Ở thôn Thành Sơn, xã Bản Xèo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, ông Chảo Duần Liềm, sinh năm 1970, dân tộc Dao được biết đến là Người có uy tín nắm giữ nhiều tri thức dân gian của dân tộc Dao. Không chỉ có nhiều đóng góp trong công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân, ông Chảo Duần Liềm còn là người trao truyền những tri thức dân gian cho con em người Dao.
Media -
Đặng Việt Hùng - Duy Ly - Hoàng Quý -
14:17, 28/03/2022 Nghệ nhân trẻ tuổi dân tộc Dao Bàn Kim Duy gần 10 năm nay luôn miệt mài với công việc mã hóa chữ Nôm Dao lên phần mềm máy tính. Với trên 10.000 bộ chữ đươc mã hoá thành công, Duy là tấm gương sáng đối với thế hệ trẻ người dân tộc thiểu số nói riêng, thế hệ trẻ Việt Nam nói chung trong việc gìn giữ các giá trị truyền thống của dân tộc.
“...Tích đức nhiều phúc, tích ác lắm họa/Đừng tức chuyện không đâu, trời có lúc xế bóng/Của đến bất nghĩa, ra đi dễ dàng.... Đấy là một trong những trăm ngàn lời răn dạy của tổ tiên người Dao chúng tôi được ghi chép trong sách đạo lý dành cho con cháu muôn đời!”. điềm đạm, khúc chiết, ông Bàn Văn Tiến người Dao, thôn Minh Lợi, xã Trung Minh, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang thong thả mở đầu câu chuyện như thế!
Dù chỉ còn một bàn tay lành lặn và một mắt sáng, nhưng bao năm qua, ông Tẩn Vần Siệu (thôn Sín Chải, xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai), đã vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, đồng thời dành tâm huyết cho công tác bảo tồn, phát triển chữ Nôm Dao. Đặc biệt, ông Siệu còn nhường cả ngôi nhà của mình để làm nơi dạy học, ăn ngủ cho học viên ở xa trong những ngày trời mưa rét.
Tin tức -
Nguyệt Anh -
18:38, 11/10/2024 Xuất phát từ nhu cầu học chữ Nôm Dao trên địa bàn tỉnh Yên Bái, Hội Khuyến học tỉnh đã nghiên cứu biên soạn thành công bộ tài liệu dạy và học chữ Nôm Dao. Bộ tài liệu được ứng dụng rộng rãi trong công tác dạy và học chữ Nôm Dao tại các địa phương, được cộng đồng người Dao hưởng ứng và đánh giá cao. Từ năm 2023 - 2024, Hội Khuyến học tỉnh đã mở 5 lớp dạy chữ Nôm Dao, áp dụng bộ tài liệu này.
Dân tộc Dao ở Thanh Hóa có khoảng 6.000 người, sinh sống chủ yếu ở Mường Lát, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy. Người Dao trước kia dùng chữ nôm trong học tập, ghi chép các bài hát dân ca, gia phả, bài cúng, bài thuốc, câu đối, dạy con trẻ về lễ nghĩa, học nghề, di chúc... Chữ nôm Dao còn được dùng phổ biến trong lễ cấp sắc, Tết nhảy, cầu mùa, làm nhà. Do vậy, việc duy trì, phát huy chữ nôm Dao trong đời sống của đồng bào, chính là giữ gìn bản sắc văn hóa của cha ông...
Dù chưa thành lập các câu lạc bộ (CLB), chưa mở các lớp bài bản chuyên nghiệp, tự túc kinh phí hoạt động, nhưng thời gian qua, tại các thôn, bản đồng bào dân tộc Dao ở xã Minh An, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã có nhiều nhóm nhỏ được thành lập như, nhóm học chữ Nôm Dao, nhóm văn nghệ, nhóm thêu, nhóm múa...; Với sự nỗ lực hoạt động của các nhóm này, đang góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Dao.
Nhiều năm qua, ông Chảo Láo Sử, thôn Phìn Hồ, xã Tả Phời, TP. Lào Cai (tỉnh Lào Cai) đã bỏ công sức và thời gian để truyền dạy miễn phí chữ Nôm Dao cho trẻ em trong thôn, chỉ với mong muốn giữ gìn di sản văn hóa quý báu của dân tộc mình.
Đồng bào Dao, là một trong số ít DTTS có chữ viết riêng. Đồng bào dùng văn tự để ghi lại vạn vật và sự thay đổi, biến chuyển của cuộc sống và con người. Trước thực trạng chữ nôm Dao có nguy cơ mai một, các cấp, các ngành, đặc biệt là các địa phương có đông đồng bào Dao sinh sống, đã và đang triển khai nhiều giải pháp hữu hiệu để "hồi sinh" và phát huy giá trị chữ nôm Dao trong đời sống hiện đại.
Phóng sự -
Giang Lam -
20:54, 20/12/2021 Gần 10 năm qua ở bản người Dao Coóc Mùn, thôn Minh Lợi, xã Trung Minh, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) có một nghệ nhân trẻ miệt mài nghiên cứu học chữ Nôm Dao. Từng là dân công nghệ thông tin và bằng sự sáng tạo, học hỏi không ngừng, anh đã tự thiết kế nhập trên 10.000 bộ chữ Nôm Dao vào máy tính để giữ gìn, bảo tồn "kho báu" của cha ông.