Ngày 8/5, Tại Tp. Cà Mau, tỉnh Cà Mau, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Trà Vinh tổ chức khai giảng lớp Bồi dưỡng Kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Đồn Biên phòng Quang Chiểu phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Lát tổ chức khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho hội viên phụ nữ và người dân bản Bóng, xã Mường Chanh.
Chiều 19/4, Đồn Biên phòng Hương Nguyên, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế, phối hợp với UBND xã A Roàng và Trường Tiểu học - THCS A Roàng (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Đây là đơn vị được chọn làm đơn vị điểm tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trong Bộ đội Biên phòng tỉnh.
Ngày 6/4, Đồn Biên phòng Vinh Hiền (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) phối hợp với Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình ngoại khoá hướng về biển, đảo quê hương với nhiều hoạt động thiết thực.
Một lớp học đặc biệt dành cho đồng bào Xtiêng ở tỉnh Bình Phước được khai giảng vào cuối tháng 7/2023. Lớp học có 35 “học sinh”, người lớn tuổi nhất lớp là 65 tuổi, nhỏ nhất 12 tuổi. Ấn tượng trong lớp học này là có nhiều cặp “học sinh” là hai bà cháu, hai cha con, hai mẹ con, hai anh em. Đến với lớp học, những "học sinh" này chỉ mong ước một điều đơn giản là biết đọc, biết viết...
Triển khai Đề án "Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2030" của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, trong đó có nội dung đưa một số loại hình dân ca, dân nhạc, dân vũ các dân tộc vào hoạt động giảng dạy và hoạt động giáo dục ngoại khóa tại các nhà trường, theo đó, nhiều trường phổ thông dân tộc nội trú đã tổ chức các lớp truyền dạy dân ca, dân vũ cho học sinh, mang lại hiệu quả thiết thực.
Với mong muốn góp phần bảo tồn, gìn giữ tiếng nói và chữ viết các DTTS, năm học 2023 - 2024, trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) THCS và THPT huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, là trường học đầu tiên thành lập “Câu lạc bộ dạy tiếng mẹ đẻ, chữ viết” cho học sinh dân tộc Mông, Dao, Tày. Tuy mới đi vào hoạt động được thời gian ngắn, nhưng mô hình đã và đang phát huy hiệu quả, thu hút đông đảo học sinh tham gia.
UBND huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình “Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng DTTS trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2023 - 2030” trên địa bàn huyện.
Ngày 11/3, tại Tp. Sóc Trăng, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Trường THPT Thành phố Sóc Trăng tổ chức tuyên truyền Luật Biên phòng Việt Nam và chủ quyền biển, đảo cho các em học sinh.
Với gần 30 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở huyện vùng cao Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang), cuối năm 2023 cô giáo Nguyễn Thị Lành, sinh năm 1972, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú tiểu học Sủng Máng vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng Danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Công văn số 761 /BGDĐT-GDDT gửi các Sở GD&ĐT về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn và duy trì sĩ số học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Nhằm tạo điều kiện cho học sinh miền núi yên tâm học tập, UBND tỉnh Quảng Nam đã có công văn yêu cầu tăng cường bảo đảm các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt và học tập cho trẻ em mầm non, học sinh nội trú, bán trú, học sinh vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Theo khảo sát của ngành Giáo dục tỉnh Quảng Bình, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, ở địa phương này đã không còn tình trạng học sinh DTTS bỏ học.
Đây là khẳng định của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai tại Hội nghị tổng kết công tác Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, thí điểm phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 4 tuổi năm 2023 và bàn giải pháp để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch phát triển giáo dục của địa phương năm 2024.
Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị vừa tổ chức đoàn kiểm tra tại 8 trường Phổ thông Dân tộc nội trú, Trung học cơ sở tại các huyện miền núi Cẩm Thủy, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Thường Xuân, Như Thanh, Ngọc Lặc, Như Xuân.
Mèo Vạc là một trong bốn huyện vùng cao nguyên đá có địa hình hiểm trở bậc nhất tỉnh Hà Giang. Nằm trên vùng đất cỏ cây hạn chế, rét giá dư thừa và quanh năm thiếu nước, những khoảnh nương không phải tự nhiên mà có, không ít gia đình đã phải mất nhiều năm, thậm chí là nhiều đời mới có được. Khó khăn là thế, nhưng trên lớp lớp đèo dốc cheo leo dữ dội ấy, lại có một “khoảnh nương” đặc biệt! “Khoảnh nương” gieo mầm tri thức cho những em học sinh vùng cao của thầy giáo Khôi , của cô giáo Hằng…
Những năm gần đây, các trường học tại tỉnh Gia Lai đã tích cực đưa văn hóa truyền thống các DTTS vào tiết học, hoạt động của trường học. Đến nay, 17/17 Hội đồng Đội cấp huyện đã thành lập và duy trì ít nhất 1 mô hình hoặc câu lạc bộ (CLB) thiếu nhi tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.
"Nếu chỉ ở bản với công việc làm nương, làm rừng thì không sao. Nhưng nhà mình chỉ cách thành phố hơn 10km, ra đó, không hiểu biển quảng cáo viết gì, không đọc được biển chỉ dẫn đường... nên đi đâu cũng phải có người khác biết chữ đi cùng mới đỡ sợ". Lời bộc bạch của chị Má Thị Nhan, hiện đang theo học lớp xóa mù chữ tại thôn Nà Sla, xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn khiến người nghe thực sự cảm động...