Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhiều nông dân Lạng Sơn đổi đời nhờ nuôi cá lồng

Minh Anh và CTV - 4 giờ trước

Tận dụng lợi thế diện tích mặt nước sông, hồ sẵn có, nhiều hộ dân, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã phát triển mô hình chăn nuôi cá lồng hiệu quả, mang lại thu nhập cao cho người nông dân

Tận dụng lợi thế diện tích mặt nước sông, hồ sẵn có, nhiều hộ dân, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã phát triển mô hình chăn nuôi cá lồng hiệu quả
Tận dụng lợi thế diện tích mặt nước sông, hồ sẵn có, nhiều hộ dân, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã phát triển mô hình chăn nuôi cá lồng hiệu quả

Lạng Sơn có điều kiện thuận lợi về mặt nước nhiều sông, suối chảy qua địa bàn các huyện, thành phố và 173 hồ chứa với diện tích khoảng 1.300ha. Nhận thấy điều kiện thuận lợi về mặt nước, nhiều hộ dân đã tận dụng để phát triển mô hình nuôi cá lồng. Thông qua sự hỗ trợ của Nhà nước, các hộ dân có thêm nguồn lực, động lực, kỹ thuật để mở rộng quy mô chăn nuôi cá lồng.

Ông Linh Văn Thắm, thị trấn Văn Quan, huyện Văn Quan chia sẻ: Những năm trước, gia đình tôi đã đầu tư nuôi 2 lồng cá với các loại cá trắm, chép... Từ năm 2023, được Nhà nước hỗ trợ con giống, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh, gia đình tôi đã đầu tư thêm 2 lồng để nuôi cá nheo Mỹ. Đến nay, sản lượng cá nheo Mỹ nuôi trong lồng của gia đình khoảng 2 tấn, trọng lượng cá đạt từ 2-4 kg/con và đã đến thời điểm cho thu hoạch. Với giá thị trường dao động khoảng 100 nghìn đồng/kg, dự kiến gia đình thu được 200 triệu đồng.

Tại huyện Tràng Định, tận dụng lòng hồ Thủy điện Thác Xăng, người dân trên địa bàn xã Hùng Việt đã triển khai nuôi cá lồng mang lại hiệu quả. Đặc biệt, từ năm 2023 Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lạng Sơn cũng đã triển khai mô hình nuôi cá lăng trong lồng tại thôn Cốc Bao,  của xã Hùng Việt, với 2 hộ và 1 hợp tác xã tham gia, quy mô 920m3 lồng.

Tham gia mô hình, các hộ được Nhà nước hỗ trợ 70% con giống, 70% thức ăn là cám công nghiệp và 70% thuốc phòng bệnh; các hộ tham gia mô hình đối ứng 30% con giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh còn lại. Đồng thời, các hộ dân được tập huấn kỹ thuật xây dựng mô hình, kỹ thuật chăm sóc, quản lý lồng nuôi và phòng trị một số bệnh trên cá.

Ông Hoàng Anh Dũng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hùng Việt cho biết: Sau khi triển khai mô hình, người dân được tập huấn áp dụng kỹ thuật vào chăm sóc cá lồng, nên các lồng cá tăng trưởng, phát triển tốt. Lợi nhuận trung bình đạt trên 10 triệu đồng/lồng. Đây là mô hình phát triển kinh tế mới mang lại hiệu quả kinh tế mang lại hiệu quả cao hơn so với các mô hình kinh tế khác.

Mô hình chăn nuôi cá lồng hiệu quả, mang lại thu nhập cao cho người nông dân
Mô hình chăn nuôi cá lồng đang mang lại thu nhập cao cho người nông dân

Được biết trong những năm qua, nhiều tổ chức, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh đã khai thác hiệu quả lợi thế mặt nước và chủ động phát triển mô hình chăn nuôi cá lồng. Hiện nay toàn tỉnh Lạng Sơn có 513 lồng cá, tập trung ở các huyện Văn Quan, Văn Lãng, Tràng Định, Bình Gia, Bắc Sơn, Lộc Bình.

Để hỗ trợ người chăn nuôi cá lồng, trong những năm qua, các cấp, ngành liên quan đã tập trung triển khai các giải pháp đồng bộ, phù hợp tình hình thực tiễn địa phương. Sở Nông nghiệp và Môi trường đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn, hỗ trợ các HTX, người dân về nguồn lực, kỹ thuật chăm sóc, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm... để từ đó từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế từ mô hình chăn nuôi cá lồng.

Giai đoạn 2021-2024, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai hỗ trợ người dân phát triển cá lồng với quy mô 131 lồng cá (trong đó vốn sự nghiệp thủy sản triển khai thực hiện 105 lồng cá; vốn khuyến nông trung ương triển khai hỗ trợ thực hiện 26 lồng cá) với các loại cá đặc sản như cá lăng, cá bỗng, nheo... Trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ 70% con giống, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh; các hộ dân thực hiện đối ứng 30% và làm lồng nuôi. 

Tất cả các hộ dân thực hiện mô hình đều được tập huấn kỹ thuật trước khi triển khai. Theo đó, năm 2024, sản lượng thủy sản nuôi trồng trên địa bàn tỉnh được 1.905,36 tấn, tăng 2,73%, trong đó sản lượng cá nuôi đạt 1.896,46 tấn, tăng 2,59% so với năm 2023. Bình quân mỗi lồng cá cho thu nhập 15-40 triệu đồng/năm.

Hiện nay toàn tỉnh Lạng Sơn có 513 lồng cá, tập trung ở các huyện Văn Quan, Văn Lãng, Tràng Định, Bình Gia, Bắc Sơn, Lộc Bình
Toàn tỉnh Lạng Sơn hiện có 513 lồng cá, tập trung ở các huyện Văn Quan, Văn Lãng, Tràng Định, Bình Gia, Bắc Sơn, Lộc Bình

Theo ông Trần Văn Ngân, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lạng Sơn, để hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi cá lồng, hằng năm, đơn vị tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ nguồn lực cho người nuôi cá lồng để tăng thêm số lồng cũng như nâng cao chất lượng cá. Từ việc nuôi cá lồng đã góp phần tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân trên địa bàn. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Kết nối, phát huy lợi thế rừng và biển

Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Kết nối, phát huy lợi thế rừng và biển

Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku dài 125 km, có vốn đầu tư hơn 43.500 tỷ đồng sẽ khởi công năm 2025 và đưa vào khai thác năm 2029. Dự án khi hoàn thành sẽ tạo ra sự đột phá, kết nối “rừng với biển” góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng tại địa phương.
Điện Biên: Nữ giáo viên bị bắt khi đang vận chuyển ma tuý

Điện Biên: Nữ giáo viên bị bắt khi đang vận chuyển ma tuý

Pháp luật - Minh Nhật - 15 phút trước
Một giáo viên tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên vừa bị bắt quả tang khi đang vận chuyển ma tuý cho các điểm bán lẻ trên địa bàn.
Công dụng đối với sức khỏe của cây rau dệu

Công dụng đối với sức khỏe của cây rau dệu

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 16 phút trước
Rau dệu còn có tên gọi khác là rệu, diếp không cuống, diếp bò, rau dền nước…có tính mát, vị ngọt. Rau dệu không chỉ cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng mà còn đặc biệt mang đến nhiều lợi ích cho con người. Sau đây là những công dụng và một số bài thuốc từ cây rau dệu mời các bạn tham khảo.
Trải nghiệm Lễ cúng trưởng thành của dân tộc Ê Đê

Trải nghiệm Lễ cúng trưởng thành của dân tộc Ê Đê

Sắc màu 54 - Minh Anh - 1 giờ trước
Đối với dân tộc Ê Đê ở Tây Nguyên, các nghi lễ vòng đời đóng vai trò hết sức quan trọng, là thành tố chính, cấu thành nên bản sắc văn hóa của dân tộc. Mới đây, được trải nghiệm lễ cúng trưởng thành của Y Thoan (cách gọi chung đối vớichàng trai dân tộc Ê Đê) tại Làng Văn hóa Du lịch các Dân tộc Việt Nam do đồng bào Ê Đê đến từ xã Krông, huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk tái hiện, càng cảm nhận thêm những nét đẹp, sự độc đáo về bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS
Bộ Tư lệnh Quân khu 9 viếng Nghĩa trang Liệt sĩ và thăm, tặng quà gia đình người có công ở Kiên Giang

Bộ Tư lệnh Quân khu 9 viếng Nghĩa trang Liệt sĩ và thăm, tặng quà gia đình người có công ở Kiên Giang

Tin tức - P.Vũ - M.Triết - 1 giờ trước
Ngày 28/4, thừa ủy quyền của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 9 do Thiếu tướng Huỳnh Văn Ngon - Phó Chính ủy Quân khu, làm Trưởng đoàn, đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ và tới thăm, trao quà đến gia đình chính sách tiêu biểu, người có công trên địa bàn huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang, nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Ninh Tây - Vùng đất của những sắc màu văn hóa được lưu giữ

Ninh Tây - Vùng đất của những sắc màu văn hóa được lưu giữ

Sắc màu 54 - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Những lần đến với xã Ninh Tây, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hoà), chúng tôi vẫn luôn ấn tượng về những nét đẹp văn hóa của đồng bào DTTS nơi đây. Giữa không gian núi rừng, tiếng cồng chiêng, tiếng mã la vẫn được hòa tấu rộn ràng, như tô đẹp thêm nét văn hóa được trao truyền qua nhiều thế hệ trong những buôn làng người Ê Đê, Raglai…
Trưng bày chuyên đề "Non sông liền một dải"

Trưng bày chuyên đề "Non sông liền một dải"

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 25/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Trưng bày chuyên đề "Non sông liền một dải". Chùa Trăm Gian - Danh thắng của xứ Đoài. Tiếng khèn gọi bạn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động từ Chương trình MTQG 1719

Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động từ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 2 giờ trước
Với nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), công tác tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Từ đó tạo động lực để đồng bào DTTS thi đua lao động, sản xuất, xây dựng bản, làng ấm no, phát triển.
Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang và Lào Cai

Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang và Lào Cai

Tin tức - Minh Nhật - 2 giờ trước
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/4, khu vực các tỉnh Hà Giang và Lào Cai tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, có nơi trên 70mm.
“Hành trình tri” ân của cựu chiến binh Nguyễn Văn Tính

“Hành trình tri” ân của cựu chiến binh Nguyễn Văn Tính

Phóng sự - Hoàng Thùy - 2 giờ trước
“Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước là cuộc hội ngộ lớn. Có thể đây là chuyến đi cuối cùng trong đời mà tôi còn đủ sức để thắp nén nhang cho đồng đội đã hy sinh vì Tổ quốc. Với tôi, chuyến đi này không đơn thuần dự đại lễ mà còn là hành trình tri ân” - Đó là tâm sự cựu chiến binh Nguyễn Văn Tính (75 tuổi) ở phường Khánh Xuân, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Gia Lai rộn ràng ngày hội thống nhất non sông

Gia Lai rộn ràng ngày hội thống nhất non sông

Xã hội - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Hoà chung không khí hào hùng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, người dân Gia Lai đã thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc bằng nhiều cách khác nhau.
Bắc Hà (Lào Cai): Giải pháp để kết quả phòng chống tảo hôn mang tính bền vững

Bắc Hà (Lào Cai): Giải pháp để kết quả phòng chống tảo hôn mang tính bền vững

Xã hội - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Là huyện 30a của tỉnh Lào Cai với tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm đa số; thời gian qua công tác phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống được huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai tập trung triển khai và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, hiện nay Bắc Hà vẫn là một trong 2 địa phương có tỷ lệ tảo hôn và phụ nữ DTTS dưới 18 tuổi sinh con cao nhất tỉnh Lào Cai. Trước thực tế này, đòi hỏi địa phương cần quyết liệt hơn nữa trong công tác phòng chống tảo hôn với các giải pháp đủ mạnh và mang tính bền vững.