Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ninh Thuận: Nỗ lực giúp đồng bào DTTS và miền núi vươn lên thoát nghèo

Mộc Nhi - 08:05, 09/11/2023

Thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận đã thực hiện đồng bộ các đề án, nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Qua đó đã phát huy các tiềm năng, lợi thế tại địa phương, từng bước giúp người dân vùng DTTS và miền núi phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.


Đồng bào Chăm Ninh Thuận sản xuất đa dạng sản phẩm gốm thủ công để đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng thu nhập
Đồng bào Chăm Ninh Thuận sản xuất đa dạng sản phẩm gốm thủ công để đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng thu nhập

Hỗ trợ sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân

Ninh Thuận hiện có 32 dân tộc thiểu số cùng sinh sống, với trên 173.765 người, chiếm 23,71% dân số của tỉnh, chủ yếu là dân tộc Chăm và Raglai. Toàn tỉnh hiện có 28 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó 15 xã khu vực III, 01 xã khu vực II, 12 xã khu vực I với 71 thôn đặc biệt khó khăn.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Ninh Thuận, tổng vốn đã bố trí trong 3 năm (2021 - 2023) thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh là trên 612 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển trên 310 tỷ đồng, vốn sự nghiệp trên 302 tỷ đồng.

Riêng năm 2023, tổng vốn đã bố trí cho Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững là 167,29 tỷ đồng để thực hiện 7 dự án thành phần; tổng vốn đã bố trí cho Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN là 404,47 tỷ đồng, thực hiện 10 dự án thành phần.

Đến cuối năm 2022, mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh là 32,4 triệu đồng, tăng 3,19 triệu đồng so với năm 2020, đạt 55,5% mục tiêu đến năm 2025. Tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi là 17,73%, giảm 4,73% so với năm 2021, kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025 là giảm 3%/năm.

Thu hoạch lúa ở huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
Thu hoạch lúa ở huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.

Để giúp đồng bào DTTS phát triển kinh tế, tỉnh Ninh Thuận đã triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất như trồng mía, trồng cây măng tây, bưởi da xanh, mãng cầu, phát triển đàn gia súc, nuôi heo đen đặc sản, mô hình "cánh đồng lớn” sản xuất lúa giống vùng đồng bào Chăm tại huyện Ninh Phước; mô hình trồng cây công nghiệp, cây ăn quả trên đất dốc, triền núi tại các huyện miền núi Bác Ái, Thuận Bắc. Cùng với đó, tỉnh cũng tập trung các giải pháp về đào tạo nghề, giải quyết việc làm, cho các hộ vay ốn ưu đãi phát triển sản xuất…

Ở thôn Tuấn Tú (xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) là thôn thuần đồng bào dân tộc Chăm, đồng thời cũng là nơi cư trú tập trung của 90% người Chăm của xã. Trước đây, bà con chỉ biết trồng lạc, cà rốt… Năm nào sản phẩm được giá thì đời sống no ấm, năm nào sản phẩm không được giá thì đời sống bà con lại bấp bênh.

Với mong muốn giúp người dân chuyển đổi cây trồng để có thu nhập ổn định, được sự hỗ trợ của Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận, từ cuối năm 2009 tới nay Hội Nông dân hỗ trợ hạt giống, vật tư và hướng dẫn kỹ thuật trồng cây măng tây xanh giúp người dân chuyển đổi các loài cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây măng tây có thu nhập cao, vươn lên làm giàu bền vững.

Ông Kiều Minh Tiến, thôn Tuấn Tú là người tiên phong hưởng ứng phong trào trồng cây măng tây chia sẻ: Thôn Tuấn Tú thuần đồng bào dân tộc Chăm, khí hậu nơi đây khắc nghiệt chỉ có gió và nắng, diện tích đất sản xuất thì khan hiếm, đời sống khó khăn. Từ khi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận thử nghiệm đưa cây măng tây xanh vào đồng đất của thôn. Gia đình ông đã tham gia và cây măng tây trên khoảnh vườn nhà đến nay gia đình tôi đã từng bước ổn đinh, có điều kiện nuôi được 4 người con ăn học đàng hoàng.

Cây măng tây xanh thích nghi vùng đất cát ven biển cho thu nhập cao, bảo đảm cuộc sống no ấm cho người dân.
Cây măng tây xanh thích nghi vùng đất cát ven biển cho thu nhập cao, bảo đảm cuộc sống no ấm cho người dân.

Ông Lỗ Trung Tài, Phó Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Tuấn Tú, cho biết: Mỗi ngày hợp tác xã thu mua cho các thành viên gần 2 tạ măng. Mỗi năm, người Chăm thôn Tuấn Tú có doanh thu gần 4 tỷ đồng. Các hộ trong thôn đã xây được nhà to đẹp nhờ cây măng tây xanh.

Nhờ hiệu quả của cây măng tây xanh, đồng bào Chăm thôn Tuấn Tú có thu nhập bình quân trên 52 triệu đồng/người/năm. Toàn thôn có 539 hộ với 2.445 nhân khẩu, hiện nay chỉ còn 6 hộ nghèo, chiếm 1,1%, do già yếu neo đơn, thiếu sức lao động. Bà con đóng góp trên 1,3 tỷ đồng chung tay cùng chính quyền địa phương xây dựng An Hải đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2022.

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc

Bên cạnh trợ lực từ nguồn vốn chính sách thông qua các chương trình, dự án, cùng sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Ninh Thuận đã có sự chuyển biến rõ nét. Đến nay, 100% số thôn, xã vùng đồng bào DTTS ở Ninh Thuận được phủ kín điện lưới quốc gia, trên 90% hộ đồng bào DTTS sử dụng điện thắp sáng, tỷ lệ hộ đồng bào sử dụng nước sinh hoạt đạt trên 95%.

Mô hình trồng nho gắn với du lịch sinh thái vườn đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nho và mở ra hướng đi mới trong việc phát triển kinh tế ở địa phương.
Mô hình trồng nho gắn với du lịch sinh thái vườn đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nho và mở ra hướng đi mới trong việc phát triển kinh tế ở địa phương.

Hiện nay về cơ bản các thôn, xã vùng đồng bào DTTS và miền núi đều có đường giao thông đi lại thuận tiện, cơ sở trường học, trạm xá được đầu tư nâng cấp xây mới đáp ứng nhu cầu học tập và khám, chữa bệnh của người dân, đời sống tinh thần của đồng bào được nâng lên đáng kể.

Có được những kết quả đó là do tỉnh Ninh Thuận đã cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Trung ương phù hợp, linh hoạt với thực tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương. Tại những xã có đồng bào dân tộc số sinh sống, các cấp, ngành đều triển khai các chính sách dân tộc công khai, minh bạch, đúng mục tiêu, đúng đối tượng. Theo đánh giá của Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận, nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Chăm không ngừng được nâng lên. Tình hình an ninh, trật tự được giữ vững. Đến nay, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã. 

Thông qua các chính sách hỗ trợ cùng sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có sự chuyển biến rõ nét.
Thông qua các chính sách hỗ trợ cùng sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có sự chuyển biến rõ nét.

Bà Pi Năng Thị Thủy, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận cho biết, với quan điểm ưu tiên đầu tư, chăm lo nâng cao đời sống cho vùng đồng bào DTTS và miền núi, Tỉnh ủy Ninh Thuận đã ban hành Nghị quyết số 19 về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nhằm hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế thoát nghèo bền vững cho người dân.

Tỉnh Ninh Thuận phấn đấu trong giai đoạn 2021-2025, giảm hộ nghèo hàng năm từ 1,5-2%; trong đó giảm hộ nghèo khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi bình quân trên 3%/năm theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025.

Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua từng năm, đến cuối năm 2022 tỉnh Ninh Thuận còn 11.015 hộ nghèo (chiếm 5,93%) số hộ toàn tỉnh, giảm 1,89% so với năm 2021; hộ cận nghèo còn 10.087 hộ (chiếm 5,43%) số hộ toàn tỉnh, giảm 1,66% so với năm 2021.

Năm 2023, tỉnh Ninh Thuận tập trung huy động các nguồn lực đầu tư để lồng ghép thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Trong đó tập trung thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030.

Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền địa phương hy vọng trong thời gian tới vùng đồng bào dân tộc thiểu số Ninh Thuận sẽ tiếp tục có nhiều đổi thay tích cực.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.
Tin nổi bật trang chủ
Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 1.119 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS của tỉnh Lào Cai.
Cúm A và những điều cần biết

Cúm A và những điều cần biết

Sức khỏe - Như Ý - 5 giờ trước
Thời tiết giao mùa cũng là lúc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh cúm mùa đặc biệt là cúm A. Cúm A có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này để phòng và trị bệnh một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.
Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - T.Hợp - 8 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống – nghề cói Kim Sơn, thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Xã hội - Minh Nhật - 12 giờ trước
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Giáo dục - T.Hợp - 13 giờ trước
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5/2024, cổng đăng kí trực tuyến kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024 mở, phục vụ thí sinh đăng ký dự thi.
Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Giải trí - T.Hợp - 13 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3/5 đến ngày 5/5, Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6 bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng thực hiện.
Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Sự kiện - Bình luận - PV - 14 giờ trước
Cách đây vừa tròn 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam, minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Tin tức - Minh Nhật - 14 giờ trước
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay (2.5), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến cho đến 17 giờ ngày 10.5. Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn học sinh lớp 12 cách thức đăng ký và lưu ý để tránh sai sót.
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 15 giờ trước
Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.