Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lan toả, phát huy giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào Khmer

Trương Vui - Ngọc Chí - 10:40, 10/11/2023

Những giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc và mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc của dân tộc là niềm tự hào mà bao thế hệ người Khmer nỗ lực giữ gìn và phát triển.

Đồng bào Khmer đến chùa thực hành các nghi lễ trong dịp lễ Sen Dolta (Ảnh: TL)
Đồng bào Khmer đến chùa thực hành các nghi lễ trong dịp lễ Sen Dolta (Ảnh: TL)

Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống qua lễ hội

Để gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc mình, những năm qua, đồng bào Khmer luôn chú trọng thực hiện nhiều hoạt động nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.

Một trong số đó là tổ chức lễ Sen Dolta (lễ cúng ông bà), bắt nguồn từ tín ngưỡng xa xưa của người dân tại phum sóc Khmer, cho đến nay vẫn được đồng bào Khmer gìn giữ, xem là một nét văn hóa độc đáo, một lễ hội truyền thống in đậm bản sắc văn hóa của dân tộc.

Lễ Sen Dolta được tổ chức nhằm bày tỏ lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, tưởng nhớ công ơn và lên chùa hồi hướng cho linh hồn các bậc sinh thành, những người trong thân tộc đã quá cố, thể hiện truyền thống “Cây có cội, nước có nguồn”.

Đây còn là dịp để con cháu đền ơn, đáp nghĩa, nhắc nhở mọi người về lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, tri ân những bậc tổ tiên đã khai phá đất đai, phù hộ cho phum, sóc được bình an, thịnh vượng. Đồng thời cũng là cơ hội để mọi người gặp gỡ, sinh hoạt văn hóa tôn giáo, thắt chặt hơn tình đoàn kết trong cộng đồng.

Theo truyền thống, lễ Sen Dolta thường được tổ chức với 4 nghi thức chính: lễ đặt cơm vắt (Bos Bai Ben), lễ cúng ông bà (Sen Dolta), lễ rước ông bà (Phchum Ben) và lễ đưa tiễn ông bà (chun Đôn Ta). Ngày nay cuộc sống đã có nhiều đổi thay, để phù hợp với cuộc sống hiện đại, lễ Sen Dolta có sự thay đổi ít nhiều, nhưng những nét truyền thống, bản sắc vốn có của nghi lễ vẫn được gìn giữ, chú trọng.

Đồng bào Khmer làm lễ cầu siêu tại chùa trong dịp Lễ Sene Dolta (Ảnh: Như Tâm)
Đồng bào Khmer làm lễ cầu siêu tại chùa trong dịp Lễ Sene Dolta (Ảnh: Như Tâm)

Theo đó, năm nay, lễ Sen Dolta được diễn ra trong 3 ngày từ 29/8-1/9 âm lịch (ngày 13-15/10), với nhiều hoạt động mang đậm văn hóa dân tộc Khmer. Đây là sự kiện thường niên, có ý nghĩa sâu sắc nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer, tăng cường đoàn kết toàn dân, góp phần giới thiệu, quảng bá, lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống đồng bào Khmer tới bạn bè trong nước và quốc tế.

Cùng với lễ Sen Dolta, đồng bào Khmer cũng có nhiều loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc, những phong tục, lễ hội đa dạng như: lễ hội Ok Om Bok (Cúng trăng), Tết Chôi Chnăm Thmây (Nguyên Đán), Lễ hội đua ghe ngo; nghệ thuật âm nhạc, múa như Răm vông, Lăm leo, Saravan, múa truyền thống Khmer…; nghệ thuật sân khấu Rô băm, Dù kê; hệ thống ngôn ngữ, chữ viết, các nghi lễ truyền thống, kho tàng văn học dân gian phong phú cùng bộ trang phục dân tộc độc đáo…được bảo tồn và kế thừa qua nhiều thế hệ.

Ngoài ra, gắn với đời sống sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật và kiến trúc chùa tháp được coi là di sản đặc sắc của văn hóa đồng bào Khmer. Trong đó có hệ thống kiến trúc chùa Phật giáo Nam Tông, với lịch sử hình thành lâu đời, mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và kiến trúc. Đây vừa là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, vừa là nơi lưu giữ, trao truyền những giá trị truyền thống đặc trưng của đồng bào Khmer.

Dân tộc Khmer có nền văn hóa phát triển đa dạng gắn liền với những tín ngưỡng mang sắc thái riêng biệt
Dân tộc Khmer có nền văn hóa phát triển đa dạng gắn liền với những tín ngưỡng mang sắc thái riêng biệt

Chú trọng bảo tồn văn hóa dân tộc

Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, văn hóa truyền thống đồng bào Khmer đã khẳng định được vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, là kho tàng vô giá trong di sản văn hoá của quốc gia, dân tộc.

Cũng chính vì thế, công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đồng bào Khmer, từ các loại hình nghệ thuật, tới văn hóa tín ngưỡng, văn hóa lễ hội…, luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, các địa phương nỗ lực triển khai thực hiện. Đặc biệt là đồng bào Khmer cũng luôn mang trong mình ý thức, trách nhiệm trong bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Những năm qua, nhờ triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay, việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, đã góp thêm những nguồn lực quan trọng thúc đẩy quá trình gìn giữ bản sắc và phát huy văn hóa cộng đồng dân tộc Khmer.

Lễ hội đua ghe Ngo của đồng bào Khmer
Lễ hội đua ghe Ngo của đồng bào Khmer

Theo đó, hàng năm, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer đều được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao, tạo ra một không gian văn hóa ý nghĩa để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên được gặp gỡ, giao lưu; các lễ hội truyền thống cũng được chú trọng triển khai, tổ chức, góp phần nâng cao ý thức trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer, đồng thời tôn vinh, lan tỏa những giá trị văn hóa của đồng bào.

Cùng với đó, tận dụng lợi thế văn hóa độc đáo, trong quá trình bảo tồn các giá trị truyền thống, đồng bào Khmer còn khai thác, tạo ra các sản phẩm văn hóa bền vững phục vụ du lịch. Từ đó vừa góp phần quảng bá, giới thiệu đến công chúng về nét đặc trưng trong đời sống, sinh hoạt, văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào Khmer, vừa là một cách làm hiệu quả để lan tỏa tình yêu văn hóa dân tộc, đặc biệt là với thế hệ trẻ người Khmer.

Ngoài ra, nhiều địa phương vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đã tiến hành bảo tồn, trùng tu các ngôi chùa Khmer, phê duyệt nhiều đề án bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống dân tộc Khmer trên địa bàn. Đồng thời lập hồ sơ khoa học về các loại hình nghệ thuật truyền thống dân tộc Khmer tiêu biểu, đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia, tiếp nối nhiều giá trị văn hóa đặc sắc đã được công nhận như: Hát Aday; Tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá buông; Lễ hội đua ghe ngo; Lễ hội Ok Om Bok; nghệ thuật sân khấu Rô băm; Nghệ thuật sân khấu Dù kê…

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự giao thoa, du nhập văn hóa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Khmer đang ngày càng được chú trọng, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân. Từ đó góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa độc đáo, tạo nên sự phong phú, đa dạng trong đời sống tinh thần của đồng bào các DTTS trong tiến trình hội nhập và phát triển.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Nhiều dự án thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển tại huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) chưa thể khởi công, đã kéo theo tiến độ chung của việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đạt thấp. Địa phương đang nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện để hoàn thành các dự án theo kế hoạch của nhiệm kỳ.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 21 phút trước
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.
Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Trang địa phương - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Sau gần 3 ngày đêm nỗ lực tìm kiếm, đến 8 giờ 3 phút ngày 27/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng trong vụ lật thuyền trên sông Chanh (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh).
Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 10 giờ trước
UBND tỉnh Bình Thuận vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vụ, địa phương trong toàn tỉnh tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Gương sáng - Ngọc Thu - 10 giờ trước
Từng làm nghề chèo đò chở khách qua sông Ba, ông Ksor Yan (dân tộc Gia Rai, 60 tuổi, xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa, Gia Lai) chứng kiến những nguy hiểm rình rập với bà con mỗi khi muốn qua sông, ông đã quyết tâm đứng ra làm cầu gỗ bắc qua sông Ba, giúp cho hàng trăm hộ dân hai bên bờ đi lại thuận lợi, tiết kiệm thời gian.
U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

Thể thao - Hoàng Minh - 22:34, 26/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Indonesia đã khiến người hâm mộ bất ngờ, khi tạo ra địa trấn trước U23 Hàn Quốc. Trận đấu phải bước vào loạt sút luân lưu để định đoạt kết quả và chiến thắng gọi tên Indonesia.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

Thể thao - Hoàng Minh - 22:33, 26/04/2024
Trong vòng Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Qatar đã thất thủ trước U23 Nhật Bản với tỷ số 2-4. Với kết quả này, U23 Qatar đã không thể thực hiện được tham vọng vô địch trên sân nhà.
Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 22:32, 26/04/2024
Trong trận đá bù Vòng 29 Ngoại hang Anh, dù phải hành quân đến sân của Brighton, nhưng Man City vẫn đè bẹp đội chủ nhà với tỷ số 4-0.
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Kinh tế - PV-Vương Minh - 22:30, 26/04/2024
Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 22:27, 26/04/2024
Trong 4 ngày (từ 22 - 25/4/2024), Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Sở Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn cung cấp thông tin cho 285 đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS của 13 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

Kinh tế - Vũ Mừng - 22:26, 26/04/2024
Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.