Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhiều gia đình dân tộc Mông ở Mèo Vạc (Hà Giang) xin thoát nghèo

Tào Đạt - Hà Linh - 09:10, 18/11/2023

Những năm gần đây, chuyện về những gia đình đồng bào vùng đồng bào DTTS và miền núi tự nguyện xin rút khỏi danh sách hộ nghèo không còn là mới. Tuy nhiên, với đồng bào Mông ở Mèo Vạc (Hà Giang), sinh sống ở địa bàn khó khăn, khắc nghiệt, thổ nhưỡng thì toàn là núi đá...thì việc các hộ xin thoát nghèo thật đáng trân trọng. Điều này còn chứng minh, chính sách của Đảng và Nhà nước đã phát huy hiệu quả thiết thực.

Nhờ có sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước nhiều hộ gia đình đã đẩy mạnh trồng trọt, chăn nuôi để phát triển kinh tế cho gia đình
Nhờ có sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước nhiều hộ gia đình đã đẩy mạnh trồng trọt, chăn nuôi để phát triển kinh tế cho gia đình

"Không muốn phải làm hộ nghèo nữa"

Hăm hở chạy ra đón chúng tôi từ đầu thôn Khuổi Luôn, xã Niêm Sơn, huyện Mèo Vạc,  anh Sùng Mí Sính (sinh năm 1984, dân tộc Mông) dẫn chúng tôi về thăm căn nhà gỗ 3 gian của gia đình và khoe việc anh vừa viết đơn xin thoát nghèo. Đây là một quyết định trọng đại của đối với một gia đình đồng bào dân tộc Mông ở vùng cao như anh Sính.

Chia sẻ về câu chuyện của bản thân, anh Sính cho biết lập gia đình từ năm 2007, được bố mẹ cho ra ở riêng với 2 bàn tay trắng, cũng từ khi đó gia đình anh thuộc diện hộ nghèo. Hơn 15 năm trong diện hộ nghèo, gia đình anh đã được hưởng nhiều chính sách của Nhà nước từ vay vốn làm ăn, đến con cái đi học. Đến nay, con trai lớn của anh cũng đã học lớp 10. Kinh tế gia đình anh cũng đã khá hơn nhiều.

“Trước đây khó khăn lại có 3 con nhỏ, gia đình nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Bây giờ con cái đã lớn hơn, vợ chồng tôi còn khỏe; làm nương, chăn nuôi bò, lợn cũng đủ để sinh sống và chăm sóc các con, nên vợ chồng tôi không muốn phải làm hộ nghèo nữa nên đã làm đơn xin thoát nghèo”, anh Sùng Mí Sính chia sẻ.

Trường hợp xin thoát nghèo khác ở xã Niêm Sơn, là ông Vàng Dũng Sính (60 tuổi). Gia đình ông Vàng Dũng Sính có 8 khẩu, trong đó, có 2 người con đang đi làm việc tại công ty may ở Bắc Giang, nhờ các nguồn thu từ làm nương, chăn nuôi, cùng với tiền các con gửi về thời gian gần đây nên đời sống của gia đình ông cũng ổn định.

“Tôi nghĩ gia đình mình đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện nhiều rồi. Giờ đây cuộc sống gia đình đã khá hơn nên tôi để lại những chế độ, chính sách ấy cho hộ khó khăn khác”, ông Sùng Mí Sính bộc bạch, sau quyết định viết đơn xin thoát nghèo.

Ủng hộ hoàn toàn với quyết định của bố là ông Sùng Mí Sính, chị Vàng Thị Máy chia sẻ: “Được Đoàn xã, cấp ủy chính quyền địa phương hướng dẫn, giới thiệu việc làm, hai chị em tôi đã có công việc, với có thu nhập ổn định từ 8-10 triệu đồng/tháng. Khoản thu nhập này tôi có thể tiết kiệm để gửi về hỗ trợ gia đình. Giờ đây, đời sống gia đình đã không còn khó khăn, nên tôi rất ủng hộ quyết định xin thoát nghèo”.

Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, bộ mặt nông thôn của huyện vùng cao Mèo Vạc đã có nhiều đổi thay
Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, bộ mặt nông thôn của huyện vùng cao Mèo Vạc đã có nhiều đổi thay

Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia để thoát nghèo bền vững

Theo thống kê của xã Niêm Sơn, trong 9 tháng đầu năm 2023, địa phương có 4 hộ tự nguyện xin ra khỏi danh sách hộ nghèo. Điều đáng nói ở đây, các hộ gia đình đồng bào dân tộc Mông sinh sống ở vùng cao biên giới xin thoát nghèo, không phải vì các hộ khá giả, mà họ đã có ý thức vươn lên phát triển kinh tế gia đình.

Trao đổi với phóng viên báo Dân tộc và Phát triển, ông Hà Văn Thành, Chủ tịch UBND xã Niêm Sơn, cho biết, việc tự nguyện xin thoát nghèo chứng tỏ đồng bào đã có sự thay đổi lớn trong tư duy đến nhận thức. Đồng bào đã thoát ra khỏi tư tưởng trông đợi vào các chế độ chính sách của Nhà nước và thực sự có ý chí trong việc làm ăn.

Theo ông Ngô Mạnh Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc, tính đến cuối năm 2022, huyện Mèo Vạc có trên 10.000 hộ theo chuẩn nghèo đa chiều (chiếm tỷ lệ 57,61%); hơn 1.600 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 9,46%). Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo, là đồng bào không có đất, không có vốn, kinh doanh, không có công cụ, phương tiện hỗ trợ sản xuất…

Trong năm 2023, huyện Mèo Vạc phấn đấu giảm gần 1.500 hộ nghèo đa chiều, giảm tỷ lệ 8,53%. Để thực hiện điều này, địa phương đã triển khai đồng bộ nhiều chính sách, chương trình giảm nghèo đến người dân.

Theo đó, chính quyền huyện Mèo Vạc hướng dẫn người dân cách làm ăn, chuyển giao công nghệ kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh; tư vấn học nghề và tư vấn giới thiệu việc làm; hỗ trợ cải thiện nhà ở; giúp đỡ các hộ nghèo, người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội  công...

"Với phương châm "không để ai bị bỏ lại phía sau", huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để thay đổi căn bản tư duy, nhận thức, khơi dậy tinh thần, ý chí tự lực vươn lên thoát nghèo trong mỗi người dân, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước”, ông Ngô Mạnh Cường cho hay.

Đồng thời, nhờ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đang được địa phương tập trung triển khai, bộ mặt của huyện Mèo Vạc có nhiều đổi thay rõ rệt. Cụ thể, từ nguồn vốn của Chương trình, huyện Mèo Vạc đã triển khai đầu tư xây dựng 24 công trình gồm: đường giao thông, điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, giáo dục và văn hóa. Thực hiện 22 mô hình đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo với 275 hộ gia đình được thụ hưởng. Hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển mô hình giảm nghèo với 08 mô hình và 125 gia đình thụ hưởng. Thực hiện đào tạo nghề cho 650 người. Hỗ trợ xây mới nhà ở cho 550 hộ, sửa chữa nhà ở cho 107 hộ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Nhiều dự án thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển tại huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) chưa thể khởi công, đã kéo theo tiến độ chung của việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đạt thấp. Địa phương đang nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện để hoàn thành các dự án theo kế hoạch của nhiệm kỳ.
Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 9 giờ trước
UBND tỉnh Bình Thuận vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vụ, địa phương trong toàn tỉnh tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Gương sáng - Ngọc Thu - 9 giờ trước
Từng làm nghề chèo đò chở khách qua sông Ba, ông Ksor Yan (dân tộc Gia Rai, 60 tuổi, xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa, Gia Lai) chứng kiến những nguy hiểm rình rập với bà con mỗi khi muốn qua sông, ông đã quyết tâm đứng ra làm cầu gỗ bắc qua sông Ba, giúp cho hàng trăm hộ dân hai bên bờ đi lại thuận lợi, tiết kiệm thời gian.
U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

Thể thao - Hoàng Minh - 22:34, 26/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Indonesia đã khiến người hâm mộ bất ngờ, khi tạo ra địa trấn trước U23 Hàn Quốc. Trận đấu phải bước vào loạt sút luân lưu để định đoạt kết quả và chiến thắng gọi tên Indonesia.
U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

Thể thao - Hoàng Minh - 22:33, 26/04/2024
Trong vòng Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Qatar đã thất thủ trước U23 Nhật Bản với tỷ số 2-4. Với kết quả này, U23 Qatar đã không thể thực hiện được tham vọng vô địch trên sân nhà.
Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 22:32, 26/04/2024
Trong trận đá bù Vòng 29 Ngoại hang Anh, dù phải hành quân đến sân của Brighton, nhưng Man City vẫn đè bẹp đội chủ nhà với tỷ số 4-0.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Kinh tế - PV-Vương Minh - 22:30, 26/04/2024
Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 22:27, 26/04/2024
Trong 4 ngày (từ 22 - 25/4/2024), Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Sở Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn cung cấp thông tin cho 285 đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS của 13 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

Kinh tế - Vũ Mừng - 22:26, 26/04/2024
Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Giáo dục - Quỳnh Trâm - 22:24, 26/04/2024
Đồn Biên phòng Quang Chiểu phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Lát tổ chức khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho hội viên phụ nữ và người dân bản Bóng, xã Mường Chanh.
Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Thời sự - Ngọc Chí - 22:22, 26/04/2024
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, 21 đội đã mang đến Hội thi ẩm thực quốc tế và Xác lập kỷ lục Việt Nam về các món ăn độc đáo, mang hương vị riêng được chế biến từ sâm dây của núi rừng Ngọc Linh. Các hoạt động, sự kiện diễn ra tại Hội thi mang ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng tầm giá trị cây sâm dây, hướng đến sinh kế bền vững cho đồng bào Xơ Đăng từ việc phát triển diện tích cây sâm dây, loại dược liệu đặc trưng ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).