Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cà Mau: Phát triển mô hình nuôi cua trong hộp nhựa, hướng đi nhiều sáng tạo

Minh Nhật (t/h) - 08:47, 24/05/2024

Đối với tỉnh Cà Mau, cua biển là loài thuỷ sản nuôi có giá trị kinh tế cao, chỉ sau con tôm. Những năm gần đây, nghề nuôi cua phát triển nhanh về diện tích, sản lượng, theo hướng sản xuất hàng hoá, phục vụ xuất khẩu, góp phần nâng cao thu nhập cho người nuôi.

Tuy nhiên, hiện tại nghề nuôi cua tại Cà Mau cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; trong đó có diễn biến bất lợi của thời tiết, môi trường, dịch bệnh xuất hiện thường xuyên vào thời điểm giao mùa, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nghề cua; ứng dụng khoa học, công nghệ còn hạn chế; quy trình sản xuất giống chưa ổn định, chất lượng con giống chưa cao; chưa đa dạng trong phát triển các loại hình nuôi mới...

Mô hình nuôi cua bằng hộp nhựa của gia đình chị Quyên bước đầu thành công, mang lại hiệu quả kinh tế cao
Mô hình nuôi cua bằng hộp nhựa của gia đình chị Quyên bước đầu thành công, mang lại hiệu quả kinh tế cao

Xuất phát từ thực tế đó, đồng thời nhằm khắc phục được khó khăn cơ bản nhất là “được mùa – mất giá”, gia đình chị Nguyễn Thị Quyên, ấp Tân Tạo, xã Tân Hưng Ðông, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, đã nghiên cứu, áp dụng mô hình nuôi cua trong hộp nhựa bằng công nghệ lọc nước tuần hoàn đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ mô hình này, gia đình chị Quyên đã có thể kiểm soát tốt hơn về dịch bệnh và chế độ ăn là nguyên nhân chính dẫn đến đến tỷ lệ cua giống bị hao hụt cao.

Mô hình nuôi cua công nghệ cao được gia đình chị Quyên đầu tư bài bản bằng hệ thống hộp nhựa, hệ thống xử lý nước tuần hoàn. Qua đây, người nuôi có thể thường xuyên kiểm tra các thông số chất lượng nguồn nước, nhiệt độ và sức khoẻ của cua để kịp thời điều chỉnh hệ thống đảm bảo môi trường sống cho cua nuôi.

Chia sẻ bí quyết giúp 5 vụ nuôi đã qua của gia đình luôn thành công, chị Nguyễn Thị Quyên cho rằng, cua được chọn nuôi là những con cua khỏe, có sức sống tốt nên tỷ lệ hao hụt rất ít. Xuyên suốt quá trình này, cua nuôi sẽ được theo dõi sức khỏe, độ nhạy bắt mồi hằng ngày thông qua ghi chép để có điều chỉnh chế độ ăn hợp lý.

“Cua được cho vào từng hộp nuôi vỗ từ cua đém (chưa đủ gạch) thành cua gạch; cua y mềm thành y cứng; cua yếm vuông lên cua cốm (cua 2 da). Thời gian nuôi vỗ từ 10-40 ngày, tuỳ loại, là có thể xuất bán. Nguồn thức ăn cho cua cũng có sẵn ở địa phương nên rất dễ tìm như: Cá phi, vẹm, ốc...". chị Nguyễn Thị Quyên chia sẻ, đồng thời cho biết thêm, việc mở rộng thêm quy mô nuôi sẽ rất khả quan, chi phí nuôi cũng có thể giảm xuống nhờ vào hệ thống nuôi rong và ao cá phi để lọc nước trong ao lắng.

Mô hình nuôi cua bằng hộp nhựa bằng công nghệ lọc nước tuần hoàn vừa ít rủi ro, vừa chủ động được thời điểm xuất bán cua thương phẩm.
Mô hình nuôi cua bằng hộp nhựa bằng công nghệ lọc nước tuần hoàn vừa ít rủi ro, vừa chủ động được thời điểm xuất bán cua thương phẩm.

Đối với người nuôi mới, chi phí đầu tư ban đầu sẽ là một trở ngại không nhỏ, tuy nhiên theo như tính toán của chị Nguyễn Thị Quyên thì người nuôi có thể lấy lại lợi nhuận qua từng vụ nuôi. Mỗi lô cua nuôi trung bình sẽ từ 10 - 40 ngày là có thể xuất bán, lợi nhuận từ 5 đến 7 triệu đồng.

Hiện, với 200 hộp nhựa dùng để nuôi cua, gia đình chị Quyên áp dụng công thức nuôi theo kiểu xoay vòng từng lô, đảm bảo ngày nào cũng có cua bán ra thị trường. Từ cách làm này, gia đình chị đã chủ động được việc xuất bán cua thương phẩm vào thời điểm cua hút hàng nhất, giá cao nhất, nên lợi nhuận cũng vì thế mà có lúc đã tăng hơn 150%.

Ông Trần Thanh Liêm, Chủ tịch hội Nông dân xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước cho biết, theo đánh giá sơ bộ, mô hình này không chỉ đem lại lợi nhuận tốt mà hơn hết chính là việc người nông dân đã bắt đầu quan tâm đến việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

“So với cách nuôi cua truyền thống, hình thức nuôi trong hộp nhựa đòi hỏi người nuôi phải kiểm soát chặt chẽ từ khâu xử lý nước, sức khỏe cua nuôi đến việc cho ăn, vệ sinh hộp nhựa. Tuy nhiên, nuôi cua trong hộp nhựa lại có ưu điểm lớn là không cần nhiều diện tích đất, người nuôi có thể kiểm soát được số lượng cua nuôi, kiểm soát được dịch bệnh, thu hoạch chủ động để bán được giá cao nhất. Mô hình nuôi cua trong hộp nhựa của chị Nguyễn Thị Quyên đã mở ra hướng đi mới cho những chị em phụ nữ ở nông thôn”, ông Trần Thanh Liêm đánh giá.

Hiện, mô hình nuôi cua trong hộp nhựa của gia đình chị Quyên đã được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Nước đầu tư 180 triệu đồng để phát triển mô hình.

Với những ưu điểm, mô hình độc đáo này đang thu hút sự quan tâm của nhiều nông dân đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm và hiện mô hình nuôi tương tự đã xuất hiện rải rác tại một số địa phương khác trong tỉnh, cũng đều cho kết quả khả quan.

Cua biển Cà Mau là sản phẩm thuỷ sản thuộc thế mạnh và nằm trong nhóm đối tượng tái cơ cấu của ngành nông nghiệp. Diện tích thả cua hàng năm trên địa bàn tỉnh khoảng trên 250.000 ha, sản lượng thu hoạch ước khoảng trên 25.000 tấn, giá trị thương phẩm trên 10.000 tỷ đồng/năm, góp phần tăng thu nhập đáng kể cho người nuôi thuỷ sản (chỉ đứng sau các sản phẩm tôm).

Cà Mau là địa phương có sản lượng cua nhiều nhất trong cả nước. Đồng thời, một số vùng nuôi cua của Cà Mau cũng đã được cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý và bảo hộ với hình thức nhãn hiệu tập thể nhằm tăng cường hơn nữa quản lý, kiểm soát chất lượng và quảng bá thương hiệu sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm Cua của địa phương được đánh giá là sản phẩm đặc sản địa phương, được người tiêu dùng trong và ngoài nước đánh giá rất cao nhờ có chất lượng vượt trội.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cần rà soát, xây dựng các chính sách hỗ trợ cải tạo đất nông nghiệp

Cần rà soát, xây dựng các chính sách hỗ trợ cải tạo đất nông nghiệp

Tại Hội nghị “Hiện trạng và định hướng quản lý sức khỏe đất hướng tới sản xuất trồng trọt bền vững” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 14/6 cho thấy, 70% diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam nằm trên địa hình đồi núi dốc nên dễ bị xói mòn, rửa trôi dẫn đến mất các chất dinh dưỡng, đất thường chua, nghèo mùn và các chất dinh dưỡngt. Các chuyên gia cho rằng, cần rà soát, xây dựng các chính sách cụ thể để hỗ trợ thực hiện các biện pháp cải tạo đất, thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp, phát triển nhanh hoạt động dịch vụ nông nghiệp.
Tin nổi bật trang chủ
Tôn vinh Người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển đảo lần thứ II, năm 2024

Tôn vinh Người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển đảo lần thứ II, năm 2024

Thời sự - Hương Diệp - Thanh Huyền - 23:45, 16/06/2024
Tối ngày 16/6, tại Hà Nội, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp tổ chức Lễ tôn vinh Người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển đảo lần thứ II, năm 2024 với chủ đề “Điểm tựa của bản làng”.
Mưa lớn kèm dông lốc làm hai người chết, gây thiệt hại tại nhiều địa phương

Mưa lớn kèm dông lốc làm hai người chết, gây thiệt hại tại nhiều địa phương

Xã hội - Minh Nhật - 23:25, 16/06/2024
Theo Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, từ ngày 14-16/6, mưa lớn, mưa đá kèm dông lốc đã làm hai người chết và gây nhiều thiệt hại tại các địa phương.
Cháy lớn, nhiều người mắc kẹt trong ngôi nhà tại Định Công, Hoàng Mai

Cháy lớn, nhiều người mắc kẹt trong ngôi nhà tại Định Công, Hoàng Mai

Xã hội - Minh Nhật - 21:47, 16/06/2024
Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 18h chiều 16/6, 1 căn nhà cao tầng trên phố Định Công Hạ (Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) bất ngờ xảy ra cháy.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 24): Nghịch lý ở xã nông thôn mới vùng DTTS, miền núi

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 24): Nghịch lý ở xã nông thôn mới vùng DTTS, miền núi

Media - BDT - 17:20, 16/06/2024
Nhờ triển khai thực hiện các chương trình, chính sách, cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, những năm qua, đã có hàng trăm xã vùng đồng bào DTTS và miền núi được đưa ra khỏi danh sách vùng đặc biệt khó khăn. Nhưng ở một số địa phương, việc được công nhận nông thôn mới cũng đồng nghĩa với cắt giảm một số chế độ hỗ trợ với học sinh và giáo viên, khiến công tác giảng dạy và học tập gặp rất nhiều khó khăn. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này bàn về những nghịch lý ở xã nông thôn mới vùng DTTS, miền núi.
Khát vọng nơi vùng đất “bốn yên”: Cần một quyết sách an dân (Bài 3)

Khát vọng nơi vùng đất “bốn yên”: Cần một quyết sách an dân (Bài 3)

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 16:26, 16/06/2024
Dù rằng, người dân và chính quyền cơ sở đã nêu quan điểm, khẳng định không đồng ý để doanh nghiệp vào khai thác khoáng sản ở vùng đất “bốn yên”, ở đỉnh núi Pu Phen để giữ lấy sự bình yên mà sau bao năm mới tìm lại được. Nhưng, để có được một quyết định dứt khoát, đủ sức nặng về mặt pháp lý, thuộc về cơ quan có thẩm quyền. Vùng đất “bốn yên” đang chờ một giải pháp an dân...
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 24): Nghịch lý ở xã nông thôn mới vùng DTTS, miền núi

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 24): Nghịch lý ở xã nông thôn mới vùng DTTS, miền núi

Nhờ triển khai thực hiện các chương trình, chính sách, cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, những năm qua, đã có hàng trăm xã vùng đồng bào DTTS và miền núi được đưa ra khỏi danh sách vùng đặc biệt khó khăn. Nhưng ở một số địa phương, việc được công nhận nông thôn mới cũng đồng nghĩa với cắt giảm một số chế độ hỗ trợ với học sinh và giáo viên, khiến công tác giảng dạy và học tập gặp rất nhiều khó khăn. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này bàn về những nghịch lý ở xã nông thôn mới vùng DTTS, miền núi.
Khát vọng nơi vùng đất “bốn yên”: Nguy cơ đe dọa cuộc sống bình yên (Bài 2)

Khát vọng nơi vùng đất “bốn yên”: Nguy cơ đe dọa cuộc sống bình yên (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 16:20, 16/06/2024
Vàng tặc lắng xuống sau nhiều nỗ lực của chính quyền, hệ thống chính trị ở huyện Tương Dương và các xã vùng “bốn yên”. Tái thiết lại cuộc sống ở vùng đất từng hứng chịu vấn nạn vàng tặc luôn là khát vọng khôn nguôi của các tầng lớp Nhân dân và chính quyền nơi đây...
Khát vọng nơi vùng đất “bốn yên”:

Khát vọng nơi vùng đất “bốn yên”: "Sóng dữ" một thời (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 16:08, 16/06/2024
LTS: Vùng đất “bốn yên”, gồm Yên Na, Yên Tĩnh, Yên Hòa, Yên Thắng, huyện Tương Dương (Nghệ An) từng là thủ phủ của… “vàng tặc”. Phải mất rất nhiều thời gian, công sức của chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng, thì “vàng tặc” mới lắng xuống, những hệ lụy mới lùi dần. Tuy nhiên, để vùng đất "bốn yên" không tiếp tục dậy "sóng dữ", các cấp chính quyền, lực lượng chức năng cần phải "vào cuộc" rà soát, kiểm tra và cân nhắc kỹ lưỡng việc đã cấp phép khai thác quặng vàng ở vùng đất này, để nỗi đau, nỗi ám ảnh kinh hoàng mà người dân ở nơi đây từng nếm trải...không lặp lại.
Lạng Sơn: Phát huy vai trò Người có uy tín trong cộng đồng

Lạng Sơn: Phát huy vai trò Người có uy tín trong cộng đồng

Người có uy tín - Thúy Hồng - 15:57, 16/06/2024
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín tỉnh Lạng Sơn đã có những đóng góp rất lớn trong công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, bảo vệ đường biên, cột mốc, giữ vững an ninh biên giới… qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi ngày càng phát triển.
Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS Quảng Nam: Giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới

Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS Quảng Nam: Giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới

Người có uy tín - T.NHÂN-H.TRƯỜNG - 15:56, 16/06/2024
Quảng Nam có hơn 400 Người có uy tín, đây là một trong những lực lượng nòng cốt, là “cầu nối” để đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS. Cùng với đó, họ là những tấm gương tiêu biểu trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, hỗ trợ cho người khó khăn cùng phát triển sản xuất, vận động người dân cùng hiến đất mở đường, góp phần không nhỏ trong tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở địa phương.
Việt Nam có MV Youtube đầu tiên đạt 1 tỉ lượt xem

Việt Nam có MV Youtube đầu tiên đạt 1 tỉ lượt xem

Giải trí - Minh Nhật - 15:53, 16/06/2024
Với mức tăng ổn định và đều đặn, ca khúc "Một Con Vịt" đã chạm đến cột mốc trở thành bài hát Việt Nam đầu tiên đạt 1 tỉ lượt xem trên Youtube.