Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tin tức mới nhất về: mô hình kinh tế

Đầm Hà (Quảng Ninh): Nhiều mô hình giảm nghèo đang được nhân rộng trong vùng DTTS

Đầm Hà (Quảng Ninh): Nhiều mô hình giảm nghèo đang được nhân rộng trong vùng DTTS

Huyện Đầm Hà (tỉnh Quảng Ninh) được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) ở vùng cao, vùng DTTS tỉnh Quảng Ninh. Đặc biệt, việc tạo điều kiện phát triển các sản phẩm thế mạnh của địa phương, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả trong vùng đồng bào DTTS, đang góp phần ổn định cuộc sống, giảm tỉ lệ hộ nghèo cho người dân trên địa bàn.
Hiệu quả từ các mô hình kinh tế trong đồng bào dân tộc Khmer

Hiệu quả từ các mô hình kinh tế trong đồng bào dân tộc Khmer

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước bằng các chính sách dân tộc thiết thực, với tinh thần dám nghĩ, dám làm, nỗ lực vượt khó... nhiều nông dân người Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã tạo ra các mô hình phát triển kinh tế bền vững, mang lại hiệu quả cao, góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo của địa phương.
Cà Mau: Phát triển mô hình nuôi cua trong hộp nhựa, hướng đi nhiều sáng tạo

Cà Mau: Phát triển mô hình nuôi cua trong hộp nhựa, hướng đi nhiều sáng tạo

Kinh tế - Minh Nhật (t/h) - 08:47, 24/05/2024
Đối với tỉnh Cà Mau, cua biển là loài thuỷ sản nuôi có giá trị kinh tế cao, chỉ sau con tôm. Những năm gần đây, nghề nuôi cua phát triển nhanh về diện tích, sản lượng, theo hướng sản xuất hàng hoá, phục vụ xuất khẩu, góp phần nâng cao thu nhập cho người nuôi.
Lào Cai tập trung giải quyết việc làm cho lao động địa phương

Lào Cai tập trung giải quyết việc làm cho lao động địa phương

Nghề nghiệp - Việc làm - Vân Khánh - 13:21, 30/11/2022
Nhờ việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, những năm qua, tỉnh Lào Cai đã đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động, góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh đánh giá hoạt động các mô hình kinh tế tập thể giai đoạn 2018 - 2022

Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh đánh giá hoạt động các mô hình kinh tế tập thể giai đoạn 2018 - 2022

Tin địa phương - Thiên An - Mỹ Dung - 23:00, 04/07/2022
Ngày 4/7, tại Tp. Hạ Long, Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị chuyên đề đánh giá hoạt động các mô hình kinh tế tập thể giai đoạn 2018 - 2022.
Nữ Bí thư Chi bộ gương mẫu, tận tụy ở Đăk Kan

Nữ Bí thư Chi bộ gương mẫu, tận tụy ở Đăk Kan

Gương sáng - Bùi Thị Thảo - 11:32, 16/10/2024
Nhiều năm qua, với vai trò Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hòa Bình, xã Đăk Kan, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, bà Đinh Thị Hương, dân tộc Mường đã luôn nêu gương, đồng hành với người dân chung tay phát triển kinh tế, xây dựng quê hương.
Những mô hình kinh tế hiệu quả ở huyện miền núi Kỳ Sơn

Những mô hình kinh tế hiệu quả ở huyện miền núi Kỳ Sơn

Khuyến nông với đồng bào DTTS - Hà Anh - 10:50, 27/10/2023
Nhiều năm trước đây, do trình độ dân trí của người dân ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An còn hạn chế, nên vẫn còn tồn tại việc trồng cây thuốc phiện trên địa bàn. Nhằm ngăn chặn, phá nhổ triệt để cây thuốc phiện, chính quyền địa phương đã nỗ lực thay thế diện tích trồng thuốc phiện bằng các loại cây ăn quả như đào, mận cùng các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm để giúp đồng bào DTTS ở nơi đây thoát nghèo.
Đồng bào Mường ở Cúc Phương phát huy lợi thế từ rừng

Đồng bào Mường ở Cúc Phương phát huy lợi thế từ rừng

Trang địa phương - Quỳnh Chi - 21:38, 04/12/2021
Sống trong vùng đệm của vườn Quốc gia Cúc Phương thuộc huyện Nho Quan (Ninh Bình), đồng bào Mường đã tận dụng những thuận lợi về khí hậu, tiềm năng đất đai rừng để phát triển chăn nuôi. Trong đó, rất nhiều mô hình nuôi ong mật, nuôi dê, hươu...của đồng bào đã cho hiệu quả kinh tế cao.

"Vườn rừng bản Thổ"- Mô hình kinh tế của một cô gái giàu nghị lực

Gương sáng - Quỳnh Chi - 15:18, 22/06/2021
Ấp ủ giấc mơ phát triển kinh tế rừng ngay trên mảnh đất quê hương từ rất lâu, nhưng gần đây, Nguyễn Lê Ngọc Linh, sinh năm 1990, dân tộc Thổ, ở xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân (Thanh Hóa), mới thực hiện mục tiêu “bỏ phố về rừng” xây dựng mô hình “Vườn rừng bản Thổ”, với hy vọng tạo nên những sản phẩm thiên nhiên sạch và có giá trị kinh tế cao.
Xây dựng, nhân rộng các mô hình kinh tế: Sớm gỡ vướng để triển khai hiệu quả

Xây dựng, nhân rộng các mô hình kinh tế: Sớm gỡ vướng để triển khai hiệu quả

Kinh tế - PV - 10:32, 14/09/2018
Các mô hình kinh tế chỉ thực sự phát huy hiệu quả tối đa khi được nhân rộng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều mô hình được xây dựng, ban đầu thì rất thành công nhưng khi nhân rộng lại thất bại. Do đó, bên cạnh việc thường xuyên kiểm tra, giám sát thì việc cần làm hiện nay là tháo gỡ những vướng mắc trong quy trình xây dựng-nhân rộng mô hình.
Thừa Thiên Huế: Đồng bào DTTS phát triển kinh tế trang trại

Thừa Thiên Huế: Đồng bào DTTS phát triển kinh tế trang trại

Kinh tế - PV - 17:34, 18/01/2022
Các địa phương vùng DTTS của tỉnh Thừa Thiên Huế đã vận dụng nhiều cơ chế, chính sách nhằm phát triển loại hình kinh tế trang trại, gia trại cho đồng bào, mở ra hướng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm...
Thoát nghèo từ phát triển mô hình kinh tế VACR

Thoát nghèo từ phát triển mô hình kinh tế VACR

Gương sáng - Tráng Xuân Cường - 18:18, 03/08/2021
Gia đình chị Nguyễn Thị Thủy, ở thôn Làng Chảng, xã vùng cao Cốc Lầu, huyện Bắc Hà (Lào Cai) trước đây là hộ nghèo. Nay gia đình chị đã vươn lên thành hộ khá giả trong thôn. Có được thành quả này, là nhờ sự cần cù, chăm chỉ, chịu khó và nhờ nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) để đầu tư phát triển kinh tế theo mô hình vườn - ao - chuồng - rừng (VAC-R) phù hợp với đồng đất Cốc Lầu, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Điểm tựa để thoát nghèo

Điểm tựa để thoát nghèo

Xã hội - PV - 10:52, 21/10/2022
Để giúp hội viên phụ nữ phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã có nhiều việc làm cụ thể, giúp nhiều chị em phụ nữ nhất là phụ nữ DTTS thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống.
Tân Sơn (Bắc Kạn): Chuyển đổi cơ cấu kinh tế để giảm nghèo

Tân Sơn (Bắc Kạn): Chuyển đổi cơ cấu kinh tế để giảm nghèo

Kinh tế - Lý Dũng - Minh Thu - 19:19, 15/10/2021
Để từng bước giảm tỷ lệ hộ nghèo, những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) đã vận động Nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước cải thiện cuộc sống. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã giảm từ 70% (năm 2018) xuống còn 50% (cuối năm 2020).
Mô hình kinh tế tổng hợp của ông Giàng Seo Giáo

Mô hình kinh tế tổng hợp của ông Giàng Seo Giáo

Kinh tế - Tráng Xuân Cường - 15:21, 21/06/2021
Ông Giàng Seo Giáo, 54 tuổi, dân tộc Mông ở thôn Lả Gì Thàng, xã Tả Văn Chư là người tiên phong trong phong trào nông dân sản xuất giỏi tại huyện Bắc Hà (Lào Cai). Với mô hình phát triển kinh tế trang trại tổng hợp vườn- chuồng- rừng đã phát huy hiệu quả cao, đem lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình.
Lào Cai: Điểm sáng phong trào thanh niên lập nghiệp

Lào Cai: Điểm sáng phong trào thanh niên lập nghiệp

Nghề nghiệp - Việc làm - Trọng Bảo - 10:25, 29/09/2020
Thời gian qua, phong trào thanh niên lập nghiệp đã và đang được Tỉnh đoàn Lào Cai, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh tích cực tuyên truyền, vận động, đồng hành. Qua đó, đã khơi dậy tinh thần sáng tạo, chủ động của đoàn viên, thanh niên trong tỉnh. Nhiều mô hình phát triển kinh tế của đoàn viên, thanh niên trở thành điểm sáng, nâng cao thu nhập từng bước vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Nông dân người Dao thu tiền tỷ từ mô hình kinh tế VAC-R

Nông dân người Dao thu tiền tỷ từ mô hình kinh tế VAC-R

Kinh tế - Thanh Nga - 19:26, 13/08/2021
Từ hộ nghèo, nhờ mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, lại tích cực học hỏi kinh nghiệm làm ăn, áp dụng vào thực tế phát triển mô hình kinh tế vườn - ao - chuồng - rừng (VAC-R) hiệu quả, gia đình ông Bàn Văn Lạc, 60 tuổi, dân tộc Dao, ở thôn Trì Thượng xã Trì Quang huyện Bảo Thắng (Lào Cai) đã vươn lên khá giả.
Khánh Vĩnh (Khánh Hòa): Nhiều mô hình kinh tế lãng phí

Khánh Vĩnh (Khánh Hòa): Nhiều mô hình kinh tế lãng phí

Kinh tế - Lê Phương - 14:54, 25/12/2020
Khánh Vĩnh là một huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa, có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đời sống còn nhiều khó khăn, tập quán sản xuất còn lạc hậu. Trước tình hình đó, tỉnh Khánh Hòa đã thành lập một Trại ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) nông nghiệp và kỳ vọng là nơi trình diễn các mô hình cây trồng, vật nuôi kiểu mẫu, để người dân học hỏi, áp dụng. Thế nhưng, thực tế triển khai, kết quả lại không như mong đợi, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.