Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người giữ “hồn cốt” Lễ hội Pồn Pôông của dân tộc Mường ở Thanh Hóa

Tào Đạt - 03:22, 05/12/2023

Là nghệ nhân cao tuổi của dân tộc Mường tỉnh Thanh Hóa, nhiều năm qua, bà Phạm Thị Tắng (80 tuổi, trú tại thôn Lỏ, xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa) đã dành nhiều tâm huyết để bảo tồn và phát huy giá trị của của Lễ hội Pồn Pôông - một Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Cùng với sự giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mường ở xứ Thanh luôn được đồng bào giữ gìn và phát huy trong đời sống văn hóa tinh thần.

(Bài CĐ Dân tộc Tôn giáo) Người giữ “hồn cốt” Lễ hội Pồn Pôông của của dân tộc Mường (Thanh Hóa)
Pồn Pôông là lễ hội có từ rất xa xưa của người Mường xứ Thanh

Nét đẹp văn hóa người Mường 

Hỡi trai Mường dưới! Hỡi gái Mường trên! Ta chơi hoa thì hoa đã nở, ta chơi bông thì bông đã thắm. Rượu cần em mời bạn, mời Mường cùng lên vui rượu, em cầm rượu trên tay mời anh, mời chị. Rượu không ngon anh hỡi, em không mời anh uống rượu ngà dưới, rượu không ngọt anh hỡi, em cũng không mời anh ngà trên…” (trích đoạn được dịch từ bài dân ca tiếng Mường được hát trong Lễ hội Pồn Pôông), tiếng hát cùng tiếng cười mang âm hưởng núi rừng của nghệ nhân Phạm Thị Tắng, như báo hiệu cho các thế hệ người Mường xứ thanh biết Lễ hội Pồn Pôông đã bắt đầu.

Trưởng thành trong một gia đình có truyền thống làm thầy mo Mường, từ nhỏ, bà Phạm Thị Tắng đã được sống trong không gian thấm đẫm hồn cốt xứ Mường, với những điệu múa, lời hát Xường của người Mường. Bà Phạm Thị Tắng còn được ông bà, cha mẹ dạy cách đẽo, gọt cây Chạng Pạng làm thành những bông hoa để dựng thành cây bông cao 9 tầng với hàng nghìn bông hoa bằng gỗ. Bà cũng được truyền dạy đầy đủ các nghi thức bảo tồn tín ngưỡng thờ cúng cũng như nghi lễ dựng cây bông.

Với niềm đam mê học hỏi của bản thân, bà Phạm Thị Tắng dần trở thành người lưu giữ "hồn cốt" của văn hóa người Mường ở xã Cao Ngọc nói riêng, của người Mường Thanh Hóa nói chung. Bà Tắng trở thành Ậu Máy - chủ của Lễ hội Pồn Pôông và cũng là Người có uy tín trong làng, biết cúng bái, bốc thuốc chữa bệnh, múa đẹp, hát hay. Cái tên Máy Tắng đã trở thành tên gọi thân thuộc của bà không chỉ ở xã Cao Ngọc.

Máy Tắng cho biết, Pồn Pôông là lễ hội có từ rất xa xưa, có người cho rằng, nó bắt nguồn từ sử thi “Đẻ đất, đẻ nước”. Đây là “hồn cốt”, nét văn hóa khổng thể thiếu của người Mường. Trong tiếng Mường, “Pồn” có nghĩa là chơi, vờn, nhảy múa; “Pôông” có nghĩa là bông, hoa. “Pồn Pôông” tức là lễ thưởng hoa, chơi hoa xung quanh cây Bông.

“Lễ hội được người Mường tổ chức hằng năm vào các ngày rằm tháng Giêng, rằm tháng Ba và rằm tháng Bảy để cầu mong no ấm, thóc đầy bồ, lúa đầy sân, con người hạnh phúc.“Pồn Pôông” là loại dân ca nghi lễ, thần linh vừa mang tính chất giao duyên trai gái, vừa cầu phúc...”, Máy Tắng nói.

Lễ hội Pồn Pôông gồm có hai phần, phần lễ và phần hội (diễn trò). Tại phần lễ, Ậu Máy sẽ dùng văn vần thông báo với thần linh năm nay mùa màng bội thu, dân làng mở hội để tỏ lòng biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, người người hạnh phúc và mời thần tổ, vua cha về vui chơi...

(Bài CĐ Dân tộc Tôn giáo) Người giữ “hồn cốt” Lễ hội Pồn Pôông của của dân tộc Mường (Thanh Hóa) 2
Thầy cúng chủ trì phần lễ, tạ ơn thần linh, tổ tiên và mới về vui chơi cùng người dân

Sau phần lễ của Ậu Máy là phần hội. Cây Bông sẽ là trung tâm của lễ hội, là biểu tượng của vũ trụ bao la, hội tụ đầy đủ vạn vật mà tạo hóa đã ban tặng cho con người từ thuở hồng hoang. Dưới gốc cây bông, bên ngôi nhà sàn cổ, khi tiếng trống, tiếng cồng, chiêng nổi lên cũng là lúc Máy Tắng cùng đoàn người trong trang phục truyền thống của người Mường vừa đi vừa nhảy múa vừa hát quanh cây bông. Xen lẫn những điệu múa, lời ca là tiếng cười sảng khoái của Máy Tắng như giục giã, mời gọi mọi người trong bản nhanh chóng tụ hội về quanh cây bông.

Máy Tắng là người dẫn chuyện kể lại giai thoại sinh ra trời đất, thiết lập bản Mường… Máy Tắng kể chuyện Xường, mỗi khi kể đến giai thoại nào là các nam thanh nữ tú biểu diễn trò mô phỏng hoạt động đó.

Dù đã 80 tuổi nhưng Máy Tắng vẫn nhớ đầy đủ, chi tiết của loại hình nghệ thuật Pồn Pôông với 48 trò chơi, trò diễn đặc sắc như: Chia đất - chia nước, phát nương - phát rẫy, cày, bừa, cấy, làm cỏ, gặt, gánh lúa, đạp lúa, xáy lúa, giã gạo, xảy, sàng gạo, đồ xôi, đánh cá, chọi trâu, chọi gà, bắt hổ giữ, ném còn, mời bản ăn cơm dam và uống rượu cần…Tất cả giúp tái tạo, mô phỏng và kể lại toàn bộ đời sống sinh hoạt văn hóa của đồng bào Mường, mọi thứ kết nối thành một câu chuyện dài được kể thâu đêm suốt sáng bên cây Bông.

Chính vì những dấu ấn rất riêng của Lễ hội Pồn Pôông của đồng bào dân tộc Mường đã được Bộ VH,TT&DL công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia vào năm 2017.

(Bài CĐ Dân tộc Tôn giáo) Người giữ “hồn cốt” Lễ hội Pồn Pôông của của dân tộc Mường (Thanh Hóa) 3
Chủ lễ kể chuyện Xường, mỗi khi kể đến giai thoại nào là các nam thanh nữ tú biểu diễn trò mô phỏng hoạt động đó xung quanh cây Bông.

Giữ văn hóa để phát triển du lịch

Lễ hội Pồn Pôông cuốn hút bởi ở sự khéo léo của người làm ra cây bông, với những chùm hoa gỗ lung linh sắc màu và hình những muông thú, nông cụ sản xuất... Đây cũng là dịp, để mọi người cùng nhau ôn lại lịch sử hào hùng của một dân tộc, biết chinh phục thiên nhiên, dũng cảm chống giặc ngoại xâm dựng nên Mường, nên bản góp phần cùng các dân tộc anh em xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Thế nhưng, do sự phát triển của các loại hình văn hóa, văn nghệ hiện đại mà Lễ hội Pồn Pôông có thời gian đã bị lãng quên. Mãi đến năm 1987, 1990, khi tỉnh Thanh Hóa bắt tay vào việc bảo tồn các trò chơi, trò diễn dân gian theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII thì Lễ hội Pồn Pôông như được hồi sinh trở lại.

(Bài CĐ Dân tộc Tôn giáo) Người giữ “hồn cốt” Lễ hội Pồn Pôông của của dân tộc Mường (Thanh Hóa) 4
Tiếng cồng chiêng của người Mường mang theo âm điệu của núi rừng xứ Thanh

Với nhiều tâm huyết của mình, nhiều năm qua, bà Phạm Thị Tắng đã miệt mài truyền dạy lại các điệu múa, lời hát Pồn Pôông nói riêng và văn hóa người Mường nói chung cho các thế hệ. Cùng với sự quan tâm của chính quyền tỉnh Thanh Hóa, nhiều lớp truyền dạy đã được mở ra, số người được nghệ nhân Phạm Thị Tắng chỉ dạy đã lên đến con số hàng trăm người. Đây sẽ là những hạt nhân nòng cốt trong phong trào văn nghệ truyền thống, dân gian của người Mường xứ Thanh.

Nghệ nhân Phạm Thị Tắng chia sẻ, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, bản Mường nay đã khác xưa. Nhờ những tuyên truyền và hỗ trợ của các cấp lãnh đạo trong việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 - PV), đến nay, điện, đường, trường, trạm nay đã đồng bộ, người dân đi lại thuận tiện, con trẻ đến trường học chữ, bà con ai ai cũng vui…

“Khi cuộc sống của người dân được ấm no, các thế hệ người Mường xứ Thanh cũng ngày càng quan tâm đến việc giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc. Không chỉ có mỗi Lễ hội Pồn Pôông, mà nhiều các nét đẹp văn hóa truyền thống khác cũng được bảo tồn trọn vẹn”, bà Tắng tâm sự.

Được biết, với những cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa của dân tộc, tháng 11/2015, bà Phạm Thị Tắng được công nhận Nghệ nhân ưu tú. Đến năm 2021, bà tiếp tục được công nhận Nghệ nhân nhân dân.

(Bài CĐ Dân tộc Tôn giáo) Người giữ “hồn cốt” Lễ hội Pồn Pôông của của dân tộc Mường (Thanh Hóa) 5
Nhờ thực hiện các chương trình MTQG, người Mường tại Thanh Hóa ngày càng quan tâm tới việc giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc

Là người trẻ dân tộc Mường, chị Phạm Thị Quý (35 tuổi, trú tại xã Ngọc Lập, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa) tâm sự: Nhờ sự tuyên truyền của có các cấp chính quyền và những chỉ dạy của Máy Tắng, các thế hệ người Mường xứ Thanh ngày càng có hứng thú với tìm hiểu và thực hành các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Trao đổi với báo Dân tộc và Phát triển, bà Nguyễn Thị Mai Hương, Giám đốc Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh Thanh Hóa khẳng định: Về việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Mường luôn được địa phương quan tâm. Tỉnh cũng tạo nhiều điều kiện để những nghệ nhân như bà Tắng có thể truyền dạy bản sắc dân tộc cho các thế hệ trẻ nhằm mục đích bảo tồn các nét đẹp văn hóa của dân tộc nay.

“Thực hiện Chương trình MTQG 1719 và các chính sách của tỉnh Thanh Hóa về bảo tồn, phát huy các nét đẹp văn hóa của đồng bào DTTS. Tỉnh đặt mục tiêu gắn việc bảo tồn với phát triển du lịch cộng đồng. Qua đó cũng giúp đồng bào phát triển kinh tế”. bà Nguyễn Thị Mai Hương cho hay.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Liên Sơn ngày mới

Liên Sơn ngày mới

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) được triển khai tại tỉnh Ninh Thuận đã tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào dân tộc Raglay ở thôn Liên Sơn 2, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước. Cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đặc biệt quan tâm đồng hành cùng người dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ, tạo sinh kế, nâng cao đời sống cho đồng bào vùng khó khăn.
Tin nổi bật trang chủ
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Nhìn lại lịch sử cách mạng nước ta, hội nhập và phát triển của đất nước luôn gắn liền với những biến chuyển của thời đại. Ngay từ những ngày đầu lập nước, trong bức thư gửi tới Liên Hợp quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ tinh thần là Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, bày tỏ mong muốn “thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực”. Đây có thể được coi là “bản tuyên ngôn” đầu tiên về cách tiếp cận của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với cộng đồng quốc tế.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Nhìn lại lịch sử cách mạng nước ta, hội nhập và phát triển của đất nước luôn gắn liền với những biến chuyển của thời đại. Ngay từ những ngày đầu lập nước, trong bức thư gửi tới Liên Hợp quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ tinh thần là Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, bày tỏ mong muốn “thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực”. Đây có thể được coi là “bản tuyên ngôn” đầu tiên về cách tiếp cận của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với cộng đồng quốc tế.
Các địa phương chú trọng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTS

Các địa phương chú trọng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 6 giờ trước
Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho đồng bào DTTS đã và đang được các địa phương chú trọng, tăng cường. Công tác tuyên truyền PBGDPL cũng được thực hiện sáng tạo, phù hợp với đặc điểm, tình hình vùng đồng bào DTTS và miền núi, từ đó nâng cao nhận thức pháp luật trong đồng bào DTTS, góp phần ổn định an ninh trật tự, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo ở cơ sở.
Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thời sự - PV - 19:35, 02/04/2025
Chiều 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã chủ trì Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Thời sự - PV - 17:50, 02/04/2025
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 2/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia.
Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tin tức - Ngọc Thu - 16:47, 02/04/2025
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 30/3, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng, sửa chữa 4.289/8.485 nhà, đạt 50,55% kế hoạch.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 16:39, 02/04/2025
Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...
Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Du lịch - Minh Nhật - 16:10, 02/04/2025
Được thiết kế dành riêng cho dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các tour du lịch không chỉ góp phần phát huy ý nghĩa, giá trị văn hóa lịch sử của các điểm đến mà còn mang tính giáo dục sâu sắc, góp phần nâng cao nhận thức và lòng tự hào dân tộc.
Đắk Lắk: Người có uy tín phát huy vai trò đoàn kết ở buôn làng

Đắk Lắk: Người có uy tín phát huy vai trò đoàn kết ở buôn làng

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 16:02, 02/04/2025
Gương mẫu, đi đầu trong mọi phong trào, đồng hành cùng đồng bào DTTS trong cuộc sống, sinh hoạt, lao động sản xuất...; đội ngũ Người có uy tín tỉnh Đắk Lắk được ví như “trung tâm đoàn kết” của buôn làng, là hạt nhân đặc biệt góp phần củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thanh minh trong tiết tháng Ba

Thanh minh trong tiết tháng Ba

Sắc màu 54 - Đức Hồng - 16:01, 02/04/2025
Từ xa xưa, Tết Thanh minh (được tổ chức vào mùng 3 tháng Ba Âm lịch hằng năm) đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng đối với người Việt. Đối với đồng bào Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng, Tết Thanh minh là một trong những ngày Tết lớn sau Tết Nguyên đán. Đây không chỉ là dịp tưởng nhớ tổ tiên mà còn là lúc con cháu sum vầy, thấm tình gắn kết dòng tộc.
Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Pháp luật - Phạm Tiến - 15:49, 02/04/2025
Từ năm 2024 đến nay, nhiều hộ đồng bào DTTS tham gia Dự án trồng cây dược liệu quý (trồng cây gấc) ở huyện A Lưới , TP. Huế rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Đất trồng cây gấc đã san ủi, hố trồng cây gấc đã đào, thế nhưng đơn vị tham gia liên kết sản xuất là Công ty La San lại chưa giao cây giống, vật tư trồng gấc như cam kết.