Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thăm ngôi trường nơi "cổng trời" Tả Ngảo

Hà Minh Hưng - Công Minh - 04:48, 18/11/2023

Xã Tả Ngảo, huyện biên giới Sìn Hồ nằm phía Tây Bắc của Lai Châu. Để đến được đây phải vượt qua những cung đèo và dốc cao. Khi ấy, mặt người dựng ngược, cảm giác như có thể lấy tay vén mây chạm tới trời, người ta gọi dốc cao ấy là “cổng trời”. Và phía sau "cổng trời" ấy không chỉ có thung lũng, mây, cỏ, mà có những nếp nhà, có tiếng thầy cô giảng bài, có bước chân vui nhộn của trẻ đến trường mỗi sớm mai…

Mỗi khi có học sinh nghỉ học, các thầy cô giáo và học sinh lớp đến nhà tận thăm hỏi, vận động, động viên học sinh trở lại lớp học.
Mỗi khi có học sinh nghỉ học, các thầy cô giáo và học sinh đến nhà thăm hỏi, vận động, động viên học sinh trở lại lớp học.

“Cổng trời” - quê hương thứ hai

Xã Tả Ngảo cách thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu gần 100 km, một trong những xã khó khăn nhất của huyện biên giới Sìn Hồ. Để đến được nơi đây, chúng tôi phải vượt qua những dốc núi cao chót vót nhất trong những dãy núi của cao nguyên Sìn Hồ. Tả Ngảo với hơn 800 hộ, 2 dân tộc chính là Mông và Dao sinh sống. Toàn xã có 13 bản, phần lớn các bản không có đường xe máy, phải quốc bộ theo đường mòn nhỏ thó (dân bản gọi là đường chó chạy).

Mỗi khi có dịp quây quần, người già ở đây vẫn kể cho con cháu mình về Tả Ngảo của hơn 10 năm về trước. Thời ấy, tỷ lệ hộ nghèo vùng này chiếm hơn 50%, một năm 12 tháng thì có đến quá nửa năm thiếu gạo. “Cái khó bó cái khôn”, khi con người ta cái bụng mà chưa ấm thì còn nghĩ được việc gì nữa. Thế nên ngày đó, chuyện đi học không được bà con mặn mà lắm.

Già bản người Mông, Giàng Chứ Sinh, bản Lùng Sử Thàng năm nay ở tuổi “thất thập”, ông là người hiểu biết nên được bà con trọng vọng xưng là “bố”. “Bố Sinh” kể: “Ngày trước, người Tả Ngảo chỉ nghĩ đơn giản, đàn ông phải biết rèn con dao, cái cuốc, biết đi săn con thú. Đàn bà phải biết đi nương, làm ra nhiều lúa, ngô, nuôi được nhiều trâu. Học chữ, chuyện đó từ trước đến nay không quan trọng bằng chuyện được no cái bụng …”.

Vườn rau xanh cải thiện bữa ăn cho học sinh nội trú.
Vườn rau xanh cải thiện bữa ăn cho học sinh nội trú.

Thầy Đoàn Trọng Tuyển, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú trung học sơ sở (PTDTBT THCS) Tả Ngảo đón chúng tôi bằng nụ cười hiền khô. Qua câu chuyện được biết, thầy Tuyển đã có gần 20 năm gắn bó với giáo dục Sìn Hồ. Nhìn từng lớp học trò mỗi năm tốt nghiệp ra trường, anh lại nhớ cách đây gần 20 năm, từ một chàng trai quê lúa Thái Bình tình nguyện lên Lai Châu công tác. Tuổi trẻ của anh là những tháng ngày “3 cùng” với đồng bào Thái, Lự, Mông, Dao trên khắp dải đất Sìn Hồ, nay thì Sìn Hồ đã thành quê hương thứ hai từ lâu rồi.

Cũng như thầy Tuyển, cô giáo Phan Thị Hà, chủ nhiệm lớp 9A và các thầy cô dạy học ở đây đều dành cả thanh xuân vào con chữ cho con em Tả Ngảo. Mỗi năm cô về quê 2 lần là tết và hè. Bây giờ, cô đã cất một ngôi nhà nhỏ trên cao nguyên Sìn Hồ. Hạnh phúc của cô và đồng nghiệp là những dịp lễ tết, các trò về thăm trường, chúc tết thầy cô báo cáo kết quả, học tập, công tác

Rồi các thầy cô dẫn chúng tôi lên thăm trường, đó là một ngôi trường 2 tầng khang trang kiên cố và những dãy nhà cấp 4 nội trú cho học sinh. Trường nằm bên sườn núi, nhìn xuống qua những những phiến đá tai mèo lởm chởm hiện ra những bản làng…

Giờ ra chơi của học sinh Trường PTDTBT THCS Tả Ngảo, Sìn Hồ, Lai Châu.
Giờ ra chơi của học sinh Trường PTDTBT THCS Tả Ngảo, Sìn Hồ, Lai Châu.

“Quả ngọt” trên đất cằn

Mùa A Sung là sinh viên năm 3 - Trường Sĩ quan Lục quân 1 vẫn nhớ như in thời đi học. Ngày ấy, học sinh ở bản ra trung tâm học gần như phải tự túc hoàn toàn trong việc ăn ở, sinh hoạt, những bạn ở xa về học thì góp gạo nấu cơm chung. Ngày đó, phòng ở thiếu thốn, nhiều học sinh phải đi ở nhờ nhà dân. Nhớ đận hết gạo, xin thầy về nhà rồi “mất hút” luôn. Không thấy trò về học, các thầy xuống tận nhà, lên tận nương, mới hay ở nhà cũng chẳng còn gạo ăn. Nhìn cảnh học trò lem luốc theo mẹ lên rừng đào củ mài, củ sắn. Khi ấy, thầy chỉ biết ôm trò mà khóc. Con đường học Sung tưởng chừng như khép lại bởi hoàn cảnh gia đình, nhưng nhờ sự động viên, giúp đỡ của các thầy cô em đã vượt qua.

Cùng với tuyên truyền, vận động học sinh đến lớp, ngày cuối tuần, các thầy cô lại về bản hướng dẫn ôn bài và bồi dưỡng thêm kiến thức cho các em. Những việc làm này cứ đều đặn, tình cảm giữa bà con và thầy cô giao ngày thêm sâu nặng. Như giọt nước thấm mỗi ngày vào đất, khiến nhận thức của người dân từng bước thay đổi, người Tả Ngảo bắt đầu chăm lo hơn đến việc học tập của con em mình.

Con đường đến của học sinh vùng cao Sìn Hồ phần lớn đã cứng hóa, nhưng với Tả Ngảo vẫn rất khó khăn, cách trở.
Con đường đến của học sinh vùng cao Sìn Hồ phần lớn đã cứng hóa, nhưng với Tả Ngảo vẫn rất khó khăn, cách trở.

Năm học 2011 - 2012, Tả Ngảo được công nhận trường Bán trú. Theo quyết định, mỗi tháng học sinh bán trú được hỗ 40% mức lương cơ bản cơ sở, ngoài ra các em được Chính phủ hỗ trợ15 kg gạo/tháng. Với nguồn hỗ trợ đặc biệt này đã tiếp sức và giúp các em yên tâm học. Cùng với đó, hàng năm nhà trường kết nối nhiều địa chỉ, các tổ chức, cá nhân trong việc sẻ chia cùng học sinh vùng khó. Những suất học bổng và quà là những hiện vật thiết thực như chăn, áo ấm, dày dép cho học sinh bán trú của học sinh Trường Chuyên Lê Quý Đôn Lai Châu, Hội Luật Việt Nam…

Năm học 2023 - 2024, Trường Tả Ngảo có 541 học sinh. Trong đó học sinh bán trú là 406 em. Được sự đầu tư của Nhà nước, cùng với công tác xã hội hóa giáo dục. Đến nay, nhà trường có dãy nhà 2 tầng khang trang kiên cố với 12 phòng học. Riêng phòng ở nội trú cho học là 21 phòng, những vẫn còn 4 phòng ở tạm thưng bằng gỗ. Nhìn các em học sinh đang tuổi ăn tuổi lớn, để chăm lo cho bữa ăn, việc học mỗi ngày với các thầy cô giáo nơi đây là việc hàng đầu. Ngoài giáo dục kỹ năng sống, các thầy cô cùng học sinh cải tạo đất làm vườn bán rau gây quỹ và cải thiện thêm khẩu phần ăn.

Trường lớp ngày càng kiên cố, khang trang, góp phần thu hút học sinh đến trường học chữ.
Trường lớp ngày càng kiên cố, khang trang, góp phần thu hút học sinh đến trường học chữ.

Sự học của Tả Ngảo ngày càng được khẳng định, với tỷ lệ chuyển cấp, chuyển lớp hàng năm đạt trên 99%, nhiều học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, và đậu vào các trường Cao đẳng, Đại học. Tiêu biểu như 2 học sinh lớp 9A, Lầu Thị Bình và Sình A Danh là học sinh giỏi toàn diện; mới đây, Bình và Danh đều đạt giải Ba học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử…

Chia tay các thầy cô, những người gieo chữ nơi cổng trời Tả Ngảo, chúng tôi không thể quên nụ cười của “bố bản” Giàng Chứ Sinh và câu nói chắc nịch: “Chuyện người Tả Ngảo thờ ơ với con chữ xưa rồi, nay bà con mình hiếu học lắm. Có được điều đó là công lớn của các thầy cô miền xuối không quản ngại lên đây dạy học cho con em bản mình biết cái chữ, biết giữ gìn bảo tồn văn hóa…”

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Dấu ấn từ cơ sở…

Dấu ấn từ cơ sở…

“Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS đã khá đầy đủ, vấn đề còn lại là ở việc thực thi. Do đó, khi nhận nhiệm vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, điều tôi quan tâm nhất là triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đảm bảo đúng đối tượng, đúng địa bàn, chính xác và khách quan…”. Chia sẻ của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đầu tháng 4/2021, trong những ngày đầu khi Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chính là mục tiêu hàng đầu mà Người đứng đầu cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc hướng tới. Bởi vậy, trong 3 năm qua, ông đã để lại nhiều dấu ấn trong những chuyến công tác về cơ sở.
Vì sự phát triển vùng DTTS và miền núi

Vì sự phát triển vùng DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - T. Bảo - L. Hường- N. Tâm - 2 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) là một chương trình lớn, lần đầu tiên được triển khai. Trong quá trình thực hiện, với sự đồng hành của Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu đề ra, vì sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi. Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi nhận những chia sẻ của lãnh đạo một số địa phương xung quanh vấn đề này.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thời sự - Minh Nhật (T/h) - 4 giờ trước
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Tin tức - PV - 5 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024.
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 8 giờ trước
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 8 giờ trước
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 9 giờ trước
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 9 giờ trước
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Chuyên đề - Song Vy - 9 giờ trước
Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) có trụ sở chính đặt tại ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, H.Châu Thành, Hậu Giang vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) liên quan nhân sự cấp cao thuộc NSH Petro.
Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Xã hội - T. Nhân- H. Trường - 9 giờ trước
Trước đây, Quảng Ngãi là một trong những địa phương có số lượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) rất lớn. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, đến nay tình trạng TH&HNCHT đã chấm dứt, những “lời ru buồn” trên non cao đã thưa dần.
Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Xã hội - Thúy Hồng - 9 giờ trước
UBND huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị và toàn bộ Nhân dân trên địa bàn huyện về việc mặc trang phục truyền thống các DTTS trên địa bàn huyện vào dịp Ngày hội Háng Pò năm 2024.