Ông Ya Loan, sinh năm 1947, dân tộc Chu Ru, ở thôn K’Lót, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng tự nguyện đứng ra dạy chữ Chu Ru cho bà con dân tộc mình hàng chục năm nay, ông đã thắp lên niềm tin về tương lai tươi sáng của con chữ Chu Ru giữa đại ngàn. Người Chu Ru ở K’Lót cho rằng, ông Ya Loan góp phần giúp họ tìm được tấm da trâu một thời bị đánh mất.
Media -
Thuý Hồng -
16:15, 26/06/2023 Đều đặn tuần 2 buổi, lớp học đặc biệt này được diễn ra tại Trường PTDT Bán trú, tiểu học và THCS xã Công Sơn, với học viên là các giáo viên công tác tại trường và người đứng giảng lại là phụ huynh học sinh. Cuối ngày đứng lớp, các cô lại tập trung tại đây để học từ mới, cách phát âm, cách viết các câu giao tiếp tiếng Dao thông thường. Qua đó, nâng cao được kỹ năng nghe nói, sử dụng tiếng Dao khi giao tiếp với học sinh và phụ huynh.
Tiếng đánh vần của các em học sinh dân tộc Mông tại điểm trường tiểu khu 179 bên dòng Sêrêpôk hiền hòa làm dịu đi cái nắng gắt của miền rừng. Con em đồng bào Mông ở vùng cao nguyên này giờ đây được đến lớp học đều đặn, không còn phải chịu cảnh khát con chữ như trước nữa.
Giáo dục -
Minh Ngọc – Hồ Văn -
07:08, 13/12/2022 Trên vùng sơn cước Phước Sơn (Quảng Nam), xã Phước Lộc được coi là địa phương khó khăn nhất của huyện, trong đó, nhiều vấn đề khó khăn trong lĩnh vực giáo dục đang khiến nhiều người trăn trở.
Khe Nóng, xã Châu Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An) nơi người dân chỉ thuận miệng gọi là bản, nhưng thực tế lại chưa phải là một bản đúng nghĩa theo cách xác định đơn vị hành chính. Chính vì vậy, bên cạnh những khó khăn của những bản làng vùng cao thì ở Khe Nóng còn có những khó khăn mang tính đặc thù, ảnh hưởng rất lớn đến công tác giáo dục.
Xã Tả Ngảo, huyện biên giới Sìn Hồ nằm phía Tây Bắc của Lai Châu. Để đến được đây phải vượt qua những cung đèo và dốc cao. Khi ấy, mặt người dựng ngược, cảm giác như có thể lấy tay vén mây chạm tới trời, người ta gọi dốc cao ấy là “cổng trời”. Và phía sau "cổng trời" ấy không chỉ có thung lũng, mây, cỏ, mà có những nếp nhà, có tiếng thầy cô giảng bài, có bước chân vui nhộn của trẻ đến trường mỗi sớm mai…
Từ khi được bầu làm Người có uy tín của cộng đồng người Chăm ở xã Bình Sơn, huyện Long Thành (Đồng Nai), ông Đô Hô Sên đã tìm cách bảo tồn và gìn giữ chữ viết của dân tộc bằng cách mở lớp dạy chữ Chăm cho các em nhỏ.
Nhiều năm qua, ông Bàn Văn Đức, sinh năm 1967, dân tộc Dao ở tiểu khu Sao Đỏ 1, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ (Sơn La) đã miệt mài lưu giữ, truyền dạy chữ nôm Dao và các phong tục tập quán văn hóa dân tộc Dao, chỉ với mong muốn giữ gìn di sản văn hóa quý báu của dân tộc mình.
Giáo dục -
Trần Cao Anh -
16:24, 27/10/2021 Chúng tôi có dịp đến điểm Trường Tiểu học Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, Gia Lai), vào một ngày trung tuần tháng 10/2021. Chứng kiến, các giáo viên phải thức dậy từ 5h sáng, vượt nhiều dốc cao để mang con chữ đến với các em học trò ở vùng cao càng cảm phục tinh thần "tất cả vì học sinh thân yêu" của những thầy cô cắm bản.