Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người Sán Dìu ở Tuyên Quang giữ gìn điệu Soọng cô

Phượng Diễm - 06:45, 25/11/2023

Mỗi dân tộc đều có một “báu vật" văn hoá riêng. Đối với người Sán Dìu ở Tuyên Quang, có thể nói báu vật đó là điệu hát Soọng cô - di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận. Đặc biệt, người Sán Dìu luôn ý thức được việc gìn giữ và lan tỏa di sản văn hóa, để Soọng cô hiện diện sống động trong cuộc sống của đồng bào

Biểu diễn Soọng cô ở sân đình
Biểu diễn Soọng cô ở sân đình

Ở Tuyên Quang, cộng đồng dân tộc Sán Dìu có hơn 10.000 người, chỉ chiếm khoảng 1,4% dân số toàn tỉnh, nhưng dấu ấn văn hoá của họ lại khá đậm nét. Và Soọng cô là một nét đặc sắc không thể trộn lẫn.

Truyền thuyết “Truyện quả bầu” giải thích nguồn gốc dân tộc Sán Dìu, có kể lại về sự ra đời của Soọng cô. Thủa xa xưa, khi trời đất còn gần nhau, một ngày nọ, ông trời nổi giận cho nước dâng cao đe doạ đến đời sống yên bình của một làng quê nằm bên sông. Hai chị em mồ côi nọ, tuy không cha mẹ nhưng lại nhanh nhẹn, trốn được vào một quả bầu khô, rồi nổi lên theo dòng nước mà sống sót.

 Khi nước rút, vì trong vùng không còn ai, họ đành lấy nhau, sinh nhiều con cháu làm cho người Sán Dìu hồi sinh trở lại. Do con cháu trong làng cùng huyết thống, không thể tiếp tục lấy nhau được nên họ phải sang làng khác tìm hiểu. Và trong lúc tìm duyên, họ đã dùng lời ca, tiếng hát để bày tỏ lòng mình. Đó chính là ngọn nguồn ra đời điệu hát Soọng cô và được gìn giữ cho đến tận ngày nay.

Theo tiếng Sán Dìu, "soọng" nghĩa là xướng, còn "cô" nghĩa là ca, vậy Soọng cô có nghĩa là ca hát. Đây là hình thức phổ biến trong các dịp lễ hội, mùa xuân, thể hiện tình yêu xứ sở, yêu lao động và mối quan hệ giữa người với người. Soọng cô được hát theo sách, rất bài bản. 

Chủ đề của soọng cô cũng rất phong phú, từ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, đến tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, nghĩa sống có hiếu, có nhân. Ngày nay, dựa vào giai điệu cổ, người Sán Dìu còn sáng tác thêm những bài ca mới, theo những chủ đề hiện đại như ca ngợi quê hương đất nước, bản làng.

Tiếng hát cất lên từ nếp nhà, bên bờ suối, từ trên nương, trong các lễ hội, đám cưới, lúc dìu dặt, êm ái, khi ngân cao, vang xa, lúc thánh thót ngân nga, khi trầm ấm, đi vào lòng người… Tất cả làm nên một món ăn tinh thần không thể thiếu, có sức sống mãnh liệt suốt bao nhiêu thế hệ người Sán Dìu.

Nghệ nhân Lục Văn Bảy và CLB Soọng cô
Nghệ nhân Lục Văn Bảy và CLB Soọng cô

Ở xã Ninh Lai huyện Sơn Dương, Tuyên Quang, người Sán Dìu sinh sống tập trung, chiếm khoảng 70 dân số của xã. Bà con đều tự hào khi biết làn điệu truyền thống của dân tộc mình đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Bởi vậy, khi có câu lạc bộ hát Soọng cô, mọi người đều náo nức tham gia. Đó là nơi để được giao lưu và được hát lên làn điệu truyền thống của dân tộc mình, như là được gặp lại ngàn xưa, mà cũng là được mang sức mạnh ấy đến cho mai sau.

Câu lạc bộ Soọng cô của xã Ninh Lai có đến hơn 100 thành viên, các thôn trong xã đều có người tham gia. Để duy trì được hoạt động của câu lạc bộ, không thể không kể đến tâm huyết của ông Lục Văn Bảy, Chủ nhiệm Câu lạc bộ. 

“Tuần nào câu lạc bộ cũng sinh hoạt, rất đều đặn. Mới đầu chỉ có các thành viên lớn tuổi, vốn đã có kinh nghiệm và thời tuổi trẻ hát Soọng cô. Nhưng về sau này, câu lạc bộ còn kết nạp thêm nhiều thành viên là thiếu niên, thiếu nhi là những người trẻ, tiếp thu nhanh.  Đó chính là niềm hy vọng, là lớp trẻ sẽ gìn giữ và tiếp nối truyền thống đặc sắc này của dân tộ", .ông Bảy cho hay.

Không chỉ có Ninh Lai mà ở xã bên - Sơn Nam cũng có một câu lạc bộ tương tự, với rất nhiều thành viên trẻ tuổi tham gia, để rồi họ truyền lại cho nhau những điệu hát qua các buổi sinh hoạt hàng tuần.

Em Đỗ Thị Thanh Trà (xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương) cho biết, em rất thích tham gia lớp học vì ở đây em được chỉ bảo tận tình. Em sẽ cố gắng tập luyện và mong ước biểu diễn văn nghệ ở trường sẽ là dịp em hát điệu Soọng cô, để cả thầy, cô giáo và các bạn cùng biết đến nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Sán Dìu.

Từ người trẻ đến người già đều mong gìn giữ điệu hát dân tộc
Từ người trẻ đến người già đều mong gìn giữ điệu hát dân tộc

Trong các địa phương có sự hiện diện của đồng bào dân tộc Sán Dìu, Tuyên Quang cũng là một tỉnh tích cực thúc đẩy gìn giữ, phát huy nét đẹp của Soọng cô. Từ khuyến khích thành lập các đội văn nghệ quần chúng, cho đến việc giao Đoàn nghệ thuật dân tộc tỉnh sưu tầm, dàn dựng các tiết mục Soọng cô để lồng ghép trong các chương trình biểu diễn, văn hoá nghệ thuật.

Như ông Bảy tâm sự: “Tôi thấy mình không đơn độc, vì ngoài sự hưởng ứng nhiệt huyết của bà con, còn có sự vào cuộc của các cấp chính quyền, địa phương để cùng chung tay bảo tồn giá trị văn hoá độc đáo của người Sán Dìu".

Với Soọng cô, không chỉ là câu chuyện những câu hát được vang lên, làm đẹp cuộc sống, mà còn là nét văn hoá tinh thần quý báu do cha ông truyền lại, là sợi dây níu giữ người Sán Dìu sống đoàn kết, sống đẹp như bao đời nay vẫn thế.

Tỉnh Tuyên Quang hiện có 425 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có 10 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, là: Lễ hội Lồng tông, hát Then của dân tộc Tày; hát Páo dung, lễ Cấp sắc của dân tộc Dao; kéo co truyền thống của cộng đồng các dân tộc Tuyên Quang; hát Soọng cô của dân tộc Sán Dìu; hát Sình ca của người Cao Lan (nhóm địa phương thuộc dân tộc Sán Chay); Lễ hội Đình Thọ Vực; Lễ hội rước Mẫu đền Hạ, đền Thượng và đền Ỷ La; Nghệ thuật trang trí trên trang phục truyền thống của người Dao…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Liên Sơn ngày mới

Liên Sơn ngày mới

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) được triển khai tại tỉnh Ninh Thuận đã tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào dân tộc Raglay ở thôn Liên Sơn 2, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước. Cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đặc biệt quan tâm đồng hành cùng người dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ, tạo sinh kế, nâng cao đời sống cho đồng bào vùng khó khăn.
Tin nổi bật trang chủ
Khi trường học rộn tiếng cồng chiêng

Khi trường học rộn tiếng cồng chiêng

Những vũ điệu xoang, tamya Arya, dăm dar… được các em học sinh người DTTS thể hiện bằng những động tác thật khỏe khoắn, dứt khoát, nhưng không kém phần uyển chuyển, duyên dáng, nhịp nhàng, hòa nhịp cùng tiếng trống, tiếng cồng chiêng, tiếng khèn bầu dìu dặt cuốn hút người xem. Bởi các điệu múa và thanh âm ấy như máu thịt, hồn cốt của đồng bào DTTS Tây Nguyên, hiện nay được nhiều trường học phổ thông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có ý thức gìn giữ và phát huy.
“Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn

“Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn

Media - BDT - 7 phút trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 21/5, có những thông tin đáng chú ý sau: “Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn. Chùa Phúc Sơn trên núi Phượng Hoàng. Gìn giữ và truyền dạy nghề thêu của người Dao Đỏ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sư Đoàn 320 trao gần 1,7 tỷ đồng hỗ trợ học sinh DTTS khó khăn vùng biên giới

Sư Đoàn 320 trao gần 1,7 tỷ đồng hỗ trợ học sinh DTTS khó khăn vùng biên giới

Xã hội - Ngọc Thu - 17 phút trước
Ngày 21/5, Sư Đoàn 320 (Quân đoàn 34) đã triển khai Chương trình “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em đến trường” tại 3 xã biên giới Ia Dom, Ia Nan và Ia Pnôn của huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.
Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân các xã khu vực miền núi thực hiện hoạt động bầu cử

Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân các xã khu vực miền núi thực hiện hoạt động bầu cử

Thời sự - Hoàng Quý - 18 phút trước
Sáng 21/5, trong phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, các Đại biểu Quốc hội bày tỏ đặc biệt quan tâm tới hoạt động bầu cử tại các xã sau khi thực hiện chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương thành 2 cấp, đặc biệt là các xã miền núi, vùng DTTS.
Đắk Nông: Kỷ luật cảnh cáo nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Đắk Nông: Kỷ luật cảnh cáo nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Pháp luật - Lê Hường - 18 phút trước
Ngày 21/5, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Nông vừa ban hành Công văn số 715-CV/UBKTTU ngày 16/5/2025 về việc thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
Triển khai các Chương trình MTQG - Trợ lực đưa Bắc Trà My sớm thoát khỏi huyện nghèo

Triển khai các Chương trình MTQG - Trợ lực đưa Bắc Trà My sớm thoát khỏi huyện nghèo

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 21 phút trước
Những năm gần đây, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) – một trong những huyện miền núi còn nhiều khó khăn đang từng bước "thay da đổi thịt" nhờ vào việc triển khai quyết liệt các chương trình mục tiêu quốc gia. Điều này được minh chứng từ những con đường bê tông dẫn vào tận thôn làng, những mái nhà kiên cố mọc lên giữa sườn đồi, đến những mô hình phát triển sinh kế hiệu quả từ cây, con bản địa đang được nhân rộng...
Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á. Công nhận 108 “hóa thạch sống” ở Lâm Đồng là Cây di sản Việt Nam. Bảo tồn di sản ở Bản Cuôn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Ninh: Đã tìm thấy nạn nhân thứ 5 trong vụ mất tích do lũ cuốn

Quảng Ninh: Đã tìm thấy nạn nhân thứ 5 trong vụ mất tích do lũ cuốn

Trang địa phương - Mỹ Dung - 22 phút trước
Chiều 21/5, tại đập Hải An, xã Quảng Thành, huyện Hải Hà (Quảng Ninh) xảy ra vụ việc 7 thanh thiếu niên bị nước lũ cuốn trôi, trong đó 2 em hiện vẫn đang mất tích.
Tăng tốc thực hiện Chương trình MTQG 1719

Tăng tốc thực hiện Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 23 phút trước
Dù đạt nhiều kết quả tích cực, song việc thực hiện các dự án Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) tại nhiều địa phương vẫn còn không ít khó khăn dân đến tiến độ giải ngân chậm. Thực tế này đang đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt hơn từ các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành chức năng và đồng bào các DTTS.
Thứ trưởng Y Thông tiếp Đoàn Người có uy tín tỉnh Ninh Thuận

Thứ trưởng Y Thông tiếp Đoàn Người có uy tín tỉnh Ninh Thuận

Người có uy tín - Văn Hoa - 23 phút trước
Chiều 21/5, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Thứ trưởng Y Thông đã tiếp Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Ninh Thuận. Đoàn công tác gồm 21 đại biểu, do ông Nguyễn Ngọc Thịnh - Phó Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Ninh Thuận làm Trưởng đoàn. Cùng tiếp Đoàn có lãnh đạo một số vụ, đơn vị của Bộ Dân tộc và Tôn giáo.
Ninh Thuận: Bàn giao nhà ở cho đồng bào Raglay

Ninh Thuận: Bàn giao nhà ở cho đồng bào Raglay

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 29 phút trước
Chiều 21/5, tại khu giãn dân thôn Mỹ Hiệp, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm nhà dột nát huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, tổ chức Lễ bàn giao nhà ở cho 18 hộ đồng bào dân tộc Raglay xã Mỹ Sơn thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở. Đến dự có ông Nguyễn Văn Nhựt, Bí thư Huyện ủy Ninh Sơn cùng đông đảo cán bộ và nhân dân xã Mỹ Sơn.
Nguồn lực Chương trình MTQG 1719 góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Bảo Yên

Nguồn lực Chương trình MTQG 1719 góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Bảo Yên

Chính sách Dân tộc - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Xác định Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) là một chương trình có tác động lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội của địa phương. Ngay từ những ngày đầu, huyện Bảo Yên đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin… từ đó, giúp người dân hiểu và đồng thuận trong quá trình triển khai chương trình.