Tin tức -
Lê Hường -
08:35, 05/02/2024 Ngày 4/2, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố tổ chức chương trình Khai mạc các hoạt động trình diễn và diễn tấu Cồng chiêng chào xuân Giáp Thìn 2024 tại Quảng Trường 10/3.
“Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ 14 đến 19/4 tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam với nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc sắc. Các hoạt động tôn vinh văn hóa dân tộc với sự tham gia của 100 đồng bào thuộc 16 dân tộc đang sinh sống tại Làng, và 100 đồng bào các dân tộc từ các tỉnh Đắk Lắk, Sóc Trăng, Thanh Hóa, Lâm Đồng.
Bằng tất cả sự tự hào, Y Bây Kbuôr, Trưởng buôn Kmrơng prông A, xã Ea tu, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã giới thiệu với chúng tôi về chiêng tre (Ching Kram) một cách vô cùng thu hút: “Chiêng tre không chỉ đơn thuần là một nhạc cụ nghệ thuật thể hiện sự tài hoa của chủ thể sáng tạo ra nó, mà còn chứa đựng giá trị to lớn về mặt văn hóa tinh thần của người Ê Đê”.
Vừa qua, tại không gian Làng dân tộc Ê Đê, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô - Sơn Tây - Hà Nội), đồng bào dân tộc Ê Đê đã tái hiện Lễ kết nghĩa Mẹ - Con giữa mẹ nuôi (Hyum Niê) và con nuôi (Y Vâng Brông) đến từ buôn Tơng Ju, xã Ea Kao, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk theo đúng nghi thức truyền thống của đồng bào Ê Đê.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Phú Yên là địa bàn cư trú của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 DTTS, chủ yếu là các dân tộc Ê Đê, Chăm, Ba Na. Nhờ thực hiện kịp thời và đồng bộ các chính sách dân tộc, những năm gần đây, đời sống kinh tế, xã hội vùng DTT và miền núi ngày càng có nhiều thay đổi tích cực.
Sắc màu 54 -
Lê Hường-Thùy Dung -
19:02, 06/09/2022 Sử thi là nghệ thuật truyền khẩu độc đáo của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên, được lưu giữ trong trí nhớ các nghệ nhân và thường được diễn xướng trong các dịp sinh hoạt cộng đồng. Tuy nhiên, loại hình nghệ thuật dân gian truyền miệng này lại rất dễ mai một. Bởi nghệ nhân am hiểu, thuộc nhiều sử thi ngày càng hiếm hoi, trong khi người trẻ vẫn chưa sẵn sàng đón nhận vốn liếng cha ông để lại. Theo thời gian, những đêm khan đang dần vắng bóng ở các buôn làng.
Bao đời nay cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Buôn Đôn gắn liền với voi, con voi không chỉ là tài sản mà còn góp phần làm nên bản sắc văn hóa rất riêng . Đồng bào DTTS ở đây coi voi như một người thân trong gia đình. Khi voi chết, người dân tổ chức an táng, làm lễ bỏ mả như con người. Vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để hình ảnh con voi, văn hóa voi ở xứ sở này mãi trường tồn?
Kpan là tên gọi một loại ghế dài của người Ê-đê, làm bằng thân cây gỗ, đặt trong nhà dài, làm chỗ ngồi của đội cồng chiêng trong các dịp lễ hội. Người Ê-đê coi Kpan là chiếc ghế quyền lực, vì chỉ người giàu có ngôi nhà rất dài mới có ghế Kpan. Và khi cùng ngồi trên ghế Kpan, mọi hận thù, khoảng cách về địa vị sẽ được xóa đi, chỉ có tình cảm chân thành đọng lại.
Y Pốt Niê là một trong số ít doanh nhân trẻ dân tộc Ê đê, mạnh dạn khởi nghiệp và thành công với thương hiệu Ê đê Café. Sau 2 năm khởi nghiệp, Ê đê Café đã được công nhận OCOP 4 sao, giải quyết việc làm cho hàng chục lao động, giúp hàng chục hộ đồng bào DTTS nâng cao thu nhập từ cây cà phê.
Nhờ mạnh dạn vay vốn nuôi bò 3B, Y Nem sinh năm 1993, người dân tộc Ê Đê ở buôn Chung, xã Ea Bar, huyện Sông Hinh (Phú Yên) đã thoát nghèo. Từ đây mở ra hướng lập nghiệp mới cho nhiều thanh niên DTTS.
Xã hội -
Lê Hường -
15:48, 01/10/2021 Từng là tâm dịch nóng nhất tỉnh Đắk Lắk cuối tháng 7, với 51 ca bệnh Covid-19 là người dân tộc Ê Đê, 1 tháng nay buôn Ea Bhốk, xã Ea Bhốk, huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) không có ca bệnh mới, tất cả F1 đã hoàn thành thời gian cách ly, hầu hết bệnh nhân đã khỏi bệnh, xuất viện. Buôn Ea Bhốk đã trở lại nhịp sống bình thường.
Phóng sự -
Huỳnh Dũng Nhân -
16:44, 05/02/2021 Cuối năm 2020, tôi chọn TP. Buôn Ma Thuột cho chuyến du lịch cuối cùng của năm. Thật tình cờ, nơi tôi ở là Homestay trên đường mang tên cố ca sĩ, NSND người Ê Đê Y Moan Enuol.
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã xây dựng kế hoạch tổ chức Lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy nghề dệt thổ cẩm dân tộc Ê Đê tỉnh Phú Yên, năm 2023.
Media -
Kim Anh - Tố Oanh -
18:59, 14/09/2022 Có mặt từ rất lâu đời ở Tây Nguyên, dân tộc Ê Đê, hiện có khoảng trên 300 nghìn người (theo số liệu điều tra năm 2019). Dân tộc Ê Đê, sống tập trung chủ yếu trên cao nguyên Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hòa gắn với canh tác nương rẫy và luôn luôn gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Giáo dục -
Hoàng Thùy - Phan Trọng -
17:49, 26/10/2021 Sinh ra trong gia đình thuộc hộ nghèo, thiếu thốn nhiều thứ, song cô học trò người dân tộc Ê Đê H’Ô Ran Byă (SN 2011) ở Buôn Nui, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút (Đắk Nông), luôn nỗ lực và đạt được nhiều thành tích trong học tập. Em là 1 trong 4 thiếu nhi đại diện tỉnh Đắk Nông được tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ Toàn quốc năm 2020.
Ở buôn Kram, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk có nhiều nghệ nhân giỏi chế tác các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc Ê Đê. Trong số đó phải kể đến nghệ nhân Y Gõ Niê - người biết chế tác nhiều loại nhạc cụ nhất ở buôn.