Những năm qua, ngành lúa gạo đang ngày càng khẳng định vị thế là trụ cột của nền nông nghiệp nước ta, trong đó khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giữ vai trò chủ lực trong sản xuất. Và mới đây, việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” được kỳ vọng sẽ nâng tầm giá trị của lúa gạo theo hướng bền vững.
Trong những năm qua, nghề khai thác nhựa, chăm sóc, bảo vệ rừng thông đã trở thành một mô hình kinh tế mang tính đặc thù, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, phủ xanh đất trống đồi trọc. Từ một huyện nghèo khó, sản xuất manh mún, Lộc Bình giờ đây đã từng bước chuyển mình vươn lên.
Việc trao sinh kế cho bà con dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo không chỉ là hướng đi bền vững giúp phát triển kinh tế địa phương mà còn giúp người dân ở huyện Phước Sơn (Quảng Nam) thay đổi cách nghĩ, cách làm, không trông chờ, ỷ lại vào chính quyền, Nhà nước.
Vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long tổ chức Lễ khai trương điểm trưng bày và bán sản phẩm OCOP của tỉnh tại phường 9, TP. Vĩnh Long.
Hiện tỉnh Bình Phước đã đưa 20 xã và 2 doanh nghiệp HTX vào thí điểm chuyển đổi số (CĐS) toàn diện; thực hiện thí điểm 19 cơ sở với mã vùng trồng; ứng dụng khoa học công nghệ vào quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn.
Toàn tỉnh Lâm Đồng có 60 hợp tác xã, tổ hợp tác và 5 làng nghề với hơn 15.000 hộ dân trồng dâu, nuôi tằm; năng suất đạt 13.000 tấn kén/năm (chiếm 79% cả nước), sản lượng tơ 1.500 tấn/năm; góp phần đưa Việt Nam là nước xuất khẩu tơ thứ 4 thế giới với tổng giá trị đạt 72,7 triệu USD.
Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa tổ chức trao tặng gần 10.000 cây giống chanh leo và ra mắt “Tổ hợp tác trồng cây chanh leo do phụ nữ xã Thanh Sơn, huyện Như Xuân làm chủ”.
Nuôi dê là mô hình đã phát triển ở nước ta từ lâu nhưng đa số chỉ mang tính nhỏ lẻ, chưa được quy hoạch và chăn nuôi theo hướng công nghệ cao. Vì vậy, số lượng đàn dê tăng trưởng chậm, không đạt hiệu quả kinh tế. Để nuôi dê hiệu quả mang lại năng suất cao, mời bà con tham khảo kỹ thuật nuôi dê cơ bản cho người mới bắt đầu sau đây.
Sở NN-PTNT Kiên Giang vừa phối hợp với Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) tổ chức hội nghị công bố chính thức dự án “Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và hướng tới sự phát triển bền vững ở ĐBSCL” (TRVC) tại tỉnh Kiên Giang.
Chủ tịch UBND huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai vừa ký quyết định công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm đạt 3 sao OCOP thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023 cho 15 sản phẩm và phê duyệt kết quả đánh giá sản phẩm đạt từ 70-100 điểm theo bộ tiêu chí OCOP cho 2 sản phẩm để đề nghị cấp tỉnh đánh giá, phân hạng 4 sao OCOP.
Áp dụng quy trình phục hồi vườn bưởi năm roi bị vàng lá, chết cây bằng phương pháp hữu cơ, nhiều vườn bưởi của nông dân tại tỉnh Vĩnh Long đã được cải thiện đáng kể. Cách làm này cần được nhân rộng, để từng bước phục hồi vùng nguyên liệu loại trái cây đặc sản của tỉnh.
Ngày 24/11, tại Tp. Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lào Cai đã tổ chức tọa đàm “Giải pháp sinh kế thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai tại cộng đồng”.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông (NN&PTNT) thông tin, trong 10 tháng của năm 2023, cả nước nhập khẩu hơn 4,27 tỷ USD hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm trước.
Những năm gần đây, việc triển khai thực hiện mô hình thâm canh cây ăn quả ôn đới gắn với phát triển du lịch sinh thái tại xã Tả Van Chư, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai không chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân tại nơi đây, mà còn mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp Lào Cai, góp phần bảo đảm môi trường sinh thái, nâng cao thu nhập cho người dân.
Vào thời điểm cuối mùa mưa sắp chuyển sang mùa nắng, những cơn mưa cuối mùa kéo dài với lượng mưa lớn dễ gây ngập úng trên vườn sầu riêng dẫn đến phát sinh một số bệnh thường gặp như bệnh thối rễ, thối trái, thán thư, cháy lá chết ngọn và đốm rong. Sau đây là cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây sầu riêng đúng cách, hiệu quả, an toàn.
Vừa qua, TP. Cần Thơ đã tổ chức Hội chợ, triển lãm “Thành phố Cần Thơ - 20 năm thành tựu và phát triển”. Đây là hoạt động chào mừng Kỷ niệm 20 năm thành lập TP. Cần Thơ trực thuộc Trung ương (01/01/2004 - 01/01/2024).
Chim cút là gia cầm được nhiều bà con lựa chọn để chăn nuôi trong thời gian gần đây. Do chim cút là loài dễ thích nghi, sức đề kháng mạnh, ít bệnh tật nên nuôi chim cút ít gặp rủi ro hơn so với nuôi các loại gia cầm khác. Tuy nhiên bà con cần nắm được kỹ thuật cơ bản và chịu khó quan sát theo dõi bệnh hàng ngày để sớm có biện pháp xử lý.
Ngày 17/11, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh gia Lai tổ chức hội thảo Khuyến nông cộng đồng trong phát triển vùng nguyên liệu cà phê Tây Nguyên. Thông qua các tổ khuyến nông cộng đồng, vùng nguyên liệu cà phê Tây Nguyên đang được "giúp sức" để sản xuất đạt tiêu chuẩn, hướng đến phát triển ngành hàng bền vững.
Ngày 15/11, tại xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, Gia Lai), Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Păh phối hợp với Công ty TNHH ThaiBinh Seed - Khu vực miền Trung - Tây Nguyên (thuộc Tập đoàn ThaiBinh Seed) tổ chức Hội thảo đánh giá giống lúa nước chất lượng TBR97 và BC15.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Gia Lai, sau 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 11/11/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030, định hướng đến năm 2040 đã góp phần tăng diện tích, năng suất các loại rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh.