Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hiệu quả từ các mô hình kinh tế trong đồng bào dân tộc Khmer

Nhật Minh - 06:21, 14/11/2023

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước bằng các chính sách dân tộc thiết thực, với tinh thần dám nghĩ, dám làm, nỗ lực vượt khó... nhiều nông dân người Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã tạo ra các mô hình phát triển kinh tế bền vững, mang lại hiệu quả cao, góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo của địa phương.

Ông Kim Hên là tấm gương “Người cao tuổi làm kinh tế giỏi” tại tỉnh Sóc Trăng
Ông Kim Hên là tấm gương “Người cao tuổi làm kinh tế giỏi” tại tỉnh Sóc Trăng

Đến xã Tài Văn, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, nhắc đến ông Kim Hên thì không ai là không biết. Bởi từ lâu ông đã trở thành một tấm gương làm kinh tế giỏi không chỉ tại địa phương mà cả tỉnh Sóc Trăng.

Ông Kim Hên, 71 tuổi, là người dân tộc Khmer ở ấp Bưng Chông, xã Tài Văn. Sinh ra và lớn lên ở miền quê kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp, để khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế của địa phương, ông Kim Hên không ngừng học hỏi, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Không những thế, ông còn tích cực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Đến nay, ông đã làm chủ mô hình sản xuất 16,5 ha lúa chất lượng cao. Ông còn đầu tư mua máy gặt đập liên hợp, máy cày làm dịch vụ cho nông dân, kết hợp chăn nuôi heo. Ông Kim Hên chia sẻ, hiện nay tổng thu nhập hằng năm của gia đình ông khoảng hơn 5 tỷ đồng. Cũng nhờ mô hình này, gia đình ông đã giải quyết việc làm cho 22 lao động tại địa phương.

Không dừng lại ở đó, ông Kim Hên còn tích cực tham gia đóng góp làm công tác từ thiện xã hội, xây dựng phum, sóc (cụm dân cư) với số tiền ủng hộ hàng trăm triệu đồng.

Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, quyết tìm tòi đưa vào thử nghiệm và nhân rộng mô hình sản xuất, ông Kim Hên là tấm gương “Người cao tuổi làm kinh tế giỏi” tại tỉnh Sóc Trăng, góp phần đa dạng hoá, phát triển các ngành nghề, dịch vụ mới trong kinh tế nông thôn, tạo nên diện mạo mới trong nền sản xuất nông nghiệp và tạo việc làm cho lao động địa phương, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Cũng xuất thân từ gia đình nông dân người Khmer như ông Kim Hên, anh Trương Phú Vinh sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn ấp Bưng Trop A, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, sống chủ yếu dựa vào nghề nông. Từ lâu anh Vinh đã ấp ủ ước mơ thoát khỏi nghèo khó từ chính mảnh đất quê hương. Vì thế, anh luôn cố gắng lao động, không ngừng học hỏi, sáng tạo.

Anh Vinh tâm sự, lúc đó anh nghĩ muốn vươn lên thoát nghèo, thì không có cách nào khác là phải đổi mới cách làm ăn, không thể độc canh cây lúa, mà phải kết hợp phát triển đa dạng các loại hình sản xuất trong nông nghiệp để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, vợ chồng anh đã mạnh dạn đổi mới, da dạng phương thức, loại hình sản xuất. Anh tăng sản xuất lúa từ 2 vụ lên 3 vụ/năm, tùy vào điều kiện thời tiết và tình hình thực tế của địa phương mà áp dụng tăng thời vụ cho phù hợp. Có được tiền lời từ trồng lúa, anh tiếp tục đầu tư mua đất. Đến nay, vợ chồng anh đã có hơn 100 công đất, trở thành gia đình làm nông thành đạt tại địa phương.

Anh Trương Phú Vinh (áo xanh) giới thiệu về cánh đồng lúa của gia đình
Anh Trương Phú Vinh (áo xanh) giới thiệu về cánh đồng lúa của gia đình

Bên cạnh đó, anh luôn tìm tòi, học hỏi về kỹ thuật sản xuất, áp dụng giống lúa mới, tham gia các lớp về khuyến nông để trang bị thêm kiến thức. Hiện nay, dù đã sở hữu gần trăm công ruộng nhưng anh Trương Phú Vinh vẫn tiếp tục nghiên cứu, phát triển nhiều mô hình sản xuất để làm giàu hơn nữa. Anh còn đầu tư mua sắm máy móc nông nghiệp như máy cày, máy xới để phát triển dịch vụ. Với mô hình sản xuất đa dạng đã giúp vợ chồng anh thu về hàng trăm triệu mỗi năm.

Khi đã thành công, anh Vinh tích cực tham gia công tác Hội Nông dân, các đoàn thể ở địa phương, nhiệt tình hướng dẫn kinh nghiệm sản xuất lúa để mọi người học hỏi, cùng vươn lên.

Ông Lý RoTha, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng cho biết, tỉnh Sóc Trăng có trên 35,4% dân số là người DTTS, trong đó dân tộc Khmer chiếm gần 30,2%. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc. Thực hiện Chương trình, Sóc Trăng đã tập trung triển khai các tiểu dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng đồng bào, phát triển giáo dục, hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề, hỗ trợ sinh kế… 

Đặc biệt, tỉnh đã quan tâm hỗ trợ sinh kế, chuyển đổi ngành nghề trong đồng bào DTTS đúng đối tượng và theo quy định. Từ năm 2021 đến nay, Sóc Trăng đã hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 4.560 hộ, với số tiền 45,6 tỷ đồng. Các hộ DTTS được thụ hưởng đều phát huy hiệu quả tích cực trong phục vụ sản xuất, từ đó tăng thêm thu nhập và từng bước thoát nghèo bền vững.

Theo lãnh đạo Tỉnh ủy Sóc Trăng, công tác triển khai các chính sách dân tộc luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, sự điều hành quyết liệt UBND tỉnh. Đồng bào DTTS rất đồng thuận và phấn khởi về chủ trương triển khai Chương trình. Sóc Trăng đã hỗ trợ đất ở cho 338 hộ, hỗ trợ nhà ở cho 1.899 hộ, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 4.560 hộ, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 1.223 hộ, triển khai xây dựng 113 công trình trong vùng đồng bào DTTS… Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer hằng năm giảm trên 4,5%.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Tiếp tục thể chế hóa Nghị quyết số 88/2019/QH14 (Bài cuối)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Tiếp tục thể chế hóa Nghị quyết số 88/2019/QH14 (Bài cuối)

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định, đến năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành nước đang phát triến, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Nghị quyết số 88/2019/QH14 cũng đặt những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cho vùng đồng bào DTTS và miền núi đến năm 2030. Do đó, việc thể chế hóa các nhiệm vụ tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 sẽ góp phần cùng với cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Tin nổi bật trang chủ
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: “Cú hích” từ Chương trình MTQG 1719 (Bài 5)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: “Cú hích” từ Chương trình MTQG 1719 (Bài 5)

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg sau thời gian thực hiện đã đạt được những kết quả tích cực. Quan trọng nhất, việc triển khai Chương trình đã góp phần đổi mới tư duy thực hiện chính sách cũng như cách tiếp cận chính sách đầu tư, hỗ trợ của đồng đồng bào các DTTS.
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Tiếp tục thể chế hóa Nghị quyết số 88/2019/QH14 (Bài cuối)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Tiếp tục thể chế hóa Nghị quyết số 88/2019/QH14 (Bài cuối)

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định, đến năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành nước đang phát triến, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Nghị quyết số 88/2019/QH14 cũng đặt những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cho vùng đồng bào DTTS và miền núi đến năm 2030. Do đó, việc thể chế hóa các nhiệm vụ tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 sẽ góp phần cùng với cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Hà Nội: Nhiều sự kiện hấp dẫn tại Ngày hội Du lịch Non nước Cao Bằng 2023

Hà Nội: Nhiều sự kiện hấp dẫn tại Ngày hội Du lịch Non nước Cao Bằng 2023

Media - Tuấn Ninh - 7 giờ trước
Ngày hội “Non nước Cao Bằng-Xứ sở thần tiên” năm 2023 chính thức được tổ chức tại Hà Nội. Ngày hội có nhiều hoạt động hấp dẫn như trình diễn các BST thời trang, trình diễn Lễ cấp sắc người Sán Chỉ, biểu diễn nghệ thuật dân gian, trưng bày sản phẩm du lịch, văn hóa, ẩm thực...
Quảng Nam: Công nhận 6 nghề truyền thống năm 2023

Quảng Nam: Công nhận 6 nghề truyền thống năm 2023

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 7 giờ trước
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Quyết định về việc công nhận và cấp Bằng công nhận nghề truyền thống năm 2023.
Xúc tiến, quảng bá du lịch Lai Châu tại Bình Định

Xúc tiến, quảng bá du lịch Lai Châu tại Bình Định

Xã hội - T.Nhân - 7 giờ trước
Chiều 9/12, Chương trình tọa đàm xúc tiến, quảng bá du lịch Lai Châu đã diễn ra tại TP. Quy Nhơn (Bình Định). Sự kiện này do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Lai Châu tổ chức, với mong muốn giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch Lai Châu tới du khách và Nhân dân tỉnh Bình Định và các tỉnh Nam Trung bộ.
Quảng Nam: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ quản lý các trường phổ thông vùng đồng bào DTTS và miền núi

Quảng Nam: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ quản lý các trường phổ thông vùng đồng bào DTTS và miền núi

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 7 giờ trước
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Quảng Nam vừa phối hợp Trường Chính trị tỉnh vừa tổ chức hai Lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ quản lý các trường phổ thông vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh (đợt 2).
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Thưa quý vị, bạo lực gia đình trong cả nước, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS là câu chuyện chưa bao giờ cũ. Vấn nạn này đang đẩy một bộ phận phụ nữ DTTS ngày càng trở nên bị tách biệt, tụt hậu trong bối cảnh xã hội phát triển như hiện nay. Chương trình Vấn đề sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển hôm nay sẽ bàn về: Xóa bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS - -Còn nhiều gian nan!
Giải bóng đá toàn quốc 1983 tranh Cúp Gỗ Tài Anh vì cộng đồng 2023 hướng đến vùng đồng bào DTTS và miền núi

Giải bóng đá toàn quốc 1983 tranh Cúp Gỗ Tài Anh vì cộng đồng 2023 hướng đến vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thể thao - Giải trí - Hoàng Quý - 7 giờ trước
Giải bóng đá toàn quốc 1983 tranh Cúp Gỗ Tài Anh vì cộng đồng 2023 (PIG Cup 5) quy tụ 14 đội FC 1983 trên toàn quốc, được chia thành 4 bảng thi đấu, tham gia tranh tài tại Sân bóng Ven Đê 3 số 360a Phú Viên, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội.
Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho bà con DTTS vùng cao Hà Giang

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho bà con DTTS vùng cao Hà Giang

Sức khỏe - Hà Linh - 7 giờ trước
Sáng 9/12, Câu lạc bộ (CLB) tình nguyện Bluose trắng và CLB mô tô thể thao (Hà Nội) tổ chức khám, tư vấn sức khoẻ, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà bà con DTTS xã Khâu Vai (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang).
Kon Tum: Hội thi Người thủ lĩnh tài năng năm 2023

Kon Tum: Hội thi Người thủ lĩnh tài năng năm 2023

Tin tức - Ngọc Chí - 7 giờ trước
Ngày 9/12, Hội LHPN tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thi "Người thủ lĩnh tài năng" năm 2023, với mong muốn tạo điều kiện, cơ hội để các Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” được giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong tổ chức các hoạt động truyền thông tại cơ sở; đồng thời, qua đó tạo cơ hội cho các em cùng nhau chia sẻ các ý kiến, mong muốn và các sáng kiến của mình để nhà trường, gia đình, cộng đồng, các cấp, các ngành có trách nhiệm tạo lập môi trường sống an toàn, lành mạnh cho chính các em.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Media - BDT - 17:00, 09/12/2023
Thưa quý vị, bạo lực gia đình trong cả nước, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS là câu chuyện chưa bao giờ cũ. Vấn nạn này đang đẩy một bộ phận phụ nữ DTTS ngày càng trở nên bị tách biệt, tụt hậu trong bối cảnh xã hội phát triển như hiện nay. Chương trình Vấn đề sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển hôm nay sẽ bàn về: Xóa bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS - -Còn nhiều gian nan!
Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Chăm lo đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS (Bài cuối)

Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Chăm lo đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS (Bài cuối)

Trong điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhiều bản sắc văn hóa đang nguy cơ mai một, các thế lực thù địch không ngừng lôi kéo, kích động,… rất dễ dẫn tới những “khoảng trống” tinh thần trong một bộ phận người dân ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Do đó, việc giúp đồng bào ổn định đời sống tinh thần là vấn đề cần quan tâm khi tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong lĩnh vực công tác dân tộc.