Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Yên Bái: Phát huy ý thức tự lực, tự cường của người dân trong phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững

Khánh Sơn - 08:22, 16/11/2023

Với phương châm “an cư mới lạc nghiệp”, trong giai đoạn 2023-2025, tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu sẽ hỗ trợ xây dựng trên 3.000 căn nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, trong đó làm mới trên 2.350 nhà, sửa chữa 671 nhà. Riêng trong năm 2023, Yên Bái đặt mục tiêu hỗ trợ làm mới và sửa chữa gần 1.600 nhà. Đây là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của tỉnh trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025. Với nhiều nguồn lực và giải pháp, tinh Yên Bái đã tập trung đầu tư trọng điểm vào vùng “lõi nghèo" nhằm hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, tạo sinh kế, thu nhập bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Nhân dân thôn 6 xã Mường Lai thu dọn mặt bằng hiến đất làm đường. (Ảnh: Đình Nguyên)
Nhân dân thôn 6 xã Mường Lai thu dọn mặt bằng hiến đất làm đường. (Ảnh: Đình Nguyên)

Khơi dậy ý chí thoát nghèo

Trước đây, gia đình anh Vũ Văn Ngôn là hộ nghèo nhất ở thôn Hạnh Phúc, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên. Cuộc sống của hai vợ chồng trẻ lúc ra ở riêng chỉ là một căn nhà tạm bợ. Không vốn, lại không có nghề nghiệp, vì vậy anh chị phải gửi hai con nhỏ cho ông bà nuôi giúp và đi làm thuê tận tỉnh Hà Nam. Sau 5 năm vất vả kiếm sống, chắt chiu từng đồng tiền công anh chị trở về quê hương lập nghiệp và nuôi con ăn học. Với số tiền dành dụm từ làm thuê và nguồn thu từ cây quế đủ tuổi cho khai thác, năm 2022 gia đình đã xây được căn nhà khang trang, kiên cố. Mặc dù còn nhiều vất vả, nhưng cũng trong năm 2022, anh đã tự nguyện viết đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo.

“Cuộc sống của mình hiện vẫn chưa khá giả, vừa làm xong nhà nên rất khó khăn, vẫn nợ nần, nhưng so với những người khác trong thôn, xã thì mình vẫn khá hơn họ. Vì thế mình đã viết đơn xin ra khỏi danh sách các hộ nghèo để nhường xuất ưu tiên hỗ trợ của Nhà nước cho những hộ còn khó khăn hơn”, anh Ngôn bộc bạch.

Trong những năm qua, xã Bản Công cũng như nhiều xã khác của huyện Trạm Tấu đã luôn coi trọng việc hỗ trợ người dân thoát nghèo, thông qua nhiều nguồn lực từ nhà nước và xã hội hóa, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát được cấp ủy, chính quyền ở đây đặc biệt quan tâm.

Ngôi nhà mới của anh Giàng A Vàng, ở thôn Bản Công, xã Bản Công, huyện Trạm Tấu, vừa được MTTQ tỉnh và Ngân hàng NN &PTTN tài trợ 50 triệu đồng, cùng với sự giúp đỡ của anh em, dòng họ và sự nỗ lực của bản thân, anh Vàng đã xây dựng được căn nhà vững trãi. Là một hộ nghèo trong thôn, ngoài công việc ruộng nương, anh còn tập trung đầu tư vào chăn nuôi phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Giờ đây gia đình anh Vàng đã bớt khó khăn hơn và có điều kiện để nuôi các con ăn học. Anh bảo: “Trước kia ở nhà cũ khổ lắm, năm 2021 gia đình được Nhà nước hỗ trợ làm nhà, từ khi có nhà mới vợ chồng tôi đã yên tâm sản xuất, chăn nuôi. Tôi sẽ nỗ lực phát triển kinh tế thật tốt và sẽ hướng dẫn, chia sẻ để các hộ khác trong thôn cùng thoát nghèo…”.

Theo ông Giàng A Khu, Bí thư Chi bộ Bản Công, xã Bản Công, huyện Trạm Tấu cho biết, trên cơ sở chính sách hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo của tỉnh, của huyện, chúng tôi đã họp thôn, bản, để tiến hành rà soát các hộ nghèo trong thôn. Sau khi có danh sách, chúng tôi đã đề nghị với chính quyền xã, huyện hỗ trợ để làm nhà. Bên cạnh việc được nhà nước hỗ trợ, chúng tôi cũng kêu gọi người dân, hàng xóm chung tay hỗ trợ vật liệu, ngày công để hoàn thiện ngôi nhà đảm bảo chất lượng kiên cố, vững chắc. Ngoài ra, chúng tôi cũng tích cực kêu gọi những nhà hảo tâm hỗ trợ cây, con giống, hướng dẫn kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi để các hộ nghèo biết cách làm ăn, phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.

Phát huy sức mạnh tổng hợp

Chị Nguyễn Thị Thanh Vân, người dân ở thôn Hạnh Phúc, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên chia sẻ: “Từ trước tới nay người dân trong thôn đều sống dựa vào cây quế, sau nhiều năm gắn bó, được sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua nhiều chính sách ưu đãi, giờ đây cây quế của chúng tôi cũng đã có giá trị hơn. Người dân giầu hơn và hạnh phúc hơn. Thôn cũng có con đường đẹp hơn, trẻ em được học trong những ngôi trường kiên cố, sạch đẹp…”.

Cùng chung tâm trạng như chị Vân, anh Nguyễn Văn Phú, trưởng thôn Hạnh Phúc cho hay: “Bà con trong thôn luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau trong đời sống, từ ốm đau, bệnh tật, thiên tai mưa lũ, ai ai cũng tận tình giúp đỡ nhau mọi lúc mọi nơi..”

Không chỉ riêng thôn Hạnh Phúc, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên mà tại những thôn bản vùng sâu, vùng xa ở các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Yên Bái cũng có nhiều cách làm hay, sáng tạo, khơi dậy ý trí của người dân trong phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Điển hình như ở thôn 6, xã Mường Lai, huyện Lục Yên, thôn này vốn nằm cách xa trung tâm xã, đời sống của người dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Từ khi tỉnh, huyện có chủ trương mở đường liên xã, liên huyện qua đây, bà con phấn khởi, bởi đây là sự mong mỏi của người dân từ nhiều năm nay. Không cần sự đền bù của nhà nước, hàng chục hộ dân sẵn sàng hiến đất đồi rừng, đất rộng để giải phóng mặt bằng, mở rộng nền đường. Trong đó phải kể đến tấm gương trưởng thôn Nông Đức Chuẩn, đã tự nguyện hiến hơn 1.000 m2 đất để mở tuyến đường. Việc làm này của ông cũng đã lan tỏa và khơi lên ý thức tự nguyện đóng góp sức người, sức của cho Nhà nước của người dân trong thôn.

Ông Chuẩn tâm sự, “mình cũng như nhiều người khác thôi, hiến đất cho thôn xã làm đường, nói ra thì bảo là to, chỉ có hơn 1.000 m2 đất thì không thấm gì so với nhiều người khác.Bản thân tôi chỉ mong sau khi mở được con đường to, tôi và bà con sẽ thuận lợi trong đi lại và phát triển giao thương hàng hóa”

Không chỉ có vậy, những năm qua xã Mường Lai của huyện Lục Yên luôn làm tốt công tác vận động nhân dân chung sức tham gia xây dựng nông thôn mới. Theo ông Triệu Văn Huấn, Bí thư Đảng bộ xã Mường Lai: trong vòng 3 năm qua xã đã thực hiện bê tông hóa được gần 50 km đường giao thông. Tất cả đều do bà con nhân dân tự nguyện đóng góp, tạo điều kiện cho các dự án làm đường trên địa bàn xã được thuận lợi.

Cùng với chuyển biến tích cực được ghi nhận từ chính người dân, với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống tại địa bàn còn khó khăn, lãnh đạo tỉnh Yên Bái đưa ra đồng thời nhiều giải pháp từ nay đến cuối năm.Trong đó có việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án của Chương trình MTQG 1719: Dự án 2 Đa dạng hóa sinh kế phát triển mô hình giảm nghèo; Tiểu dự án 1 - Dự án 3 Phát triển sản xuất lĩnh vực nông nghiệp; Dự án 4 Phát triển giáo dục nghệ nghiệp và việc làm bền vững nhằm triển khai hỗ trợ hiệu quả hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, đào tạo nâng cao trình độ, hỗ trợ tạo việc làm cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo để có việc làm và thu nhập ổn định, từng bước vươn lên thoát nghèo....

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Liên Sơn ngày mới

Liên Sơn ngày mới

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) được triển khai tại tỉnh Ninh Thuận đã tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào dân tộc Raglay ở thôn Liên Sơn 2, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước. Cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đặc biệt quan tâm đồng hành cùng người dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ, tạo sinh kế, nâng cao đời sống cho đồng bào vùng khó khăn.
Tin nổi bật trang chủ
Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Sắc màu 54 - Minh Anh - 3 giờ trước
Về tham gia hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, sáng 18/5, tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, TP. Huế đã tổ chức tái hiện Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (cúng thần núi, cúng thần rừng).
Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Vấn đề - Sự kiện - Đức Việt - 23:56, 18/05/2025
Với lòng tôn kính và biết ơn, suốt hàng chục năm qua, hàng trăm gia đình người đồng bào dân tộc Vân Kiều ở xã Linh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, đã lập bàn thờ Bác Hồ một cách trang trọng. Vào mỗi dịp Tết, lễ kỷ niệm của quê hương, đất nước, hay những sự kiện quan trọng trong gia đình, người dân nơi đây luôn chăm sóc, thắp hương trên bàn thờ Bác với tấm lòng thành kính.
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 23:30, 18/05/2025
Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 18:46, 18/05/2025
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 18:43, 18/05/2025
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18:39, 18/05/2025
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 18:37, 18/05/2025
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.
Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 18:33, 18/05/2025
Theo thông tin từ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau chùa Tam Chúc (Hà Nam), dự kiến Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Bảo vật quốc gia của Ấn Độ, sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang) trong 2 ngày (20, 21/5).
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Xã hội - Văn Hoa - 18:29, 18/05/2025
Sáng 18/5, tại Công viên Biên Hùng Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Tỉnh đoàn Đồng Nai phối hợp cùng Công ty TNHH TCP Việt Nam (Nhãn hàng Red Bull) và các đơn vị tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2025.
Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Tin tức - Minh Nhật - 18:26, 18/05/2025
Theo thống kê từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn, đã có 4 người thiệt mạng do lũ quét và sạt lở đất do mưa lũ xảy ra đêm 17 và sáng 18/5.