Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hiệu quả chăn nuôi gia súc có sừng ở xã Phước Trung

Thái Sơn Ngọc - 15:00, 15/05/2025

Xã Phước Trung, huyện Bác Ái (Ninh Thuận) có lợi thế phát triển chăn nuôi gia súc có sừng, cung cấp giống và thịt hàng hóa chất lượng cao. Thời gian qua, chính quyền địa phương đã huy động nguồn lực hỗ trợ người dân chăn nuôi theo hướng bền vững. Đặc biệt, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đang tạo động lực giúp hộ nghèo phát triển chăn nuôi, tăng thu nhập, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Đàn cừu của gia đình ông Sằn Quang Dưỡng ở thôn Rã Giữa, xã Phước Trung.
Đàn cừu của gia đình ông Sằn Quang Dưỡng ở thôn Rã Giữa, xã Phước Trung

Trở lại xã vùng cao Phước Trung vào giữa tháng 5/2025, chúng tôi ghi nhận diện mạo nông thôn mới có nhiều khởi sắc, hệ thống điện - đường - trường- trạm được Nhà nước đầu tư xây dựng hiện đại, nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào Raglai tại địa phương. Tỉnh lộ 705 là tuyến đường huyết mạch của xã Phước Trung nối liền các xã vùng đồng bằng được bê tông xi măng khang trang, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại vận chuyển nông sản hàng hóa. Nông dân lùa đàn bò, đàn cừu ra đồng chăn thả, tiếng mõ đàn gia súc rộn vang trong buổi sớm vùng cao thanh bình.

Trao đổi với ông Đạo Văn Linh, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Trung, được biết toàn xã hiện có 735 hộ với gần 3.005 nhân khẩu, trong đó đồng bào Raglai chiếm trên 95%. Người dân chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa, hoa màu nhờ hệ thống thủy lợi Phước Nhơn, Phước Trung, Tân Mỹ, kết hợp chăn nuôi gia súc.

Hiện, xã có trên 22.600 con gia súc, tập trung nhiều ở các thôn Đồng Dày, Rã Giữa, Rã Trên, trong đó đàn trâu, bò có 2.897 con, đàn dê và cừu 10.824 con, đàn heo 10.824 con. Mặc dù điều kiện thời tiết khô hạn kéo dài, nông dân vẫn duy trì ổn định quy mô đàn nhờ chủ động đào ao trữ nước, trồng cỏ, dự trữ rơm, thân cây bắp và đậu làm thức ăn. Từ đầu tháng 5 đến nay, mưa bắt đầu xuất hiện, đồng cỏ xanh trở lại, kết hợp nguồn lá rừng dồi dào, giúp đảm bảo nguồn thức ăn tự nhiên cho gia súc.

Nông dân xã Phước Trung đưa đàn cừu chăn thả dưới tán lá rừng ven làng.
Nông dân xã Phước Trung lùa đàn cừu chăn thả dưới tán lá rừng ven làng

Chăn nuôi gia súc gắn với đầu ra ổn định, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nông dân. Một số hộ tiêu biểu như ông Sằn Quang Dưỡng, bà Chamaléa Thị Ngôn (thôn Rã Giữa), bà Kator Thị Ốm (thôn Rã Trên), ông Tà In Ró (thôn Đồng Dày)… có thu nhập cao nhờ phát triển hiệu quả chăn nuôi gia súc có sừng.

Chúng tôi đến thăm gia trại của ông Sằn Quang Dưỡng ở thôn Rã Giữa vào một buổi sáng, tận mắt thấy đàn cừu mập mạp thong dong trên đồng cỏ dưới tán rừng Phước Trung. Ông Dưỡng cho biết, nhận thấy nơi đây có đồng cỏ tự nhiên rộng lớn, thuận lợi cho chăn nuôi, ông đã đưa gia đình từ Mỹ Sơn lên lập nghiệp từ năm 1992.

Thời gian đầu, vợ chồng ông dành dụm vốn mua 30 con cừu nái để chăn thả kết hợp trồng 7 sào cỏ voi làm nguồn thức ăn xanh bổ sung. Nhờ chăm sóc cẩn thận và tuân thủ lịch tiêm phòng theo hướng dẫn của thú y xã, đàn cừu phát triển ổn định. Qua nhiều năm, ông bán cừu để xây dựng nhà cửa khang trang và mở rộng chăn nuôi. Hiện, gia trại vẫn duy trì 200 con cừu, vượt qua mùa khô nhờ nguồn thức ăn, nước uống chủ động và chuồng trại đảm bảo vệ sinh, tiêm phòng đầy đủ.

Anh Pupu Ná ở thôn Đồng Dày, xã Phước Trung chăn nuôi bò lai Sind, cho thu nhập cao.
Anh Pupu Ná ở thôn Đồng Dày, xã Phước Trung chăn nuôi bò lai Sind, cho thu nhập cao

Nay tuổi cao, ông Dưỡng đã chuyển giao đàn cừu cho hai người con là Sằn Cắm Say và Sằn Kim Mùi quản lý. Với giá cừu đực giống nuôi vỗ béo khoảng 140.000 đồng/kg và cừu thịt 100.000 đồng/kg, hai anh em có thu nhập ổn định, trung bình khoảng 100 triệu đồng mỗi năm từ chăn nuôi.

Đến thăm gia đình chị Chamaléa Thị Khém, chúng tôi được nghe chị chia sẻ kinh nghiệm thoát nghèo nhờ chăn nuôi bò. Năm 2008, từ khoản vay 10 triệu đồng của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Bác Ái, chị mua 2 con bê cái giống để khởi đầu chăn nuôi.

Trải qua nhiều năm, chị đã bán bò để trả nợ ngân hàng, xây nhà, mua phương tiện đi lại. Hiện, gia đình chị còn 4 con bò cái giống, 3 con bò đực và 1 bê cái. Để đảm bảo nguồn thức ăn, chị trồng 2 sào cỏ voi và dự trữ khoảng 100 cuộn rơm từ ruộng lúa của gia đình. Chị Khém cho biết, chăn nuôi gia súc có sừng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội địa phương, giúp nông dân có thu nhập ổn định, từng bước thoát nghèo bền vững.

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, giai đoạn 2022 - 2024, xã Phước Trung được phân bổ 7.244 triệu đồng để triển khai các dự án thành phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong đó, 2.669 triệu đồng được dành cho Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 3, hỗ trợ phát triển theo chuỗi giá trị với 6 mô hình chăn nuôi bò, dê, cừu sinh sản tại các thôn Rã Trên, Rã Giữa, Tham Dú, Đồng Dày.

Chị Chamaléa Thị Khém ở thôn Rã Giữa, xã Phước Trung, chăn nuôi bò theo mô hình gia trại, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Chị Chamaléa Thị Khém ở thôn Rã Giữa, xã Phước Trung, chăn nuôi bò theo mô hình gia trại, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững

Dự án đã cung cấp con giống bò, dê, cừu cho 82 hộ nghèo và cận nghèo tạo sinh kế. Cụ thể, 60 hộ được hỗ trợ 2 con bò cái giống (trị giá 30 -32 triệu đồng/hộ); 28 hộ nuôi dê được hỗ trợ 10 con giống (trị giá 29 -33 triệu đồng/hộ); 10 hộ chăn nuôi cừu sinh sản nhận 11 con giống (trị giá 29,3 triệu đồng/hộ). Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn hỗ trợ, các hộ dân từng bước nâng cao thu nhập, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn xã từ 5 -6% mỗi năm.

Ông Đạo Văn Linh, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Trung, cho biết trong thời gian tới, cấp ủy và chính quyền xã sẽ tiếp tục huy động các nguồn lực hỗ trợ người dân chăn nuôi gia súc theo hướng bền vững, gắn với thị trường tiêu thụ ổn định. Xã định hướng đưa vào chăn nuôi các giống bò lai có tầm vóc lớn, chất lượng thịt cao để thay dần giống bò địa phương. Đồng thời, xây dựng các điểm chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao làm mô hình mẫu cho nông dân học tập, tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ thuật chăm sóc, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc.

Bên cạnh đó, xã cũng chủ trương chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng cỏ giàu dinh dưỡng làm nguồn thức ăn bổ sung. Cùng với việc tranh thủ các nguồn vốn từ Chương trình MTQG, mục tiêu đặt ra là giúp 100% hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc có sừng, cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sứ mệnh người làm báo - Từ sứ giả truyền thông đến những nhịp cầu nhân ái

Sứ mệnh người làm báo - Từ sứ giả truyền thông đến những nhịp cầu nhân ái

Trong không khí trang trọng và tự hào của cả nước kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), lòng tôi lại bồi hồi nhớ về hành trình đã qua, về những con chữ, những chuyến đi và về sứ mệnh thiêng liêng mà nghề báo đã trao cho mình. Với tôi, làm báo không chỉ là đưa tin - là sứ giả truyền thông mà còn là hành trình của trái tim, là gánh trên vai trách nhiệm với cộng đồng.
Tin nổi bật trang chủ
Quả ngọt trên những vùng đất đồi núi xứ Thanh

Quả ngọt trên những vùng đất đồi núi xứ Thanh

Kinh tế - Thu Thảo - 19:42, 17/06/2025
“Biến đất cằn thành quả ngọt” – không chỉ là một quá trình khai thác thế mạnh phát triển trong nông nghiệp, mà còn là câu chuyện về tinh thần cần cù lao động bền bỉ, sáng tạo của người nông dân ở nhiều vùng đất đồi núi xứ Thanh...
Giữ gìn văn hóa DTTS vùng Tây Bắc trong hội nhập quốc tế

Giữ gìn văn hóa DTTS vùng Tây Bắc trong hội nhập quốc tế

Sắc màu 54 - Nguyễn Vũ Điền - 18:35, 17/06/2025
Tây Bắc là vùng đất lưu giữ kho tàng văn hóa đặc sắc của hơn 30 DTTS, tiêu biểu như: Thái, Mông, Mường, Dao, Khơ Mú, Hà Nhì, La Ha, Lự, Kháng, Phù Lá, Cống… Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nơi đây không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc, mà còn trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển bền vững.
Nỗi lòng của nghệ nhân say mê thanh âm tre nứa

Nỗi lòng của nghệ nhân say mê thanh âm tre nứa

Sắc màu 54 - Lê Hường - 18:33, 17/06/2025
Hơn 30 năm qua, nghệ nhân Y Krang Tơr ở buôn Tlông, xã Đắk Phơi, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk đã chế tác hàng trăm nhạc cụ dân tộc bằng tre nứa. Ông cũng dành tâm huyết tìm kiếm người kế tục để tiếng đàn, tiếng chiêng không bị lãng quên trong nhịp sống hiện đại.
Nồng nàn mỳ Quảng

Nồng nàn mỳ Quảng

Ẩm thực - Tiêu Dao - 18:33, 17/06/2025
Từ loại bánh tráng trên nồi nước nóng rồi được cắt sợi, từ những thức món không tên, người xứ Quảng đã gọi món ăn của mình là “mỳ Quảng”. Cái tên tưởng như đơn giản ấy lại ẩn chứa cả một tầng sâu văn hóa, lịch sử, bí quyết ẩm thực và tâm thức xứ Quảng.
Nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của đồng bào dân tộc Mông

Nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của đồng bào dân tộc Mông

Sắc màu 54 - PV - 18:31, 17/06/2025
Đối với phụ nữ dân tộc Mông, vẽ hoa văn trên vải lanh bằng sáp ong là một nghề thủ công truyền thống từ lâu đời và được giữ gìn, phát huy qua nhiều thế hệ như một “báu vật” để tạo dấu ấn, sự khác biệt cũng như nhận dạng văn hóa truyền thống của đồng bào Mông.
Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay ngày 11/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Ruộng bậc thang Y Tý mùa đổ ải. Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh . Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tìm “điểm tựa” cho những nghệ nhân “giữ lửa” di sản

Tìm “điểm tựa” cho những nghệ nhân “giữ lửa” di sản

Tìm trong di sản - Mỹ Dung - 18:29, 17/06/2025
Trong dòng chảy văn hóa phong phú và đa dạng của tỉnh Quảng Ninh, các nghệ nhân dân gian chính là những “ngọn lửa sống” lặng thầm gìn giữ, bảo tồn và lan tỏa giá trị truyền thống. Họ không chỉ là người nắm giữ tinh hoa văn hóa dân tộc, mà còn là “cầu nối” giữa quá khứ và hiện tại, góp phần định hình bản sắc cộng đồng trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.
Thổ cẩm kể chuyện bản làng

Thổ cẩm kể chuyện bản làng

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18:28, 17/06/2025
Nghề thêu thổ cẩm của người Dao Thanh Y ở Quảng Ninh không chỉ là di sản văn hóa truyền thống mà còn đang mở ra hướng đi mới cho phát triển du lịch cộng đồng. Từ những bản làng như Bằng Cả (TP Hạ Long) đến Khe Sú (TP Uông Bí), nghề thêu đang từng bước hồi sinh, trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch mang dấu ấn riêng của vùng cao.
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển

Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển

Thời sự - Minh Thu - 18:15, 17/06/2025
Nhân dịp Kỷ niệm 100 Năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 17/6, ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã đến thăm, chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển.
Sứ mệnh người làm báo - Từ sứ giả truyền thông đến những nhịp cầu nhân ái

Sứ mệnh người làm báo - Từ sứ giả truyền thông đến những nhịp cầu nhân ái

Công tác Dân tộc - Vàng Ni - 18:11, 17/06/2025
Trong không khí trang trọng và tự hào của cả nước kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), lòng tôi lại bồi hồi nhớ về hành trình đã qua, về những con chữ, những chuyến đi và về sứ mệnh thiêng liêng mà nghề báo đã trao cho mình. Với tôi, làm báo không chỉ là đưa tin - là sứ giả truyền thông mà còn là hành trình của trái tim, là gánh trên vai trách nhiệm với cộng đồng.
Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển: Quyết tâm xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, hòa nhập để phát triển

Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển: Quyết tâm xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, hòa nhập để phát triển

Tin tức - Thúy Hồng - 18:00, 17/06/2025
Ngày 16/6, Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển đã long trọng tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030. Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Thông dự và chỉ đạo Đại hội.