Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đồng bào Mông ở Suối Đồng thoát nghèo nhờ nghe theo vận động của đảng viên Giàng Mí Páo

Vũ Đăng Bút - 09:51, 11/11/2023

Những ngày đầu định cư ở thôn Suối Đồng, ông là người đi đầu trong những việc khó, tích cực phát triển kinh tế, cùng cấp ủy Đảng, chính quyền vận động Nhân dân đẩy lùi hủ tục lạc hậu, xây dựng bản làng giàu đẹp… Đó là những nỗ lực của ông Giàng Mí Páo, dân tộc Mông, Bí thư Chi bộ, Người có uy tín, Trưởng thôn Suối Đồng, thị trấn Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Ông chính là những người mang văn minh, tiến bộ cho đồng bào mình.

Ông Giàng Mí Páo (bìa trái) vận động người dân trong thôn chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hóa.
Ông Giàng Mí Páo (bìa trái) vận động người dân trong thôn chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hóa.

Ông Giàng Mí Páo sinh năm 1944, đã có thời gian 6 năm trong quân đội và được kết nạp vào Đảng trong thời gian tại ngũ. Khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, ông được Nhân dân tín nhiệm bầu làm cán bộ thôn bản. Ông Páo nhớ lại, năm 1979, khi xảy ra chiến tranh biên giới phía Bắc, gia đình ông cùng 21 hộ gia đình, với 153 nhân khẩu là đồng bào dân tộc Mông ở 4 xã Phố Là, Phố Cáo, Lũng Táo, Sủng Là của huyện Đồng Văn được bố trí sơ tán về thôn Suối Đồng, huyện Vị Xuyên.

Khi mới đến thôn Suối Đồng, cuộc sống của bà con vô cùng khó khăn, đất đai toàn đồi núi trọc, lau sậy, diện tích đất canh tác không có nhiều, lại rất bạc màu, duy nhất chỉ có 2ha đất ruộng nước, cấy lúa một vụ. Thiếu phương tiện sản xuất, thiếu giống, thiếu vốn, tập quán canh tác của bà con lạc hậu. Mấy năm đầu, tư tưởng của bà con không ổn định, một số người không chịu được đã trở về quê cũ. Ngay bản thân ông Páo cũng phải đi làm thuê để nuôi sống gia đình, nhưng cũng không đủ ăn.

Là đảng viên duy nhất trong thôn, đã từng lăn lộn trong thời kỳ quân ngũ, ông Páo thực sự thấu hiểu và trăn trở trước những khó khăn, vất vả của gia đình và các hộ dân trong thôn.Do vậy, khi Đảng và Nhà nước có chính sách định canh định cư cho đồng bào các dân tộc, ông Páo đã cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền thị trấn Việt Lâm vận động Nhân dân yên tâm ổn định xây dựng cuộc sống mới.

Tuy nhiên, khó khăn đặt ra là phải làm cách nào để phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo cho Nhân dân? Sau nhiều đêm suy nghĩ, đồng thời tìm hiểu, học tập cách thức làm ăn trên các phương tiện thông tin đại chúng và học tập của các hộ gia đình, các xã lân cận, ông Páo đã bàn và cùng 10 anh em trong gia đình quyết tâm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai phá thêm đất ruộng, trồng thêm một số loại cây hoa màu như sắn, khoai, trồng lúa và trồng được một số loại cây ăn quả như cam, quýt, chanh.

Từ đó, cuộc sống của gia đình ông Páo và một số hộ gia đình khác đã đủ ăn, không còn bị thiếu đói. Thấy có kết quả, cả thôn Suối Đồng đã cùng ông Páo quyết tâm bám đất, bám làng để xây dựng quê hương mới, bảo nhau cần, kiệm trong chi tiêu để có tiền mua sắm thêm phương tiện sản xuất, như trâu cày, các loại giống mới, chịu khó làm ăn, từ đó đã tạo ra phong trào xoá đói giảm nghèo trong cả thôn. Bà con, ban ngày thì đi làm, buổi tối cùng nhau ngồi lại bàn cách làm ăn...

 Ông Giàng Mí Páo (thứ ba, từ phải sang) cùng cán bộ thị trấn Việt Lâm tuyên truyền người dân xây dựng đời sống văn hóa mới.
Ông Giàng Mí Páo (thứ ba, từ phải sang) cùng cán bộ thị trấn Việt Lâm tuyên truyền người dân xây dựng đời sống văn hóa mới.

Riêng gia đình ông Páo đã hình thành được mô hình kinh tế vườn - ao - chuồng, với  0,5ha lúa nước cấy 2 vụ; 3 nghìn cây quế, 4 nghìn cây mỡ, hơn một ha trồng các loại cây rau màu, đỗ đậu; đào được 500 mét vuông làm ao thả cá và tạo được vườn cam, quýt với gần 400 cây..., nguồn thu từ mô hình, trừ chi phí mỗi năm vẫn còn khoảng 40 triệu đồng. Gia đình ông còn nhận trồng và khoanh nuôi, tái sinh hơn 2ha rừng, trở thành một trong những gia đình khá giả trong thôn

Ông Páo nghĩ, một mình gia đình mình có cuộc sống khá giả thì chưa đủ, mà phải cùng với địa phương giúp đỡ, tạo cho bà con trong thôn cùng làm giàu. Có như vậy mới đạt được mục đích định canh định cư lâu dài, vững chắc. Ông đã mạnh dạn đứng ra tín chấp vay cả trăm triệu đồng của Ngân hàng cho gia đình và những bà con cần vay vốn để phát triển sản xuất; đồng thời xây dựng quỹ tín dụng tiết kiệm thôn bản, vận động Nhân dân gửi tiền tiết kiệm để cho những hộ cần vốn đầu tư cho sản xuất.

 Do biết đầu tư đúng mục đích, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh, tăng vụ, nên năng suất cây lúa ở thôn Suối Đồng thời kỳ đầu chỉ đạt 18 - 20 tạ/ha, đã tăng lên 40 - 50 tạ/ha, năng suất cây ngô từ 18 tạ/ha, lên 40 tạ/ha...

Không dừng lại ở đó, nhận thấy nông sản do Nhân dân sản xuất ra rất khó khi tiêu thụ, chủ yếu do đường sá đi lại gặp nhiều khó khăn, ông Páo đã vận động Nhân dân tự làm được 1,5 km đường ô tô và đề nghị huyện hỗ trợ thêm làm được một cầu treo qua con suối lớn vào thôn Suối Đồng.

 Thời điểm này, nguồn kinh phí từ chương trình, dự án chính sách dân tộc, thôn cũng đã được trang bị thêm cơ sở xay sát thóc, ngô, một máy sát vỏ cà phê và xây dựng được một hệ thống thủy lợi, bảo đảm cung cấp đủ nước tưới cho hai vụ lúa và hoa màu...

Ông Giàng Mí Páo vui văn nghệ sau những giờ lao động.
Ngoài tích cực lao động sản xuất, tận tụy với câu chuyện xóa nghèo của thôn, ông Páo còn gương mẫu trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mông

Trải qua hơn 40 năm hạ sơn, thôn Suối Đồng đã ổn định về mọi mặt. Hiện nay thôn có 55 hộ, với tổng số 267 nhân khẩu, trong đó không còn hộ đói nghèo, số hộ có mức sống khá và giàu tăng nhanh. Cơ sở vật chất của thôn như hội trường, hệ thống điện, đường, trường, trạm không ngừng được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu cuộc sống của bà con trong thôn. Đặc biệt, ngày bà con mới định cư, thôn chỉ có một đảng viên, nay đã phát triển thành chi bộ. Trong đó, 30 năm nay, ông Giàng Mí Páo liên tục được các đảng viên, cấp trên tin tưởng bầu làm Bí thư Chi bộ.

 Ngoài ra, ông Giàng Mí Páo còn thường xuyên được các cấp chính quyền, các tổ chức ở địa phương và một số bộ ngành Trung ương và Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang nêu gương trong việc thực hiện các phong trào, các lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội, an ninh trật tự; xây dựng đời sống văn hóa.... Thôn Suối Đồng được tỉnh biểu dương là một trong những thôn tiêu biểu, điển hình về nhiều mặt của huyện Vị Xuyên và tỉnh Hà Giang.



Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Liên Sơn ngày mới

Liên Sơn ngày mới

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) được triển khai tại tỉnh Ninh Thuận đã tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào dân tộc Raglay ở thôn Liên Sơn 2, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước. Cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đặc biệt quan tâm đồng hành cùng người dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ, tạo sinh kế, nâng cao đời sống cho đồng bào vùng khó khăn.
Tin nổi bật trang chủ
Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Thách thức mới trên tinh thần ham học của người Dao (Bài cuối)

Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Thách thức mới trên tinh thần ham học của người Dao (Bài cuối)

Dù đã trải qua bao thế hệ, dòng suối hiếu học của người Dao vẫn không ngừng tuôn chảy, từ mái nhà tranh vang tiếng ê a kinh Nôm, đến giảng đường đại học rộn ràng bước chân người trẻ. Nhưng ở thế kỷ XXI, tinh thần ham học ấy đang đối diện với những thử thách chưa từng có. Trước những giá trị cũ dần mai một, môi trường sống thay đổi, thế hệ trẻ người Dao - đặc biệt là Gen Z - đứng giữa ngã ba thời đại: tiếp nối hay đứt đoạn? hội nhập hay tan loãng? Và để truyền thống ham học tập của dân tộc không sụp đổ, điều gì là then chốt?
70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 5 phút trước
Tối 16/5, tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Quy Nhơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam (16/5/1955 - 16/5/2025). Đây là dịp để ôn lại một chặng đường lịch sử hào hùng, nơi hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam rời quê hương trong niềm tin “ra đi để trở về”, góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 19 phút trước
Ngày 16/5, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025. Tham dự hội nghị có hơn 50 đại biểu là chức sắc, chức việc, nhà tu hành đại diện các tổ chức tôn giáo.
Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Nhịp cầu nhân ái - Tào Đạt - Sa Rây - 29 phút trước
Ngày 16/5, tại xã Bình Thạnh (huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An), Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Trà Vinh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Trà Vinh phối hợp với Hội LHPN tỉnh Long An và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Long An đã tổ chức Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2025.
Các nạn nhân bị thương vụ sạt lở tại huyện Phong Thổ đang được điều trị tích cực

Các nạn nhân bị thương vụ sạt lở tại huyện Phong Thổ đang được điều trị tích cực

Thời sự - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Vụ sạt lở tại công trường thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, thuộc bản Lản Nhì Thàng, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã làm 05 người mất tích và 04 người bị thương. Hiện, các nạn nhân bị thương đang được điều trị tích cực tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Lai Châu.
Xác định danh tính các nạn nhân mất tích vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Xác định danh tính các nạn nhân mất tích vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Thời sự - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Vụ sạt lở đất tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, thuộc bản Lản Nhì Thàng, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, ngày 16/5 làm 9 người bị thương và mất tích.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ánh sáng từ bi lan tỏa nơi vùng cao A Lưới

Ánh sáng từ bi lan tỏa nơi vùng cao A Lưới

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Minh Ngọc - 23:08, 16/05/2025
Không chỉ làm tốt Phật sự, nhiều tăng ni và Phật tử Phật giáo ở A Lưới, TP. Huế còn chung tay với chính quyền và các ban ngành đoàn thể làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát giúp đồng bào DTTS miền biên giới ngày càng no ấm hơn.
Đăk Hà (Kon Tum): Nhiều người dân không đồng thuận với chủ trương phá bỏ nhà rông truyền thống để xây phòng học

Đăk Hà (Kon Tum): Nhiều người dân không đồng thuận với chủ trương phá bỏ nhà rông truyền thống để xây phòng học

Pháp luật - Ngọc Chí - 22:57, 16/05/2025
Những ngày này người dân làng Kon Teo Đăk Lấp, xã Đăk Long, huyện Đăk Hà (Kon Tum) bàn tán xôn xao việc UBND xã thông báo tháo dỡ nhà rông truyền thống để xây dựng 2 phòng học tại điểm trường làng. Chủ trương này chưa được người dân trong làng đồng thuận nên đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều, người dân mong muốn được giữ lại nhà rông vì đã gắn bó với họ từ thời điểm lập làng năm 1976.
Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền tháp Po Ramê

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền tháp Po Ramê

Sắc màu 54 - Bá Minh Truyền - 22:54, 16/05/2025
Là ngôi tháp cuối cùng của người Chăm được xây dựng bằng chất liệu gạch nung còn bảo tồn nguyên vẹn, đền tháp Po Ramê không chỉ là di sản kiến trúc độc đáo mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng Chăm. Việc bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa và phục dựng các lễ hội truyền thống tại đây đang được triển khai gắn với phát triển du lịch theo Dự án 6 của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021–2030.
Chạy đôi tàu khách từ Quảng Bình đến Quảng Trị: Giải pháp di chuyển cho công chức đi làm sau khi sáp nhập tỉnh

Chạy đôi tàu khách từ Quảng Bình đến Quảng Trị: Giải pháp di chuyển cho công chức đi làm sau khi sáp nhập tỉnh

Xã hội - Tào Đạt - 22:50, 16/05/2025
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, đơn vị đang xây dựng phương án chạy đôi tàu khách từ ga Đồng Hới đến ga Đông Hà và ngược lại.