Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tháng Tư về thăm Anh hùng Chamaleá Châu

PV - 08:36, 19/04/2018

Chúng tôi cùng cán bộ, đoàn viên thanh niên xã Phước Trung, huyện Bác Ái (Ninh Thuận) đến thăm Anh hùng LLVT Chamaleá Châu vào dịp cả nước chuẩn bị kỷ niệm 43 năm giải phóng giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Ánh mắt người Anh hùng rạng rỡ niềm vui khi đội ngũ đoàn viên, thanh niên trong màu áo xanh tình nguyện quây quần bên ông nghe kể chuyện truyền thống đánh giặc hào hùng của quân và dân huyện Bác Ái kiên trung.

Anh hùng Chamaleá Châu vui sống trong ngôi nhà tình nghĩa khang trang do các doanh nghiệp xây tặng. Đoàn viên, thanh niên địa phương vừa mua lưới, mua trụ trồng kéo lưới rào lại hàng rào dài 50m, tạo cảnh quan trước ngôi nhà sạch, đẹp rợp bóng cây xanh.

Anh hùng Chamaleá Châu bên công trình thanh niên làm mới hàng rào. Anh hùng Chamaleá Châu bên công trình thanh niên làm mới hàng rào.

 

Gặp lại người quen cũ, người con ưu tú của núi rừng Bác Ái phấn khởi chia sẻ niềm vui: từ sau năm 1975 đến nay, ông đã có bảy lần ra thăm Thủ đô Hà Nội. Gần đây nhất là vào trung tuần tháng 12/2017, ông được Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận mời ra Thủ đô Hà Nội dự Lễ Tuyên dương Người có uy tín, nhân sĩ trí thức, doanh nhân tiêu biểu DTTS toàn quốc do Ủy ban Dân tộc tổ chức. Mỗi lần ra thăm Hà Nội, ông đều được vào Lăng viếng Bác Hồ.

Sau chuyến đi Hà Nội trở về, hai kỷ vật được ông trưng bày trang trọng trong phòng khách là chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh do Ủy ban Dân tộc tặng các đại biểu tham dự Lễ Tuyên dương và Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng cho cá nhân ông đã có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.

“Tôi một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ đánh thắng giặc Mỹ với mong muốn góp phần đem lại tự do, thanh bình cho quê hương. Sau ngày giải phóng, Nhà nước quan tâm chăm lo đầu tư xây dựng nông thôn miền núi ngày càng phát triển, đời sống bà con no ấm, con cháu học hành thành đạt. Tôi tiếp tục phát huy vai trò người cao tuổi có uy tín, tích cực vận động bà con đoàn kết giúp nhau làm ăn có hiệu quả, vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp”, Anh hùng LLVT Chamaleá Châu bộc bạch niềm vui.

Cán bộ, đoàn viên hỏi Anh hùng LLVT Chamaleá Châu về kỷ niệm lần đầu tiên bắn rơi máy bay Mỹ trên chiến trường xã Phước Trung, ông cười hóm hém, kể: “Trưa ngày 15/3/1967, tôi thấy chiếc đầm già L.19 vè vè bay thám thính, đuôi xịt khói trắng trời. Tựa lưng vào gốc cây ngo trên núi Rã, tôi dùng súng trường Mỹ ngắm bắn liền hai phát đạn, nó đảo lòng vòng rồi đâm đầu vô vách núi tan xác. Từ chiếc máy bay L.19 do tôi bắn rơi đầu tiên lan tỏa tạo thành phong trào thi đua bắn máy bay trên khắp chiến trường Ninh Thuận”.

Kỷ niệm đáng nhớ nhất là ngày 9/7/1967, Mỹ dùng cà-nông bắn cấp tập vào xã Phước Trung. Sau đó, chúng đưa 4.000 quân đổ bộ vào Dốc Mong, Da É, Láng Tranh tạo thành gọng kềm ba mũi với ý định tiêu diệt quân dân vùng kháng chiến Phước Trung. Với vai trò Bí thư Chi bộ xã, Chamaleá Châu đã lãnh đạo lực lượng dân quân khẩn tốc vượt qua mưa bom lửa đạn, đưa 500 người dân địa phương vào trú ẩn trong hang núi Hamaca rồi đi trong đêm sơ tán đến xã Phước Chiến an toàn…

Kháng chiến trong điều kiện thiếu cơm, lạt muối nhưng đồng bào Raglai một lòng tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ. Dù hy sinh gian khổ nhưng đồng bào vẫn bám trụ núi rừng làm rẫy nuôi bộ đội, mong đợi đến ngày giải phóng quê hương, đất nước thanh bình. Đến cuối năm 1976, đồng bào Phước Trung từ núi cao xuống đất bằng định cư, định canh xây dựng cuộc sống mới. Ngày 20/12/1994, Chamaléa Châu vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng LLVT do có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Bà Chamaleá Thị Lánh, Bí thư Đảng ủy xã Phước Trung cho biết: “Phát huy vai trò người cao tuổi có uy tín, Anh hùng LLVT Chamaleá Châu tích cực vận động bà con đoàn kết giúp nhau làm ăn có hiệu quả, vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh. Ông là điển hình tiêu biểu về chăn nuôi gia súc có sừng ở thôn Rã Trên. Ông giúp cho nhiều nông hộ có vốn chăn nuôi gia súc vươn lên thoát nghèo bền vững. Tấm lòng Anh hùng LLVT Chamaleá Châu thơm thảo hết lòng giúp đỡ bà con thôn xóm được cán bộ và nhân dân tin yêu”.

SƠN NGỌC

 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh minh trong tiết tháng Ba

Thanh minh trong tiết tháng Ba

Từ xa xưa, Tết Thanh minh (được tổ chức vào mùng 3 tháng Ba Âm lịch hàng năm) đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng đối với người Việt. Đối với đồng bào Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng, Tết Thanh minh là một trong những ngày Tết lớn sau Tết Nguyên đán. Đây không chỉ là dịp tưởng nhớ tổ tiên mà còn là lúc con cháu sum vầy, thấm tình gắn kết dòng tộc.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ mười ba, nhiệm kỳ 2020-2025

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ mười ba, nhiệm kỳ 2020-2025

Sáng 2/4, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười ba, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị.
Thanh minh trong tiết tháng Ba

Thanh minh trong tiết tháng Ba

Sắc màu 54 - Đức Hồng - 3 phút trước
Từ xa xưa, Tết Thanh minh (được tổ chức vào mùng 3 tháng Ba Âm lịch hàng năm) đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng đối với người Việt. Đối với đồng bào Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng, Tết Thanh minh là một trong những ngày Tết lớn sau Tết Nguyên đán. Đây không chỉ là dịp tưởng nhớ tổ tiên mà còn là lúc con cháu sum vầy, thấm tình gắn kết dòng tộc.
Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Pháp luật - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Từ năm 2024 đến nay, nhiều hộ đồng bào DTTS tham gia Dự án trồng cây dược liệu quý (trồng cây gấc) ở huyện A Lưới , TP.Huế rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Đất trồng cây gấc đã san ủi, hố trồng cây gấc đã đào, thế nhưng đơn vị tham gia liên kết sản xuất là Công ty La San lại chưa giao cây giống, vật tư trồng gấc như cam kết.
Xín Mần (Hà Giang): Những tín hiệu tích cực từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Xín Mần (Hà Giang): Những tín hiệu tích cực từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Khoa học - Công nghệ - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Những năm gần đây, việc liên kết, chuyển giao và tiếp nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã góp phần gia tăng năng suất và chất lượng cây trồng cho các hộ dân tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
Cà Mau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển là di tích Quốc gia đặc biệt

Cà Mau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển là di tích Quốc gia đặc biệt

Trang địa phương - Minh Nhật - 1 giờ trước
Trong tháng 4/2025, tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức nhiều sự kiện văn hóa nhằm tôn vinh các giá trị truyền thống. Trong đó có sự kiện đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Ðường Hồ Chí Minh trên biển.
PC Lào Cai: Đẩy mạnh chuyển đổi số, hạn chế lừa đảo đối với khách hàng dùng điện

PC Lào Cai: Đẩy mạnh chuyển đổi số, hạn chế lừa đảo đối với khách hàng dùng điện

Xã hội - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Hiện nay, tình trạng lừa đảo qua mạng, trong đó, có việc giả mạo nhân viên điện lực để lừa đảo khách hàng ngày càng tinh vi. Nhằm bảo đảm an toàn cho khách hàng dùng điện, hạn chế tối đa rủi ro, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số nhằm nâng cao tính minh bạch.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lạng Sơn: Đồng bào có đạo thi đua sống

Lạng Sơn: Đồng bào có đạo thi đua sống "tốt đời đẹp đạo"

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Anh - 1 giờ trước
Với phương châm "sống tốt đời, đẹp đạo" thời gian qua, đồng bào có đạo tại Lạng Sơn luôn hăng hái thi đua phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, qua đó có những đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, khẳng định rõ hơn vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội.
Độc đáo tục rước dâu của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu

Độc đáo tục rước dâu của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Lễ cưới của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu (Quảng Ninh) không chỉ là một nghi thức quan trọng trong đời sống hôn nhân, mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống với nhiều phong tục đặc sắc hiếm thấy ở các dân tộc khác. Trong đó, lễ rước dâu là phần đặc biệt nhất, thể hiện sự giao thoa giữa tín ngưỡng, phong tục và tinh thần cộng đồng.
Những người lính với hành trình làm sạch đất

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Phóng sự - Hoàng Chính-VM - 1 giờ trước
Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.
Phát huy nguồn lực tôn giáo đóng góp vào sự phát triển đất nước

Phát huy nguồn lực tôn giáo đóng góp vào sự phát triển đất nước

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 1 giờ trước
Trong tiến trình phát triển của đất nước, tôn giáo không chỉ là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần mà còn là nguồn lực quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, xây dựng phát triển đất nước. Với những giá trị đạo đức, văn hóa và tinh thần cộng đồng sâu sắc, tôn giáo đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng một xã hội nhân văn, tiến bộ và thịnh vượng.
Gốm Yang Tao - Nghệ thuật từ đôi tay người phụ nữ M'nông

Gốm Yang Tao - Nghệ thuật từ đôi tay người phụ nữ M'nông

Sắc màu 54 - Xuân Hòa - 1 giờ trước
Tại những buôn làng Tây Nguyên, mỗi sản phẩm thủ công không chỉ là vật dụng mà còn là tác phẩm nghệ thuật mang dấu ấn văn hóa. Những chiếc bình gốm, ché hay con vật bằng đất sét là kết tinh từ đôi tay khéo léo của những người phụ nữ buôn làng - nơi sự sáng tạo hòa quyện với tình yêu đất đai, quê hương.