Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Mở hướng thoát nghèo từ cây quế

Văn Phong - 17:56, 06/12/2023

Nhờ phát huy thế mạnh từ cây quế mà tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn chỉ còn 20,6% (năm 2022), giảm hơn 12% so với năm 2020. Nhiều hộ gia đình có thu nhập khá từ 50 - 100 triệu đồng/năm, chủ yếu là từ bán quế.

Bà con DTTS được hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quế
Bà con DTTS được hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quế

Bình Gia là huyện miền núi, vùng cao, cách trung tâm thành phố Lạng Sơn 75km, có 5 dân tộc chính là: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa cùng sinh sống, người dân huyện Bình Gia chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước và làm nương rẫy,

Xã Tân Hòa, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn là xã vùng 3 đặc biệt khó khăn với gần 90% dân số là đồng bào dân tộc Dao. Nhiều năm trước, mặc dù được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nhưng cuộc sống của bà con vẫn còn nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún nên cái đói, cái nghèo luôn bủa vây.

Để giúp bà con ổn định kinh tế, thoát nghèo, từ nhiều năm trước, chính quyền địa phương đã xác định mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng phát huy thế mạnh của địa phương, dựa vào đồi rừng. Trong đó, cây quế được lựa chọn là cây trồng chủ lực.

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DDTS và miền núi; người dân trên địa bàn xã Tân Hoà đã được Nhà nước hỗ trợ phân bón và giống cây trồng. Bên cạnh đó, từ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, đồng bào DTTS còn được vay vốn để để mở rộng quy mô trồng quế. Đến nay, vùng quế Tân Hòa đã có diện tích gần 600ha, độ tuổi quế trung bình từ 1 đến hơn 10 năm, nhiều diện tích đã cho khai thác.

Anh Đặng Hoa Lin, người dân tộc Dao ở thôn Tân Tiến, xã Tân Hòa là một trong những hộ đi đầu trong phong trào trồng quế. Cách đây hơn 10 năm trước, được sự vận động, tư vấn của cán bộ xã, anh Đặng Hoa Lin đã mạnh dạn thí điểm trồng quế tại vườn nhà. Sau khi thu được lượng tinh dầu tương đối cao, cây quế sinh trưởng, phát triển tốt, gia đình anh đã đầu tư trồng quế trên toàn bộ diện tích đất rừng được giao. Hiện tại, anh có trên 5ha rừng quế, với hơn 15.000 cây, cho thu nhập ổn định gần trăm triệu đồng mỗi năm.

Gia đình bà Đặng Thị Tàn cách đây 8 năm trước trồng 10 vạn cây quế trên diện tích 15 ha. Sau 5 năm, gia đình bà thu hoạch theo hình thức tỉa được 3 tấn vỏ quế giúp mang về nguồn thu 130 triệu đồng. Trung bình 1ha quế trồng 10 năm sẽ cho thu về 300 triệu đồng. Bên cạnh đó, gia đình bà còn đầu tư làm vườn ươm cây quế phục vụ nhu cầu giống của người dân nên mỗi năm có thêm thu nhập khoảng 200 triệu đồng sau khi bán khoảng 30 vạn cây con.

Hay như tại xã Vĩnh Yên, thời điểm cuối năm 2022, tổng diện tích cây quế lên tới hơn 600ha. Xác định cây quế là một trong những loại cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế, những năm qua, chính quyền xã đã chú trọng tuyên truyền, vận động bà con chăm sóc phát triển cây quế. Hiện nay, trên địa bàn xã có trên 185 hộ trồng cây quế. Nhiều hộ có diện tích trồng quế có tuổi từ 5 đến 6 năm đã cho khai thác, bước đầu thu được từ 40 đến 50 triệu đồng/hộ/vụ.

Nhờ cây quế, đời sống của đồng bào DTTS tại huyện Gia Bình ngày càng được cải thiện
Nhờ cây quế, đời sống của đồng bào DTTS tại huyện Gia Bình ngày càng được cải thiện

Chị Triệu Thị Tuyết ở thôn Vằng Ún, xã Vĩnh Yên hiện có khoảng trên 10 ha quế từ 1 đến 8 năm tuổi. Đến nay, quế đã cho khai thác tỉa, mỗi năm thu hoạch được từ 20 đến 30 triệu đồng. Nhận thấy quế là cây trồng có giá trị kinh tế cao, thời gian tới, gia đình chị sẽ trồng mới thêm cây quế trên diện tích đất của gia đình và chăm sóc diện tích quế đã được khai thác.

Tại huyện Bình Gia hiện nay, cây quế không chỉ được trồng tập trung tại xã Vĩnh Yên, Tân Hòa mà còn được trồng tại các xã: Thiện Long, Hòa Bình, Hưng Đạo… Việc các xã tập trung phát triển cây quế giúp tổng diện tích loại cây này trên địa bàn huyện nâng lên khoảng 4.000ha.

Cũng nhờ phần lớn từ quế mà năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện Bình Gia chỉ còn 20,6%, giảm hơn 12% so với năm 2020. Nhiều hộ gia đình có thu nhập khá từ 50 - 100 triệu đồng/năm, chủ yếu là bán quế.

Không chỉ vận động, hỗ trợ người dân chuyển đổi mô hình sản xuất trồng quế, để có được hướng đi lâu dài, tạo sinh kế bền vững cho người dân, thời gian qua, huyện Bình Gia đã tập trung phát triển cây quế thành vùng nguyên liệu tập trung theo chuỗi giá trị.

HTX Quế - Thạch Đen Tân Hòa ra đời năm 2021 là một trong những mô hình kinh tế đầu tiên phát triển sản xuất theo chuỗi liên kết sản phẩm tại địa phương. Hiện nay, HTX thường xuyên tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phương, công việc chủ yếu là vào bầu quế, chăm sóc vườm ươm, chăm sóc rừng quế, bóc vỏ quế…

Để phát triển sản xuất, HTX Thạch Đen đã đầu tư máy móc phục vụ sơ chế, chế biến quế, đồng thời tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản phẩm để tạo chuỗi liên kết bền vững. Nhờ vậy mà chỉ riêng hoạt động bán giống cũng đã giúp HTX thu về khoảng 400-500 triệu đồng/năm. Hằng tháng, HTX tạo công ăn việc làm từ 5 - 7 lao động. Ngoài lao động thường xuyên thì theo mùa vụ cũng thu hút khoảng 20 - 30 lao động. Với mô hình này thì cũng làm thay đổi cách nghĩ, cách làm với bà con dân tộc, đặc biệt là dân tộc Dao, giúp nhân rộng mô hình đến tất cả các thôn, xã trên địa bàn huyện.

Toàn huyện Bình Gia hiện có trên 98.000ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp, chiếm 89% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích rừng sản xuất lớn, nguồn lao động dồi dào là lợi thế để địa phương này phát triển lâm nghiệp.

Cây quế không chỉ giúp người dân thoát nghèo mà còn phủ xanh đất trống, đồi trọc
Cây quế không chỉ giúp người dân thoát nghèo mà còn phủ xanh đất trống, đồi trọc

Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ cây quế, UBND huyện Bình Gia đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các xã tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân phát triển kinh tế đồi rừng, trong đó mũi nhọn là trồng cây quế.

Từ các nguồn vốn hỗ trợ sản xuất, trong đó gần đây nhất mà huyện đang triển khai là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, người dân đã được hỗ trợ phân bón, giống cây trồng với tổng kinh phí lên đến hàng chục tỷ đồng. Từ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, nhiều hộ được vay vốn ưu đãi để mở rộng quy mô trồng quế.

Theo thống kê của UBND huyện, để hỗ trợ người dân phát triển kinh tế đồi rừng, trồng các loại cây lâm nghiệp, trong đó có cây quế, từ năm 2020 đến nay, toàn huyện đã có 31 dự án vay vốn được phê duyệt, tổng số tiền đã giải ngân là 13.778,2 triệu đồng.

Việc phát triển cây quế không những giúp tận dụng lợi thế của địa phương, người dân về trồng, bảo vệ rừng đi đôi với khai thác, tập trung phủ xanh đất trống, đồi núi trọc nhằm giảm xói mòn, chống sạt lở và bảo vệ nguồn nước mà còn mở ra hướng đi mới cho người dân trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Liên Sơn ngày mới

Liên Sơn ngày mới

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) được triển khai tại tỉnh Ninh Thuận đã tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào dân tộc Raglay ở thôn Liên Sơn 2, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước. Cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đặc biệt quan tâm đồng hành cùng người dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ, tạo sinh kế, nâng cao đời sống cho đồng bào vùng khó khăn.
Tin nổi bật trang chủ
Việt Nam - Thái Lan chính thức nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược toàn diện"

Việt Nam - Thái Lan chính thức nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược toàn diện"

Ngày 16/5, sau Lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã tiến hành hội đàm và họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan lần thứ 4.
Lễ hội Làng Sen 2025 - “Tượng đài trong muôn triệu trái tim”

Lễ hội Làng Sen 2025 - “Tượng đài trong muôn triệu trái tim”

Media - BDT - 23:20, 16/05/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 16/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Làng Sen 2025 - “Tượng đài trong muôn triệu trái tim”. Về Bình Phước khám phá hồ thủy điện Thác Mơ. Đồng bào Bắc Trà My làm du lịch cộng đồng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ánh sáng từ bi lan tỏa nơi vùng cao A Lưới

Ánh sáng từ bi lan tỏa nơi vùng cao A Lưới

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Minh Ngọc - 23:08, 16/05/2025
Không chỉ làm tốt Phật sự, nhiều tăng ni và Phật tử Phật giáo ở A Lưới, TP. Huế còn chung tay với chính quyền và các ban ngành đoàn thể làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát giúp đồng bào DTTS miền biên giới ngày càng no ấm hơn.
Đăk Hà (Kon Tum): Nhiều người dân không đồng thuận với chủ trương phá bỏ nhà rông truyền thống để xây phòng học

Đăk Hà (Kon Tum): Nhiều người dân không đồng thuận với chủ trương phá bỏ nhà rông truyền thống để xây phòng học

Pháp luật - Ngọc Chí - 22:57, 16/05/2025
Những ngày này người dân làng Kon Teo Đăk Lấp, xã Đăk Long, huyện Đăk Hà (Kon Tum) bàn tán xôn xao việc UBND xã thông báo tháo dỡ nhà rông truyền thống để xây dựng 2 phòng học tại điểm trường làng. Chủ trương này chưa được người dân trong làng đồng thuận nên đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều, người dân mong muốn được giữ lại nhà rông vì đã gắn bó với họ từ thời điểm lập làng năm 1976.
Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền tháp Po Ramê

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền tháp Po Ramê

Sắc màu 54 - Bá Minh Truyền - 22:54, 16/05/2025
Là ngôi tháp cuối cùng của người Chăm được xây dựng bằng chất liệu gạch nung còn bảo tồn nguyên vẹn, đền tháp Po Ramê không chỉ là di sản kiến trúc độc đáo mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng Chăm. Việc bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa và phục dựng các lễ hội truyền thống tại đây đang được triển khai gắn với phát triển du lịch theo Dự án 6 của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021–2030.
Chạy đôi tàu khách từ Quảng Bình đến Quảng Trị: Giải pháp di chuyển cho công chức đi làm sau khi sáp nhập tỉnh

Chạy đôi tàu khách từ Quảng Bình đến Quảng Trị: Giải pháp di chuyển cho công chức đi làm sau khi sáp nhập tỉnh

Xã hội - Tào Đạt - 22:50, 16/05/2025
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, đơn vị đang xây dựng phương án chạy đôi tàu khách từ ga Đồng Hới đến ga Đông Hà và ngược lại.
Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhà thờ Trà Cổ - Điểm đến hấp dẫn nơi địa đầu Tổ quốc. Vẻ đẹp bình yên ở Hợp tác xã Sinh Dược. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hội thảo khoa học “Bình Định 300 ngày cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc”

Hội thảo khoa học “Bình Định 300 ngày cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc”

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 22:49, 16/05/2025
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc tại Quy Nhơn (16/5/1955 - 16/5/2025), chiều16/5, Tỉnh ủy Bình Định phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu V tổ chức Hội thảo khoa học: “Bình Định 300 ngày cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc tại Quy Nhơn”.
Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa thăm các gia đình tập kết ra Bắc tiêu biểu tại Bình Định

Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa thăm các gia đình tập kết ra Bắc tiêu biểu tại Bình Định

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 22:44, 16/05/2025
Nhân kỷ niệm 70 năm hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam tại Quy Nhơn (16/5/1955 - 16/5/2025), chiều 16/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, đã đi thăm, tặng quà các gia đình cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh tiêu biểu tập kết ra Bắc đang sinh sống trên địa bàn Tp. Quy Nhơn (Bình Định).
Bình Định: Gặp mặt kỷ niệm 70 năm học sinh miền Nam tập kết ra Bắc

Bình Định: Gặp mặt kỷ niệm 70 năm học sinh miền Nam tập kết ra Bắc

Tin tức - T.Nhân - HTrường - 22:40, 16/05/2025
Ngày 16/5, nhân dịp Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm hoàn thành chuyển quân tập kết ra Bắc tại Cảng Quy Nhơn (16/5/1955 - 16/5/2025), Ban Liên lạc học sinh miền Nam tỉnh Bình Định tổ chức gặp mặt các thế hệ học sinh miền Nam tập kết ra Bắc tại Cảng Quy Nhơn.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hoa, dâng hương tại Bảo tàng Quang Trung và Khu tưởng niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hoa, dâng hương tại Bảo tàng Quang Trung và Khu tưởng niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 22:29, 16/05/2025
Nhân chuyến công tác tại tỉnh Bình Định, chiều 16/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân đã dẫn đầu Đoàn công tác của Trung ương đến dâng hoa, dâng hương tại Bảo tàng Quang Trung, Khu tưởng niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc và thăm một số gia đình chính sách tiêu biểu tại huyện Tây Sơn.
Thứ trưởng Nông Thị Hà thăm, làm việc với Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sơn La

Thứ trưởng Nông Thị Hà thăm, làm việc với Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sơn La

Công tác Dân tộc - Tào Đạt - 21:07, 16/05/2025
Ngày 16/5, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Thứ trưởng Nông Thị Hà làm Trưởng đoàn đã tới thăm, làm việc với Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sơn La.