuyện không đâu, trời có lúc xế bóng/Của đến bất nghĩa, ra đi dễ dàng.... Đấy là một trong những trăm ngàn lời răn dạy của tổ tiên người Dao chúng tôi được ghi chép trong sách đạo lý dành cho con cháu muôn đời!”. điềm đạm, khúc chiết, ông Bàn Văn Tiến người Dao, thôn Minh Lợi, xã Trung Minh, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang thong thả mở đầu câu chuyện như thế!

Ông Bàn Văn Tiến (ngoài cùng bên phải) dạy chữ Nôm Dao cho các học trò.
Ông Bàn Văn Tiến (ngoài cùng bên phải) dạy chữ Nôm Dao cho các học trò.

Cách đánh thức​ “kho báu” trăm tuổi

Lật mở một trong số những cuốn sách cổ người Dao, có niên đại lên đến hàng năm được ông Bàn Văn Tiến gói trong từng mảnh vải đỏ đặt cẩn thận vào hòm gỗ, ông Tiến bộc bạch, những cuốn sách cổ này là của cha ông để lại. Các cụ bảo, đó là “báu vật” tổ tiên lưu lại cho con cháu qua bao đời. Nhờ có chữ viết riêng mà từ xa xưa, dân tộc Dao đã có hệ thống nguồn tư liệu quý giá với những cuốn văn tự có giá trị lớn về mặt lịch sử, văn hóa. Trong đó, có 2 bộ sách lớn nhất là: Bộ sách giáo khoa dùng cho việc dạy học gồm 15 cuốn, chia thành 3 phần với nội dung truyền dạy về lịch sử dân tộc, giáo dục đạo đức, triết lý nhân sinh.

Ông Tiến nói tiếp, theo quan niệm của người Dao thì vạn vật đều có linh hồn, tồn tại các vị thần gió, thần mưa, thần trông coi lúa gạo, hoa màu và chăn nuôi... Do đó, người Dao có nhiều nghi lễ, như: cúng mưa, cúng thóc giống, cúng hồn gia súc, cúng thần rừng, cấp sắc... Những nghi lễ đó được lưu giữ trong những cuốn sách cổ, nhưng phải là những người biết đọc chữ Nôm Dao mới có thể thực hiện được.

Đau đáu với chữ viết dân tộc mình, thế nên ông Tiến tự giao cho mình một nhiệm vụ- sưu tầm tìm hiểu văn hóa nguồn cội từ những cuốn sách cổ. Ông làm vì một khát khao “neo giữ” chữ Nôm Dao ở lại trong cuộc sống tất bật ngày hôm nay.

Và “như việc phải làm”, ông băng rừng, lội suối gặp gỡ những già làng, trưởng bản, người cao tuổi để sưu tầm sách cổ. Ngày đó, công việc sưu tầm hết sức khó khăn và tỉ mỉ. Vì đây là các công trình dân gian truyền miệng, cho nên phải chép lại theo trí nhớ người già. Có những cuốn sách bằng tiếng Dao, phải đi mất mấy ngày trời thuyết phục rồi thương lượng “đổi sách lấy gạo”. Nhiều cuốn cũ nát có nguy cơ mất hết thông tin, ông đã tỉ mỉ chép lại.

Ông Bàn Văn Tiến tâm huyết với văn hóa dân tộc Dao.
Ông Bàn Văn Tiến tâm huyết với văn hóa dân tộc Dao.

Ông Bàn Văn Tiến nói: “Nếu chỉ tính về số lượng sách thì tôi là người khá giả đấy! Kho sách hàng trăm năm nay tích lũy kho tàng tri thức của bao đời, quý lắm, giá trị lắm! Nhưng có những cuốn sách không phải ai cũng được xem, phải là người một lòng hướng về tổ tiên, hiểu phong tục văn hóa để thực hiện nhiều lễ nghi thì mới được tổ tiên cho phép”.

 Ông bảo, kho tàng thơ ca, truyện cổ, lời páo dung... của người Dao là kho báu. Mà kho báu càng nhiều người biết đến, yêu thích nó thì càng quý, càng có giá trị. Vậy nên ông nhiệt tình dịch ra tiếng Việt để cho ai ai cũng có thể hiểu và trân trọng văn hóa dân tộc mình. Đó là cách mà ông đánh thức “kho báu” trăm tuổi của người Dao.

“Slay tỉa” truyền văn hóa Dao

Ông Bàn Văn Tiến là “của hiếm” của bản. Ông là người đầu tiên của bản biết chữ, đảng viên đầu tiên đảm nhận nhiều chức vụ từ Đại biểu Hội đồng Nhân dân xã, Chủ tịch UBND xã, Bí thư Đảng ủy xã... Dù ở cương vị nào ông vẫn hết lòng vì việc làng, việc bản. Khi về hưu, ông vẫn không cho mình nghỉ ngơi mà vẫn trọn lòng gắn bó, tâm huyết với văn hóa Dao.

Ông là một “Slay tỉa” (nghĩa là sư thầy hay còn gọi là thầy tào). Ông là đời thứ 23 làm thầy Tào của dòng tộc họ Bàn. Ông tự hào nói rằng, nhiệm vụ của thầy Tào là thực hiện các lễ cúng là để cầu mong những điều tốt đẹp đến gia chủ, cộng đồng, thôn, bản; hướng con người đến những điều tốt đẹp và luôn nhắc nhở con cháu không bao giờ quên tổ tiên, nguồn cội. 

Điều ông trăn trở đó là làm như thế nào để con cháu người Dao biết được chữ viết người Dao. Để làm gương ông dạy các con cháu trong nhà, yêu cầu con cháu không chỉ biết nói tiếng Dao mà phải biết chữ Nôm Dao. Con trai ông là Bàn Minh Lâm và cháu là Bàn Kim Duy, giờ đây đều là những người am hiểu văn hóa Dao, biết chữ Dao, thuần thục các nghi thức nghi lễ.

Anh Bàn Kim Duy chia sẻ: “Ngay từ khi còn bé, tôi đã theo chân ông nội để tham dự các nghi lễ, học chữ Nôm Dao. Được học, tôi càng thấy chữ của người Dao mình rất hay. Đây là kho tàng kiến thức để sau này còn truyền dạy cho con cháu. Tôi được ông nội đồng tình, khuyến khích việc giới thiệu chữ viết lên Internet, tham gia mạng xã hội để giao lưu học hỏi cộng đồng người Dao trong nước”.

Sách cổ viết bằng chữ Nôm Dao của ông Bàn Văn Tiến.
Sách cổ viết bằng chữ Nôm Dao của ông Bàn Văn Tiến.

Nhờ cách giảng dạy dễ hiểu, nhiệt tình mà nhiều học trò đến theo ông học chữ, học thực hành các nghi lễ. Nhiều người đã trở thành nghệ nhân, thầy cúng, am hiểu văn hóa Dao. Nghệ nhân dân gian Chu Tuần Ngân, thôn Bản Pình, xã Trung Minh chia sẻ: “Khi còn trẻ, thầy Tiến là người dạy chữ và hướng dẫn tôi thực hành các nghi lễ, thầy am hiểu văn hóa Dao và luôn nhiệt tình truyền nghề”.

Không chỉ tâm huyết với văn hóa dân tộc, ông còn là người tích cực vận động người dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang. Nhiều năm qua, ông Tiến đã vận động các thầy tào, thầy cúng chủ động cắt bỏ các lễ nghi rườm rà, rút gọn thời lượng thực hiện các nghi lễ để tiết kiệm chi phí, thời gian cho bà con. 

Nếu như trước đây, đám cưới mất tới 3 ngày 3 đêm thì giờ chỉ còn 2 ngày 1 đêm; lễ cấp sắc trước phải mất tới 7 ngày 7 đêm giờ chỉ còn 2 ngày 1 đêm. Còn các thủ tục thách cưới cũng chỉ là tượng trưng để nhắc nhở con cháu giá trị trong hôn nhân.

Khi nhắc đến ông Bàn Văn Tiến, nhiều người ở các xã lân cận, vẫn luôn nói về ông là một người am hiểu, đam mê văn hóa Dao. Không chỉ viết chữ đẹp, hiểu nhiều nghi lễ, phong tục tập quán, mà ông còn hát páo dung rất hay. Khi còn trẻ, ông và người vợ của mình là bà Lý Thị Xoan là đôi vợ chồng văn nghệ của bản làng. Cả hai đều hát páo dung hay, thuộc nhiều truyện cổ, thơ cổ của người Dao. 

Hiện nay, ông Tiến tích cực sáng tác, viết lời mới cho làn điệu páo dung cho Đội văn nghệ của xã đi tham gia biểu diễn nhiều nơi trong tỉnh. Với ông, đó là niềm vui và niềm hạnh phúc khi nhìn thấy những người trẻ yêu thích, đón nhận giá trị văn hóa cội nguồn.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Những năm qua, tỉnh Khánh Hoà dành nhiều sự quan tâm cho giáo dục miền núi, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ học sinh có điều kiện ăn ở ổn định. Ngoài các chính sách theo quy định của Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa thực hiện hỗ trợ chi phí từ khi học mẫu giáo đến tốt nghiệp đại học; hỗ trợ gạo, miễn, giảm học phí…; tặng quà, học bổng từ các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân trong và ngoài tỉnh dành cho học sinh, sinh viên DTTS.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lạ lùng thúng chai Việt

Lạ lùng thúng chai Việt

Giải trí - Bích Đào - 2 giờ trước
Thúng chai (thuyền thúng) từ lâu đã được mệnh danh là “trí khôn sông nước Việt”. Một phương tiện truyền thống đặc hữu của các tàu cá xa đất liền. Với ngư dân miền Trung, ra biển mà không có thúng chai thì ngang với… cụt tay.
Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 2 giờ trước
Thời gian qua, với sự hỗ trợ và tạo điều kiện từ chính quyền các cấp, đời sống tinh thần và tự do tín ngưỡng của đồng bào các DTTS tại tỉnh Cao Bằng được bảo đảm, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của địa phương. Những nỗ lực này giúp đồng bào thực hiện đức tin, góp phần xây dựng cộng đồng gắn bó, đoàn kết và phát triển bền vững.
Trắng đêm giữ đất

Trắng đêm giữ đất

Xã hội - An Yên - 2 giờ trước
Ấy là câu chuyện người dân xã Đồng Văn (Thanh Chương, Nghệ An) đốt lửa, dựng lều, căng băng rôn, đánh trống... suốt ngày đêm, chỉ để xua đuổi đơn vị khai thác cát đang “hoành hành” ngay khúc sông quê nhà. Câu chuyện giữ đất, giữ làng trước nguy cơ sạt lở chưa bao giờ lại nóng bỏng đến vậy.
Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 2 giờ trước
Một trong những ngọn thác đẹp nhất ở Tây Nguyên đó là thác Công chúa thuộc làng Mơng, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai. Nhiều người vẫn chưa biết đến ngọn thác tuyệt đẹp này, dù thác chỉ cách trung tâm thành phố Pleiku chừng 40km. Bởi vậy, nhiều người ví von thác Công chúa như nàng công chúa ngủ trong rừng.
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Kinh tế - Thanh Phong - 2 giờ trước
Theo thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 3 ước đạt 450 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả quý I đạt hơn 1,1 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy tính cả quý, các doanh nghiệp Việt Nam đã hụt thu lên tới hơn 2.800 tỷ đồng.
Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 2 giờ trước
Bia Ma Nhai, một di tích lịch sử quan trọng, đặc sắc của vùng đất Con Cuông, đang được tỉnh Nghệ An làm hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia.
Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Du lịch - Minh Nhật - 2 giờ trước
Từ ngày 11- 13/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức chương trình Lễ hội Quà tặng du lịch năm 2025 với chủ đề
Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Tin tức - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Tối 3/4, tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng (3, 4/4/1965 - 3, 4/4/2025).
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Media - BDT - 23:10, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.