Tham quan kinh nghiệm quản lý tổ chức sản xuất ở một số cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh tại huyện Cao Lộc và thành phố Lạng Sơn.Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, dù đạt tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định trong nhiều năm qua, với kim ngạch xuất khẩu năm 2024 đạt trên 533 triệu USD, ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn đang đối mặt với hàng loạt thách thức. Rào cản kỹ thuật từ các thị trường cao cấp như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ ngày càng siết chặt, đặc biệt là các yêu cầu khắt khe về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và kiểm soát dịch bệnh.
Trong khi đó, phần lớn mô hình chăn nuôi trong nước vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, thiếu tính liên kết và khó đảm bảo tính đồng đều về chất lượng sản phẩm. Đơn cử như tại Lạng Sơn, với phần lớn chăn nuôi phân tán, ý thức phòng chống dịch bệnh còn hạn chế, tỷ lệ tiêm phòng thấp và hệ thống thú y cơ sở thiếu hụt cả về nhân lực và chuyên môn. Chính vì thế, cùng kỳ năm 20204, tỉnh này từng phải tiêu hủy trên 16.000 con lợn do dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát. Đây không chỉ là tổn thất kinh tế, mà còn cho thấy lỗ hổng đáng lo ngại trong năng lực phòng dịch tại các địa phương.
Chính vì vậy, vào đầu tháng 5 vừa qua, Diễn đàn “Giải pháp xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp tổ chức tại Lạng Sơn đã đặt ra nhiều câu hỏi thiết thực cho toàn ngành. Không còn là vấn đề kỹ thuật đơn lẻ, việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh đòi hỏi một chiến lược đồng bộ về thể chế, hạ tầng, tổ chức sản xuất, công nghệ và chính sách hỗ trợ.
Ông Lê Minh Lịnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, yếu tố an toàn dịch bệnh tại cơ sở và vùng chăn nuôi là điều kiện tiên quyết, bắt buộc để tham gia thị trường quốc tế. Việc xây dựng và duy trì cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh không chỉ giúp kiểm soát rủi ro dịch bệnh, giảm thiệt hại về kinh tế trong chăn nuôi mà còn góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và tạo niềm tin với các đối tác quốc tế và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Theo đó, một trong những ưu tiên hàng đầu là hoàn thiện hành lang pháp lý. Việt Nam cần ban hành các tiêu chuẩn quốc gia tương thích với hệ thống quốc tế, đặc biệt là chuẩn của Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH/OIE), để chứng minh tính minh bạch và độ tin cậy trong kiểm soát dịch bệnh. Việc điều chỉnh quy hoạch ngành chăn nuôi theo hướng tập trung, gắn với vùng nguyên liệu và hệ thống giết mổ – chế biến hiện đại cũng là điều tất yếu để đảm bảo kiểm soát dịch bệnh từ đầu vào đến đầu ra.
Ông Lê Minh Lịnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, yếu tố an toàn dịch bệnh tại cơ sở và vùng chăn nuôi là điều kiện tiên quyết, bắt buộc để tham gia thị trường quốc tế.Đồng thời, đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật và công nghệ thông tin là điều kiện tiên quyết. Các trạm kiểm dịch đầu mối, trung tâm xét nghiệm chuẩn quốc tế, hệ thống giết mổ khép kín, và đặc biệt là hệ thống quản lý điện tử về dịch bệnh và truy xuất nguồn gốc, cần được thiết lập đồng bộ. Những ứng dụng của công nghệ số, từ trí tuệ nhân tạo đến IoT trong việc quản lý đàn, giám sát sức khỏe vật nuôi và cảnh báo sớm dịch bệnh sẽ tạo lợi thế cạnh tranh đáng kể trên thị trường toàn cầu.
Bên cạnh đó, một mô hình sản xuất hiện đại không thể thiếu chuỗi giá trị liên kết giữa doanh nghiệp – hợp tác xã – nông hộ. Những liên kết này giúp kiểm soát chặt chẽ vật tư đầu vào, quy trình sản xuất, giết mổ và tiêu thụ, đồng thời tạo ra động lực lan tỏa và chia sẻ rủi ro trong toàn chuỗi. Bên cạnh đó, việc thực hiện nghiêm các tiêu chuẩn chăn nuôi an toàn sinh học – từ khử trùng chuồng trại, kiểm soát người và phương tiện ra vào, đến xử lý chất thải – là điều kiện bắt buộc để đạt chuẩn vùng an toàn dịch bệnh.
Một điểm yếu cố hữu khác là hệ thống giám sát dịch bệnh còn bị động. Mạng lưới giám sát cần được tổ chức chủ động, có kế hoạch lấy mẫu định kỳ và xét nghiệm thường xuyên. Hồ sơ tiêm phòng phải được số hóa, truy xuất nhanh chóng và tích hợp vào hệ thống chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh. Tham gia hệ thống cảnh báo dịch bệnh quốc tế và công khai hóa thông tin dịch tễ theo yêu cầu thị trường nhập khẩu sẽ giúp nâng cao uy tín và minh bạch của sản phẩm Việt.
Đi đôi với hạ tầng và công nghệ là yếu tố con người. Năng lực đội ngũ thú y cơ sở cần được củng cố cả về số lượng lẫn chuyên môn. Đào tạo định kỳ cho cán bộ và người chăn nuôi về kỹ thuật sinh học, tiêu chuẩn quốc tế và quy trình xuất khẩu là một phần không thể thiếu trong chiến lược dài hạn.
Một mô hình sản xuất hiện đại không thể thiếu chuỗi giá trị liên kết giữa doanh nghiệp – hợp tác xã – nông hộ. Những liên kết này giúp kiểm soát chặt chẽ vật tư đầu vào, quy trình sản xuất, giết mổ và tiêu thụ, đồng thời tạo ra động lực lan tỏa và chia sẻ rủi ro trong toàn chuỗi. Ảnh: Hồng PhúcĐể quá trình này thành công, cần có chính sách hỗ trợ kịp thời và thiết thực. Tín dụng ưu đãi cho đầu tư nâng cấp chuồng trại, hệ thống giám sát, kho lạnh và cơ sở giết mổ; hỗ trợ chi phí kiểm nghiệm, kiểm dịch, xúc tiến thương mại; và cơ chế đặc thù để đơn giản hóa thủ tục cấp mã vùng nuôi – tất cả đều là những mảnh ghép cần có trong một hệ sinh thái chăn nuôi chuyên nghiệp, hiện đại và xuất khẩu được...
Không thể phủ nhận rằng con đường xây dựng ngành chăn nuôi an toàn và xuất khẩu là hành trình dài, đầy thách thức. Nhưng chính những thách thức đó đang mở ra cơ hội để Việt Nam tái định hình một ngành chăn nuôi bền vững, hiện đại và có sức cạnh tranh toàn cầu. Và muốn biến cơ hội thành hiện thực, thì hành động phải bắt đầu từ bây giờ.