Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Yên Bái: Bảo tồn, truyền dạy chữ Nôm Dao hiệu quả hơn nhờ có bộ tài liệu chuẩn

Nguyệt Anh - 18:38, 11/10/2024

Xuất phát từ nhu cầu học chữ Nôm Dao trên địa bàn tỉnh Yên Bái, Hội Khuyến học tỉnh đã nghiên cứu biên soạn thành công bộ tài liệu dạy và học chữ Nôm Dao. Bộ tài liệu được ứng dụng rộng rãi trong công tác dạy và học chữ Nôm Dao tại các địa phương, được cộng đồng người Dao hưởng ứng và đánh giá cao. Từ năm 2023 - 2024, Hội Khuyến học tỉnh đã mở 5 lớp dạy chữ Nôm Dao, áp dụng bộ tài liệu này.

Một lớp học chữ Nôm Dao tại xã Đại Sơn, huyện Văn Yên, Yên Bái
Một lớp học chữ Nôm Dao tại xã Đại Sơn, huyện Văn Yên, Yên Bái

Nhiều năm nay, tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã hình thành các lớp dạy và học chữ Nôm Dao với quy mô nhỏ, tự phát. Nội dung sách dạy do các thầy cúng, thầy tào lấy từ trong các cuốn sách cổ của người Dao; chưa có tài liệu biên soạn, chương trình giảng dạy một cách khoa học cũng như chưa có phương pháp truyền thụ kiến thức nên việc học không được duy trì thường xuyên, hiệu quả học tập chưa cao. Từ thực trạng này, Hội Khuyến học tỉnh Yên Bái đã triển khai Đề tài khoa học "Nghiên cứu biên soạn tài liệu, xây dựng chương trình, dạy và học chữ Nôm Dao phù hợp với bản sắc người Dao tỉnh Yên Bái”.

Sau 2 năm nghiên cứu, sưu tầm, cuối năm 2022, Hội Khuyến học đã biên soạn được 1 bộ gồm 3 quyển, dài 341 trang tài liệu dạy và học chữ Nôm Dao phù hợp với bản sắc người Dao tỉnh Yên Bái, đều có phần phiên âm Nôm Dao, dịch ra tiếng Dao và tiếng Việt khá đầy đủ với tổng số lượng 3.500 từ vựng; 1 quyển chương trình dạy và học chữ Nôm Dao phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh; 1 quyển tài liệu hướng dẫn giảng dạy chữ Nôm Dao cho giảng viên.

Một buổi dạy học chữ Nôm Dao do Hội Khuyến học tỉnh Yên Bái tổ chức.
Một buổi dạy học chữ Nôm Dao do Hội Khuyến học tỉnh Yên Bái tổ chức

Sau khi nghiệm thu, bộ tài liệu này đã được ứng dụng rộng rãi trong công tác dạy và học chữ Nôm Dao tại các địa phương, được cộng đồng người Dao hưởng ứng và đánh giá cao. Năm 2023 - 2024, Hội Khuyến học tỉnh đã mở 5 lớp dạy chữ Nôm Dao, áp dụng bộ tài liệu này.

Theo nhận xét của các nghệ nhân dạy chữ Nôm Dao, các tài liệu này đều đã được định lượng thời gian học tập cũng như định tính khối lượng kiến thức trong chương trình, phân chia số tiết học trên lớp, số tiết tự học cho từng bài học, đảm bảo phù hợp với điều kiện người học và khả năng giảng dạy của giảng viên. Có giáo trình, có chương trình dạy, có hướng dẫn giảng viên nên các lớp học trở nên chuyên nghiệp và chất lượng nâng cao rõ rệt. Học viên đăng ký tham gia học nhiều hơn, ý thức tham gia đầy đủ, các bài kiểm tra đúng quy trình và chất lượng, đạt nhiều điểm tốt.

Hội Khuyến học tỉnh Yên Bái tổng kết lớp học chữ Nôm Dao tại xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên. Ảnh: Hội Khuyến học tỉnh Yên Bái
Hội Khuyến học tỉnh Yên Bái tổng kết lớp học chữ Nôm Dao tại xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên. Ảnh: Hội Khuyến học tỉnh Yên Bái

Nghệ nhân chữ Nôm Dao Bàn Hữu Quyên, xã Đại Sơn, huyện Văn Yên cho rằng cách tuyển chọn các bài học trong bộ tài liệu ngắn gọn, có hệ thống, dễ nhớ, đặc biệt là đều được đặt tên bài học đúng với nội dung bài học. Đây là cách xây dựng chương trình học rất khoa học. Việc phiên âm Nôm Dao và dịch thuật cũng khá chi tiết cẩn thận. Các bài học có tính thiết thực, gần gũi, đáp ứng được nhu cầu văn hóa sinh hoạt gia đình và của cộng đồng người Dao.

Việc nghiên cứu biên soạn thành công bộ tài liệu dạy và học chữ Nôm Dao của của Hội Khuyến học tỉnh không chỉ chuyên nghiệp hóa chương trình dạy và học mà còn đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng người Dao Yên Bái, góp phần xây dựng xã hội học tập cũng như giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cốt lõi của người Dao.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bộ Y tế yêu cầu tháo gỡ quảng cáo 2 thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chứa chất cấm sibutramine

Bộ Y tế yêu cầu tháo gỡ quảng cáo 2 thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chứa chất cấm sibutramine

Sáng 3/5, Bộ Y tế cho biết đã phát hiện một số sàn giao dịch thương mại điện tử, website, mạng xã hội đang kinh doanh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Dáng xuân Phục linh Gold và Best Slim Collagen có chứa chất cấm sibutramine - một hoạt chất đã bị cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Tin nổi bật trang chủ
Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025: Chung tay xây dựng thế giới hòa bình, phát triển bền vững

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025: Chung tay xây dựng thế giới hòa bình, phát triển bền vững

Từ ngày 06 đến 08/5, Đại lễ Vesak Liên hợp quốc (LHQ) - Lễ vì hòa bình của LHQ lần thứ 20 sẽ được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh. Đây là lần thứ tư Việt Nam là nước chủ nhà của một lễ hội văn hóa tôn giáo tầm cỡ quốc tế, nơi hội tụ đức tin về hòa bình, phát triển bền vững.
Bộ Y tế yêu cầu tháo gỡ quảng cáo 2 thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chứa chất cấm sibutramine

Bộ Y tế yêu cầu tháo gỡ quảng cáo 2 thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chứa chất cấm sibutramine

Sức khỏe - Anh Trúc - 3 phút trước
Sáng 3/5, Bộ Y tế cho biết đã phát hiện một số sàn giao dịch thương mại điện tử, website, mạng xã hội đang kinh doanh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Dáng xuân Phục linh Gold và Best Slim Collagen có chứa chất cấm sibutramine - một hoạt chất đã bị cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Bình Dương, kiểm tra hành chính các khu nhà trọ, công an phát hiện nhiều hung khí và ma tuý

Bình Dương, kiểm tra hành chính các khu nhà trọ, công an phát hiện nhiều hung khí và ma tuý

Tin tức - Duy Chí - 1 giờ trước
Thực hiện kế hoạch cao điểm ra quân tấn công, trấn áp các loại tội phạm bảo đảm an ninh trật tự dịp trước, trong và sau Lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Bình Dương đã ra quân kiểm tra các cơ sở kinh doanh lưu trú, nhà trọ và các khu nhà ở xã hội. Qua đó đã phát hiện, thu giữ nhiều hung khí và ma tuý.
Hàng nghìn tăng ni, phật tử, người dân đến chùa Thanh Tâm xếp hàng chiêm bái Xá lợi Đức Phật

Hàng nghìn tăng ni, phật tử, người dân đến chùa Thanh Tâm xếp hàng chiêm bái Xá lợi Đức Phật

Dân tộc - Tôn giáo - Tào Đạt - 1 giờ trước
Hàng ngàn tăng ni, phật tử, người dân đến chùa Thanh Tâm (Phật Cô Đơn, tại huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh) để chiêm bái Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (bảo vật quốc gia Ấn Độ) vào sáng 3/5.
Tìm về miền đất huyền thoại

Tìm về miền đất huyền thoại

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Khu căn cứ cách mạng Thồ Lồ - nay là xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) là vùng đất sinh sống lâu đời của người đồng bào DTTS (chủ yếu là người Ba Na và Chăm). Trong chiến tranh, người dân cùng đồng cam cộng khổ với các chiến sĩ cách mạng làm nên những chiến công hiển hách và được xem là vùng đất bất khả xâm phạm. Trong hoà bình, đồng bào nơi đây đoàn kết một lòng, cùng nhau xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp.​
Người đưa con cá tầm lên đại ngàn Nà Hẩu

Người đưa con cá tầm lên đại ngàn Nà Hẩu

Gương sáng - Hoàng Yên – Thu Nhài - 4 giờ trước
Giúp người Mông từng bước thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm, biến tiềm năng lợi thế do thiên nhiên ban tặng thành của cải, vật chất, đẩy lùi cái đói nghèo đã đeo bám đồng bào từ bao đời nay là hướng đi và cũng là mục tiêu mà người đảng viên kỳ cựu Giàng A Châu, sinh năm 1960 ở thôn Trung Tâm xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đang làm trong nhiều năm qua.
Gìn giữ di sản cho đời sau

Gìn giữ di sản cho đời sau

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 29/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Xếp hạng di tích Bãi đá có hình khắc cổ ở Hòa Bình. Chùa Monivongsa Bopharam nơi thành phố cực Nam. Gìn giữ di sản cho đời sau. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai: Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo

Lào Cai: Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo

Dân tộc - Tôn giáo - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Ngay sau khi kiện toàn bộ máy, Sở Dân tộc và Tôn giáo Lào Cai đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, phòng dân tộc các huyện, thành phố tập trung bám nắm cơ sở làm tốt công tác quản lý về lĩnh vực tôn giáo.
Tiếng kèn trên rẫy

Tiếng kèn trên rẫy

Sắc màu 54 - Xuân Hòa - 4 giờ trước
Nằm nép mình dưới chân những đồi cà phê bạt ngàn ở thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk), buôn Trinh - một trong những buôn cổ của người Ê Đê vẫn giữ nhịp sống chậm rãi, trầm mặc. Dù trong những ngày Đông se lạnh hay giữa trưa Hè nắng cháy, đâu đó dưới bóng cây rừng, bên bến nước hay rẫy cà phê, vẫn vang vọng tiếng kèn đinh năm. Âm thanh da diết, dồn dập ấy như hòa nhịp với hơi thở của núi rừng.
“Phật giáo Nghệ An - Sáng mãi cùng quê hương xứ Nghệ”

“Phật giáo Nghệ An - Sáng mãi cùng quê hương xứ Nghệ”

Dân tộc - Tôn giáo - An Yên - 4 giờ trước
Suốt tiến trình phát triển, với tinh thần từ bi, trí tuệ, hòa hợp, hướng thiện và nhập thế, Phật giáo xứ Nghệ đã luôn đồng hành và đóng góp tích cực cùng sự phát triển của quê hương. Tinh thần đó của giáo lý nhà Phật là sợi chỉ đỏ xuyên suốt để mỗi tín đồ, Phật tử tích cực thực hiện hoạt động Phật sự “ích đạo lợi đời” bằng những việc làm, hành động cụ thể.
Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Doanh nghiệp hỗ trợ dừng thi công, nhiều căn nhà dang dở (Bài 2)

Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Doanh nghiệp hỗ trợ dừng thi công, nhiều căn nhà dang dở (Bài 2)

Pháp luật - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Trước thực trạng bà Nguyễn Thị Kim Thảo, đại diện doanh nghiệp K. Ngọc và bà Y Phím dừng thi công "nhà tình thương" dù đã nhận tiền làm hồ sơ và một phần tiền đối ứng của các hộ dân đã tạo ra tâm lý lo lắng, bức xúc trong các hộ dân ở xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô (Kon Tum). Một số hộ dân đã có đơn kiến nghị gửi đến các cơ quan chức năng và ý kiến tại các buổi tiếp xúc cử tri. Tuy nhiên, đến nay sự việc vẫn chưa được giải quyết một cách thấu đáo.
Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Người dân cảnh tỉnh, địa phương khó trong việc giải quyết (Bài 3)

Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Người dân cảnh tỉnh, địa phương khó trong việc giải quyết (Bài 3)

Pháp luật - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Trước sự thờ ơ của bà Nguyễn Thị Kim Thảo, đại diện doanh nghiệp K. Ngọc, người hỗ trợ kinh phí làm "nhà tình thương" và bà Y Phím, người đứng ra làm hồ sơ và nhận tiền đối ứng của người dân, những căn “nhà tình thương” ở xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô (Kon Tum) đang đợi chờ ngày hoàn thiện trong sự vô vọng. Người dân cũng dần cảnh tỉnh trước cám dỗ và chính quyền địa phương thì khó khăn trong việc giải quyết những kiến nghị của người dân.