Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và Du lịch Nà Hẩu: Cùng đồng bào thay đổi, cùng đồng bào thoát nghèo

Đức Bình - 06:42, 25/11/2023

Với mong muốn cải thiện đời sống, giúp người dân xóa đói giảm nghèo, anh Đặng Văn Chính, dân tộc Dao, đã vượt qua mọi rào cản, thuyết phục được người dân tại xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái thay đổi nếp nghĩ, cách làm, cùng anh liên kết thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp và Du lịch, mở ra sinh kế mới đầy triển vọng cho đồng bào DTTS nơi đây.

Anh Đặng Văn Chính (thứ 2 từ phải sang) giao lưu và chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp với sinh viên Yên Bái
Anh Đặng Văn Chính (thứ 2 từ phải sang) giao lưu và chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp với sinh viên Yên Bái

Để thúc đẩy khởi nghiệp trong thanh niên DTTS, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về các hoạt động thúc đẩy phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thực hiện hỗ trợ các cá nhân, nhóm khởi nghiệp và doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo...

Theo đó, thực hiện Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021-2025, với tổng kinh phí hơn 1.380 tỷ đồng từ nguồn vốn hỗ trợ của Trung Ương, trong đó có nguồn vốn dành cho Dự án 3 (Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị) sẽ là nguồn lực quan trọng để giúp khơi dậy và lan toả phong trào khởi nghiệp trong vùng đồng bào DTTS của địa phương...

Nà Hẩu là xã đặc biệt khó khăn, nằm cách trung tâm huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái chừng 30km. Từ trung tâm huyện đến xã mất khoảng một tiếng rưỡi đi ô tô vì đường rất xấu, quanh co, đèo dốc. Hiện nay, xã Nà Hẩu có 2.149 khẩu, trong đó 99% dân số là người Mông, chiếm gần như tuyệt đối dân cư ở đây. Với chỉ có hơn 60 ha đất ruộng có khả năng trồng lúa, một năm bà con Nà Hẩu trồng được hai vụ lúa. Mỗi nhà thu hoạch chừng 40 bao thóc/vụ trở lên, mỗi bao khoảng 40kg.

Năm 2016, trong một lần theo bạn về chơi tại xã Nà Hẩu, anh Ðặng Văn Chính, sinh năm 1982, người dân tộc Dao ở xã Yên Phú, huyện Văn Yên đã nhận thấy tiềm năng nơi đây với rừng nguyên sinh bạt ngàn, quần thể thác nước, hang động, bản sắc văn hoá độc đáo của dân tộc Mông rất phù hợp để phát triển du lịch cộng đồng.

Sau hai năm ấp ủ, năm 2018, anh Chính quyết định tham gia cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên" do Huyện đoàn Văn Yên tổ chức. Không ngạc nhiên khi dự án của anh Chính đã giành được giải Nhì trong cuộc thi này. Nội dung ý tưởng của anh Chính là phát triển du lịch cộng đồng dựa trên nền tảng bản sắc văn hoá dân tộc Mông kết hợp với nuôi cá tầm nước lạnh bằng nguồn nước sạch chảy ra từ những cánh rừng nguyên sinh.

Giải thưởng đã tạo động lực cho anh Chính quyết tâm hiện thực hóa dự án, với khao khát đưa Nà Hẩu trở thành khu du lịch của tỉnh Yên Bái, từ đó tạo công ăn việc làm, sinh kế mới cho bà con người Mông xã Nà Hẩu.

Sau nhiều lần đến Nà Hẩu khảo sát để hiện thực dự án, anh Chính gặp ông Giàng A Châu, một người Mông có hàng chục năm kinh nghiệm làm cán bộ xã Nà Hẩu, trải qua nhiều cương vị khác nhau. Kết quả từ cuộc gặp “có duyên” giữa một người Mông sở tại, lớn tuổi, từng trải, giàu kinh nghiệm lãnh đạo và một chàng trai người Dao từ nơi khác đến, trẻ tuổi, có học thức và tràn trề nhiệt huyết là sự ra đời Hợp tác xã Nông nghiệp và Du lịch Nà Hẩu vào ngày 24/05/2019 với các thành viên là thanh niên, hộ gia đình người Mông ở Nà Hẩu.

Phương hướng hoạt động của Hợp tác xã những ngày đầu thành lập là tìm cách cụ thể hoá các ý tưởng trong Dự án "Phát triển du lịch sinh thái tại xã Nà Hẩu".

Mô hình nuôi cá tầm của HTX Nông nghiệp và Du lịch Nà Hẩu
Mô hình nuôi cá tầm của HTX Nông nghiệp và Du lịch Nà Hẩu

Đây là Dự án lấy nông nghiệp sinh thái làm gốc, khép kín từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, hay nói cách khác, con cá tầm nuôi trong môi trường nước lạnh và sạch, sẽ cung cấp thực phẩm đặc sản an toàn cho thị trường trong và ngoài tỉnh; tiến tới phát triển thêm các sản phẩm đặc trưng của địa phương như: gà cẩm, lợn cắp nách, ếch đát…

Anh Đặng Văn Chính, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và Du lịch Nà Hẩu, huyện Văn Yên cho biết: Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, mô hình ngày càng được nhân rộng. Đến nay, Hợp tác xã đã có 24 bể bạt nổi, 2 ao lót bạt và 4 bể xi măng giúp anh Chính và các thành viên Hợp tác xã nâng quy mô chăn nuôi từ 2.000 lên 1 vạn con cá tầm/lứa, sản lượng bình quân đạt 20 tấn/năm, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và là địa điểm để nhiều đoàn du khách đến tham quan, trải nghiệm, thưởng thức các món ăn từ cá tầm Nà Hẩu.

Anh Chính chia sẻ: “Tại Nà Hẩu, mỗi gia đình có điều kiện thuận lợi, có thể nuôi 1 đến 2 bể cá tầm, cho thu nhập đến 100 triệu đồng/năm”.

Hợp tác xã cũng đã kết nối tiêu thụ sản phẩm bằng phương thức bán hàng online, đăng ký nhãn hiệu VietGAP cho thương hiệu cá tầm NaHau để tiêu thụ theo chuỗi giá trị.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả, sản phẩm cá tầm của Hợp tác xã đã được chứng nhận OCOP và có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước; đem về nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm và tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương với mức thu nhập khoảng 7 triệu đồng/người/tháng.

Anh Chính tâm sự: "Mong muốn lớn nhất của chúng tôi là tạo sản phẩm sạch, chất lượng, có uy tín để phục vụ nhu cầu du khách trong chuyến du lịch khám phá, trải nghiệm tại địa phương. Bởi vậy, sau khi khảo sát thực tế, thấy có nguồn nước sạch, chúng tôi đã đăng ký để làm mô hình nuôi cá tầm và thành lập Hợp tác xã để tạo thêm việc làm cho bà con địa phương; đồng thời, khai thác tốt tiềm năng phát triển du lịch, bảo tồn văn hóa ”.

Nắm bắt xu hướng mới, trên nền tảng Dự án "Phát triển du lịch sinh thái tại xã Nà Hẩu", năm 2022, anh Chính tiếp tục bổ sung ý tưởng, hoàn thiện thành Dự án “Phát triển du lịch cộng đồng gắn với sinh kế của đồng bào DTTS tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu”, với mục tiêu tạo điều kiện cho cộng đồng địa phương khai thác tiềm năng du lịch hang, thác, cảnh quan, sinh thái rừng già và khai thác tối đa giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng.

Nhờ mô hình do anh Chính khởi xướng, Nà Hẩu đã chính thức có tên trong bản đồ du lịch vùng Tây Bắc
Nhờ mô hình do anh Chính khởi xướng, Nà Hẩu đã chính thức có tên trong bản đồ du lịch vùng Tây Bắc

Theo đó, Hợp tác xã đã cùng người dân tu sửa nhà sàn tạo thành homestay đủ tiêu chuẩn đón khách. Hiện Nà Hẩu có 8 nhà sàn được cải tạo đủ điều kiện phục vụ khách. Bên cạnh đó, Hợp tác xã cũng chủ động tổ chức các tour tắm thác, trải nghiệm tham quan rừng già, trải nghiệm văn hóa Mông… cho du khách.

Với 99% dân số là đồng bào Mông, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Nà Hẩu đã tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc như: Nghề rèn truyền thống, thêu dệt thổ cẩm, gìn giữ các điệu dân ca, dân vũ… để phục vụ du lịch. Thanh niên và những người thành thạo đường rừng, có sức khỏe tốt được đào tạo cơ bản để phục vụ du khách trong các chuyến đi cắm trại, khám phá rừng nguyên sinh.

Nhờ sự cố gắng, quyết tâm không bỏ cuộc khi gặp khó khăn đã mang đến những tín hiệu tích cực trên hành trình “thoát nghèo” của bà con Nà Hẩu. Theo đó, trong năm 2022, có khoảng hơn 6.000 du khách đã đến với Nà Hẩu, tập trung nhiều vào mùa hè. Riêng tại Lễ hội Tết rừng - một lễ hội quan trọng của đồng bào Mông đã thu hút khoảng 5.000 du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Đây chính là động lực, điểm tựa để Nà Hẩu tiếp tục khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của xã. Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo bền vững và xây dựng thành công nông thôn mới ở địa phương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Thời sự - Nhóm PV - 22:31, 25/07/2024
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người xếp hàng ngay ngắn, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Thời sự - Thúy Hồng - 21:51, 25/07/2024
Ngay từ sáng sớm ngày 25/7, dòng người từ TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận trong cả nước đã đến xếp hàng dọc các con phố dẫn tới Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội và quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để chờ được vào thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.