Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thanh Hoá: Nhiều kết quả tích cực từ triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719

Hà Anh - 04:19, 15/11/2023

Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa gồm 11 huyện, với dân số trên 1 triệu người. Trong đó, đồng bào DTTS chiếm hơn 60%, chủ yếu là đồng bào các dân tộc: Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao, Khơ Mú. Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), đến nay tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 đã góp phần quan trọng trong việc sắp xếp, ổn định dân cư tập trung trên địa bàn các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn...
Nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 đã góp phần quan trọng trong việc sắp xếp, ổn định dân cư tập trung trên địa bàn các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn...

Trong hơn 2 năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các huyện, thị xã triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG 1719. Trong quá trình triển khai thực hiện, tỉnh Thanh Hóa đã ưu tiên lồng ghép các nguồn lực đầu tư Chương trình MTQG giảm nghèo và Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới để nâng cao hiệu quả sử dụng và phát huy nguồn lực đầu tư cho khu vực miền núi và vùng đồng bào DTTS. 

Giai đoạn 2021-2023, tổng vốn ngân sách Trung ương giao tỉnh Thanh Hóa thực hiện Chương trình MTQG 1719 là 1.154.375 triệu đồng. Trên cơ sở đó, tỉnh đã tập trung giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho người dân. Cụ thể, tỉnh đã phê duyệt hỗ trợ về nhà ở cho 339 hộ dân với tổng vốn 13.560 triệu đồng; đầu tư 32 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung với tổng vốn 45.288 triệu đồng; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 2.545 hộ, với số vốn giải ngân 7.463 triệu đồng.

Về quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết, tỉnh đã triển khai 4 dự án sắp xếp, ổn định dân cư tập trung trên địa bàn các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Lang Chánh với tổng mức đầu tư dự kiến là 84.288 triệu đồng; các dự án đang ở bước lập hồ sơ, chuẩn bị đầu tư, tổng vốn đã giải ngân đạt 809 triệu đồng.

Đồng thời, để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, tỉnh đã thực hiện hỗ trợ khoán bảo vệ rừng cho các tổ chức với diện tích 39.784 ha, hỗ trợ bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, cá nhân với diện tích 75.210 ha; phê duyệt 5 dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, hiện đang xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện.

Nhờ triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc, đời sống của đồng bào Mông ở xã Pù Nhi, huyện Mường Lát từng bước được ổn định, nâng lên
Nhờ triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc, đời sống của đồng bào Mông ở xã Pù Nhi, huyện Mường Lát từng bước được ổn định, nâng lên

Trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, tỉnh đã thực hiện hỗ trợ đầu tư 3 điểm du lịch; bảo tồn 03 làng, bản văn hóa truyền thống; tu bổ, tôn tạo 2 di tích; đầu tư xây dựng 78 thiết chế văn hóa, thể thao của các địa phương miền núi, với tổng vốn thực hiện là 40.247 triệu đồng. Đến nay, có 10 công trình đã hoàn thành, 76 công trình đang triển khai thực hiện; số vốn giải ngân 3.116 triệu đồng...

Nhờ đó, đời sống kinh tế - xã hội của vùng đồng bào DTTS và miền núi ngày càng ổn định, và từng bước được nâng cao. Tính đến hết năm 2022, tỷ lệ giảm nghèo vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Thanh Hóa là 7,37%, vượt 4,37% kế hoạch năm; thu nhập bình quân của người dân tăng 5% so với năm 2020; 100% xã miền núi đã có đường ô tô đến trung tâm được rải nhựa hoặc bê tông; 99,91% hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện phù hợp khác; 91,4% trạm y tế được xây dựng kiên cố; 86% thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 93,6%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 98,45%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 57%; tỷ lệ đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế đạt 81,56%.

Ghi nhận tại huyện Bá Thước - một huyện nghèo của tỉnh với 15 xã khu vực I, 5 xã khu vực II và 1 xã khu vực III, 51 thôn đặc biệt khó khăn cho thấy, thực hiện Chương trình MTQG 1719, huyện Bá Thước đã triển khai nhiều giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả, với tổng số vốn thực hiện trong giai đoạn 2021-2023 trên 100 tỉ đồng. 

Mô hình Homestay tại Pù Luông, huyện Bá Thước góp phần phát triển du lịch, nâng cao thu nhập cho người dân
Mô hình Homestay tại Pù Luông, huyện Bá Thước góp phần phát triển du lịch, nâng cao thu nhập cho người dân

Theo đó, huyện đã tập trung thực hiện các dự án, tiểu dự án, như: hỗ trợ sửa chữa nhà ở cho 47 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 414 hộ ở 17 xã; xây dựng 01 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung; hỗ trợ khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng với diện tích trên 7.000ha. Xây dựng 12 mô hình phát triển sản xuất cộng đồng; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường Phổ thông Dân tộc nội trú trung học cơ sở Bá Thước; phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch; Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; đầu tư xây dựng 71 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi...

Tính đến tháng 10/2023, huyện Bá Thước đã đạt được 2/8 chỉ tiêu theo kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG 1719, giai đoạn I: 2021-2025. Huyện đã tập trung khắc phục khó khăn, phát huy tiềm năng, thế mạnh vươn lên phát triển kinh tế, giảm nghèo, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt có nhiều nghiên cứu cách làm hay, tạo sự khác biệt trong phát triển du lịch cộng đồng.

Ông Hà Văn Thao, Trưởng bản Kịt, xã Lũng Cao, huyện Bá Thước cho biết: Những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, bà con Nhân dân bản Kịt đã được thụ hưởng nhiều chính sách về phát triển kinh tế - xã hội. Đời sống kinh tế - xã hội đã có bước phát triển mạnh, bộ mặt nông thôn miền núi có nhiều đổi thay tích cực...

Không chỉ riêng huyện Bá Thước, tình hình đời sống kinh tế - xã hội của 11 huyện miền núi trên địa bàn tỉnh cũng đã có những đổi thay rõ nét. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 của tỉnh Thanh Hóa vẫn còn những hạn chế như việc hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đầu tư của các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mất nhiều thời gian, dẫn đến tiến độ giải ngân nguồn vốn chậm; khả năng bố trí vốn đối ứng của địa phương còn hạn chế, việc huy động đóng góp của Nhân dân để lồng ghép thực hiện Chương trình trên địa bàn các huyện, các xã miền núi rất khó khăn…

Để giải quyết những khó khăn trên, ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, thời gian tới tỉnh sẽ khắc phục khó khăn, triển khai quyết liệt để tháo gỡ khó khăn, nhằm bảo đảm nguồn vốn phát huy hiệu quả trong thực tiễn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS của tỉnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Hơn 407 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân bước đầu ủng hộ và đăng ký ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Hơn 407 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân bước đầu ủng hộ và đăng ký ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, với tinh thần hỗ trợ “cao nhất, nhanh nhất” cho các gia đình bị thiệt hại do bão, lụt; chiều 10/9, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Lễ phát động.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) chính thức thoát khỏi huyện nghèo năm 2024

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) chính thức thoát khỏi huyện nghèo năm 2024

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 7 giờ trước
Ngay sau thành công của Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ thứ IV, năm 2024, đồng bào các dân tộc của tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung, huyện miền núi A Lưới nói riêng đón thêm một tin vui khi đón nhận Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo năm 2024.
Phân bổ 380 tỷ đồng hỗ trợ đợt 1 cho 20 địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3

Phân bổ 380 tỷ đồng hỗ trợ đợt 1 cho 20 địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3

Tin tức - Văn Hoa - Hương Diệp - 7 giờ trước
Ngày 10/9, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tại Lễ phát động, các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nhà hảo tâm và các địa phương đã đăng ký ủng hộ số tiền trên 407 tỷ đồng.
Các tỉnh Nam Bộ hướng về đồng bào vùng bão lũ miền Bắc

Các tỉnh Nam Bộ hướng về đồng bào vùng bão lũ miền Bắc

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 7 giờ trước
Với tinh thần "tương thân, tương ái", bà con Nhân dân và chính quyền các tỉnh Nam Bộ đã đồng loạt ủng hộ và kêu gọi quyên góp ủng hộ cho đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả do bão số 3 (bão Yagi) gây ra.
Đánh mất lợi thế, đội tuyển Việt Nam để Thái Lan lội ngược dòng đáng tiếc trên sân Mỹ Đình

Đánh mất lợi thế, đội tuyển Việt Nam để Thái Lan lội ngược dòng đáng tiếc trên sân Mỹ Đình

Thể thao - Hoàng Quý - 7 giờ trước
Sau trận đấu với đội tuyển Nga, đội tuyển Việt Nam tiếp tục có trận đấu giao hữu đầy chất lượng với đội tuyển Thái Lan trên sân vận động Mỹ Đình. Dù có bàn thắng sớm, nhưng đội chủ nhà không thể giữ vững lợi thế và để đối thủ lội ngược dòng thành công.
Thủ tướng: Bằng mọi cách tiếp tế lương thực cho người dân

Thủ tướng: Bằng mọi cách tiếp tế lương thực cho người dân

Media - BDT - 21:16, 10/09/2024
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng: Bằng mọi cách tiếp tế lương thực cho người dân. Lâm Đồng: Hàng chục cây sầu riêng đang thu hoạch bị phá hoại. Đưa “cá xứ lạnh” về vùng núi. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng: Bằng mọi cách tiếp tế lương thực cho người dân

Thủ tướng: Bằng mọi cách tiếp tế lương thực cho người dân

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng: Bằng mọi cách tiếp tế lương thực cho người dân. Lâm Đồng: Hàng chục cây sầu riêng đang thu hoạch bị phá hoại. Đưa “cá xứ lạnh” về vùng núi. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai: Lũ quét kinh hoàng vùi lấp toàn bộ một thôn

Lào Cai: Lũ quét kinh hoàng vùi lấp toàn bộ một thôn

Tin tức - L.Minh - 21:01, 10/09/2024
Trận lũ quét kinh hoàng xảy ra vào sáng 10/9, tại xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Trận lũ quét, sạt lở đất đã vùi lấp hầu như toàn bộ thôn Làng Nủ với 35 hộ dân, 128 khẩu.
Tre, trúc không còn bị

Tre, trúc không còn bị "bạc đãi" ở vùng đất Tây Nam bộ

Kinh tế - Phong Phú - Minh Triết - 20:54, 10/09/2024
Các loại cây họ tre nứa rất dễ trồng, dễ chăm sóc với hàng chục giống tre, trúc khác nhau và chúng được trồng hầu như khắp các địa phương vùng Tây Nam bộ. Từ lâu, sản phẩm từ cây tre gắn bó với đời sống cư dân nơi này. Dù đang chịu cạnh tranh gay gắt với hàng hóa sản xuất bằng dây chuyền công nghệ, thay thế bằng những nguyên liệu công nghiệp nhưng không vì thế mà sản phẩm từ họ tre trúc “hết thời”.
Đăk Hà (Kon Tum): Xét xử công khai vụ án Hủy hoại rừng tại xã Đăk Pxi

Đăk Hà (Kon Tum): Xét xử công khai vụ án Hủy hoại rừng tại xã Đăk Pxi

Pháp luật - Ngọc Chí - 20:40, 10/09/2024
Sáng 10/9, tại Nhà văn hóa cộng đồng xã Đăk Pxi, Tòa án nhân dân huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức phiên tòa xét xử sơ thẩm công khai vụ án “Hủy hoại rừng” xảy ra tại Tiểu khu 325, thuộc xã Đăk Pxi, đối với bị cáo Lê Võ Văn Khương cùng các đồng phạm: A Huk, A Khuy, A Toang, Y Nen.
Thanh Hóa: Nâng cao năng lực chuyển đổi số cho cán bộ, thành viên HTX vùng đồng bào DTTS

Thanh Hóa: Nâng cao năng lực chuyển đổi số cho cán bộ, thành viên HTX vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 20:38, 10/09/2024
Liên minh HTX tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức lớp tập huấn “Nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin chuyển đổi số, nâng cao năng lực quản lý, vận hành thương mại điện tử cho cán bộ, thành viên HTX vùng DTTS và miền núi”. Đây là chương trình đào tạo nguồn nhân lực thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 10, Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2024.
Sóc Trăng: Trao giải cuộc thi trực tuyến “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2024

Sóc Trăng: Trao giải cuộc thi trực tuyến “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2024

Tin tức - Văn Long - Tào Đạt - 20:35, 10/09/2024
Sáng 10/9, Tại trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi trực tuyến tìm hiểu chuyên đề năm 2024 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc và con người Sóc Trăng, đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển”. Bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng đến dự và trao giải.