Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gìn giữ, bảo tồn nhạc cụ truyền thống của người Ê Đê: Đặt niềm tin ở thế hệ trẻ

Chí Tín - Vũ Mừng - 08:00, 03/12/2023

Bằng tất cả sự tự hào, Y Bây Kbuôr, Trưởng buôn Kmrơng prông A, xã Ea tu, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã giới thiệu với chúng tôi về chiêng tre (Ching Kram) một cách vô cùng thu hút: “Chiêng tre không chỉ đơn thuần là một nhạc cụ nghệ thuật thể hiện sự tài hoa của chủ thể sáng tạo ra nó, mà còn chứa đựng giá trị to lớn về mặt văn hóa tinh thần của người Ê Đê”.

(Bài CĐ Dân tộc Tôn giáo) Gìn giữ, bảo tồn nhạc cụ truyền thống của người Ê Đê: Đặt niềm tin ở thế hệ trẻ
Y Bây Kbuôr - Bí thư Chi bộ buôn Kmrơng Prông A cùng các em thanh, thiếu niên người Ê Đê trong một buổi trình diễn nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình

Báu vật thiêng kết nối cộng đồng

Phải chăng do ra đời giữa đại ngàn nên âm nhạc Tây Nguyên được chắt lọc từ âm thanh thiên nhiên, từ hồn cốt xứ sở và căn tính con người nơi đây. Đó là âm nhạc thiêng, là phương tiện thể hiện tâm trạng và nhu cầu giao tiếp với thần linh, với thiên nhiên và cộng đồng thân thuộc. Và chắc chắn chiêng tre là một trong những đại diện như vậy!

Theo lời Y Bây Kbuôr, chiêng tre do chính người Ê Đê tạo ra từ những nguyên liệu tự nhiên, sẵn có trong rừng. Bộ chiêng tre thường có 5, 7, 9, 11 hoặc 19 chiếc hợp lại. Chế tác được một bộ Ching Kram rất kỳ công, cây tre chặt về phơi khô khoảng 2 tháng. Độ dài mỗi ống tre từ 29-45cm. 

Các ống tre được bịt kín một đầu giữ nguyên mắt, đầu còn lại gọt giũa để tạo âm thanh. Đi theo mỗi ống tre là một thanh tre già. Khi diễn tấu, người đánh kẹp ống tre vào 2 đùi, đặt thanh tre già nằm ngay phía trên miệng ống, một đầu kê trên đùi một đầu đỡ bằng lòng bàn tay trái. Tay phải cầm khúc cây làm dùi gõ vào giữa thanh tre.

(Bài CĐ Dân tộc Tôn giáo) Gìn giữ, bảo tồn nhạc cụ truyền thống của người Ê Đê: Đặt niềm tin ở thế hệ trẻ 1
Y Đôni Niê (bên trái) và Y Soriam Kbuôr (bên phải) nâng niu trên tay nhạc cụ Ching Kram

Cũng như chiêng đồng, nghệ thuật chỉnh chiêng tre đòi hỏi nghệ nhân phải có một đôi tai thẩm âm thật tốt và đôi tay khéo léo. Tùy theo độ lệch của âm cao hay thấp mà nghệ nhân cắt ngắn, hay gọt bớt miệng ống. Trong dàn chiêng tre, mỗi chiếc Ching Kram có âm sắc, giai điệu với cung bậc riêng. Khi tất cả cùng vang lên sẽ tạo nên một dàn hợp xướng giống như chiêng đồng. 

Nếu âm thanh của chiêng đồng trầm bổng, chậm rãi, ngân vang thì chiêng tre lại có phần mộc mạc, rền chắc và rộn ràng. Kỳ công chế tác là thế, nhưng mỗi bộ chiêng tre chỉ sử dụng được một thời gian rồi phải làm mới, vì nếu để lâu thì âm thanh sẽ không được như ban đầu nữa.

Lắng nghe và xem trọn vẹn đội chiêng tre của buôn Kmrơng, Prông A trình tấu 3 bài “Chong chóng quay”, “Giai điệu Aray” và “Cơn mưa đá” với những tiết điệu khoan thai và phiêu bồng như suối thác, chúng tôi phải gật đầu công nhận thanh âm của Ching Kram không chỉ còn là âm nhạc, đó thực sự là tiếng lòng, tiếng đời của người chơi chiêng, là lời tâm tình gửi tới nhau và gửi đấng tối cao. Bằng thanh âm mộc mạc, gần gũi những chiếc chiêng tre đã gắn con người với thế giới thần linh và gắn thần linh với thế giới con người.

(Bài CĐ Dân tộc Tôn giáo) Gìn giữ, bảo tồn nhạc cụ truyền thống của người Ê Đê: Đặt niềm tin ở thế hệ trẻ 2
Nỗ lực sân khấu hóa các tiết mục trình diễn chiêng tre nhằm quảng bá và phục vụ du lịch

Để buôn làng rộn ràng tiếng chiêng

Nâng niu chiếc chiêng trên trên tay, Y Bây Kbuôr hồi tưởng, trước đây trong các lễ hội của đồng bào dân tộc Ê Đê như lễ hội cúng bến nước, lễ hội ăn cơm mới, lễ kết nghĩa anh em, lễ đặt tên… được tổ chức tại buôn làng đều không thể thiếu được thanh âm của Ching Kram. Qua Ching Kram người nghe như được ngắm một “bức tranh âm nhạc” toàn cảnh về văn hóa, con người, cuộc sống Tây Nguyên từ xa xưa cho tới nay, từ cái chung cho tới cái riêng... độc đáo, cụ thể, hấp dẫn. 

Thế nhưng, dưới tác động của nhiều yếu tố đã khiến mạch sống và nhịp điệu sinh hoạt trong các buôn khác trước rất nhiều, nên có một khoảng thời gian Ching Kram phần nào mai một. Thực tế đó đã khiến những người nặng lòng với văn hóa truyền thống của dân tộc Ê Đê, như Y Bây Kbuôr hết sức lo âu, trăn trở.

Với một niềm tin mãnh liệt rằng, nền tảng văn hóa từng được người Ê Đê bồi đắp qua hàng trăm năm vẫn luôn có sức chi phối mạnh mẽ trong đời sống đương đại, Trưởng buôn Kmrơng prông A đã miệt mài mở lớp dạy cách chế tác và cách chơi Ching Kram cho những người trẻ. Anh quả quyết: Những người trẻ là những người sẽ quyết định tương lai của buôn làng, quyết định sự tồn tại của văn hóa bản địa. Tôi luôn kỳ vọng vào một thế hệ trẻ am hiểu, đam mê âm nhạc dân gian Tây Nguyên nói chung và âm nhạc Ê Đê nói riêng, vấn đề là biết cách khơi đúng mạch, phát huy đúng hướng. Ngoài ra, không để chiêng tre chỉ xuất hiện trong các buổi sinh hoạt nghi lễ tại buôn làng nữa, tôi cùng đội chiêng của buôn đang nỗ lực sân khâu hóa chiêng tre, đưa chiêng tre đi biểu diễn để thật nhiều người biết tới loại nhạc cụ này.

Dù chỉ mới 14 tuổi, thế nhưng cùng với đội chiêng tre của buôn Kmrơng prông A, Y Sô rian đã có thể thể hiện được nhiều bài hát của dân tộc Ê Đê bằng chiêng tre. Em kể lại: “Để chơi được chiêng tre em mất 3 tháng làm quen với nhạc cụ và 6 tháng sau em mới thuộc được âm điệu của một số bài hát. Thời gian đầu em thấy khó học lắm, từng nghĩ tới chuyện bỏ cuộc nhưng anh Y Bây Kbuôr động viên em rất nhiều”.

(Bài CĐ Dân tộc Tôn giáo) Gìn giữ, bảo tồn nhạc cụ truyền thống của người Ê Đê: Đặt niềm tin ở thế hệ trẻ 3
Các thiếu nữ Ê Đê hòa mình vào giai điệu của Ching Kram

Giống như Y Soriam Kbuôr, Y Đô ni cũng say mê với Ching Kram và đã có hơn 4 năm gắn bó với loại nhạc cụ này. Y Đô ni hồ hởi: “Em học chơi Ching Kram từ lúc 14 tuổi, ở buôn em có nhiều bạn cùng tham gia học lắm. Em học để cùng với mọi người trong buôn gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc mình”.

Kể từ khi bắt tay thực hiện Dự án 6: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) TP. Buôn Ma Thuột đã có nhiều hoạt động đa dạng và phong phú nhằm “tiếp sức” cho di sản này. Trong đó, việc truyền dạy kiến thức, kỹ năng diễn tấu cồng chiêng cho lớp trẻ được chú trọng, đầu tư thích đáng nên đã tạo chuyển biến rõ nét trong nhận thức và trách nhiệm của lớp trẻ về việc gìn giữ, phát huy vốn văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Hiệu quả của Dự án được thể hiện rõ nét tại Liên hoan các đội chiêng trẻ TP. Buôn Ma Thuột lần thứ I được tổ chức vào cuối tháng 10 vừa qua. Ông Võ Tiến Dũng, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin TP. Buôn Ma Thuột cho biết, trên địa bàn thành phố có 33 thôn, buôn người dân tộc thiểu số, thì có 14 đội chiêng trẻ, với hơn 250 nghệ nhân, diễn viên “nhí”  tham gia kỳ liên hoan này. Đây là thành quả đáng kể và có ý nghĩa sau những năm triển khai đề án truyền dạy diễn tấu cồng chiêng cho thế hệ trẻ của chính quyền TP. Buôn Ma Thuột nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Thời sự - Nhóm PV - 22:31, 25/07/2024
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người xếp hàng ngay ngắn, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Thời sự - Thúy Hồng - 21:51, 25/07/2024
Ngay từ sáng sớm ngày 25/7, dòng người từ TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận trong cả nước đã đến xếp hàng dọc các con phố dẫn tới Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội và quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để chờ được vào thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.