Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ninh Thuận: Tháo gỡ khó khăn trong giáo dục dân tộc nhìn từ điều tra thực trạng kinh tế - xã hội các DTTS

Tùng Nguyên - 11:30, 22/11/2024

Thiếu giáo viên dạy tiếng DTTS là một trong những khó khăn để phát triển giáo dục dân tộc ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay. Thực trạng này đã được phân tích, đánh giá từ các cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS.

(BÀI CHUYÊN ĐỀ 53 DTTS) Ninh Thuận: Tháo gỡ khó khăn trong giáo dục dân tộc nhìn từ điều tra thực trạng kinh tế - xã hội các DTTS

Hành trình phục dựng chữ viết

Ninh Thuận hiện có 32 DTTS cùng sinh sống, với trên 173.765 người, chiếm 23,71% dân số của tỉnh, chủ yếu là dân tộc Chăm và Raglai. Trong đó, dân tộc Chăm chiếm 11% dân số toàn tỉnh; dân tộc Raglai chiếm 10,6%.

Đối với đồng bào Raglai, tại thời điểm năm 2019, kết quả điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ II cho thấy, toàn tỉnh có hơn 72.200 nhân khẩu (cả nước có có khoảng hơn 146.600 người); đồng bào sinh sống chủ yếu ở các huyện Bác Ái, Ninh Sơn, Thuận Bắc, Ninh Hải và Thuận Nam.

Theo kết quả cuộc điều tra này, có 99,5% người Raglai biết tiếng của dân tộc mình; nhưng đại đa số không biết viết, biết đọc tiếng. Nguyên nhân được cho là, nguồn gốc ngôn ngữ Raglai chủ yếu là ngôn ngữ nói, không có chữ viết.

Trên thực tế, có một số hệ thống chữ viết Raglai được chế tác, phổ biến trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những năm 1960 - 1965, tại vùng giải phóng ở miền Tây Khánh Hòa và Ninh Thuận, phong trào học và sử dụng chữ viết Raglai phát triển, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng người dân tộc Raglai.

Đến năm 2002, tỉnh Ninh Thuận đã đặt hàng Viện Ngôn ngữ học thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam với đề tài: “Xây dựng chữ viết và biên soạn sách học tiếng Raglai ở Ninh Thuận”; đề tài được nghiệm thu và công bố năm 2007.

Năm học 2024 – 2025, Ninh Thuận có hơn 150 nghìn học sinh ở các cấp học; trong đó, học sinh lớp 1 hơn 12.600 em; tỷ lệ học sinh dân tộc Chăm và Raglai chiếm khoảng 24% tổng số học sinh trên địa bàn tỉnh.

Năm 2017, tỉnh Ninh Thuận chủ trương biên soạn tài liệu bồi dưỡng tiếng Raglai dành cho cán bộ, công chức, viên chức công tác ở vùng đồng bào dân tộc Raglai.

Sau thời gian hiệu chỉnh, tháng 10/2019, UBND tỉnh Ninh Thuận chính thức phê chuẩn “Bộ chữ viết tiếng dân tộc Raglai tỉnh Ninh Thuận”; đồng thời triển khai kế hoạch ứng dụng bộ chữ viết tiếng dân tộc Raglai trong các hoạt động văn hóa, giáo dục, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Raglai.

Từ năm học 2020 – 2021, học sinh lớp 1 ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh Ninh Thuận bắt đầu được học tiếng Raglai; đến năm học 2022 - 2023, sách giáo khoa tiếng Raglai lớp 2 cũng đã được ban hành. Trong đó, huyện Bác Ái đạt tỷ lệ 100% học sinh tham gia học tiếng Raglai.

Với đồng bào dân tộc Chăm, theo kết quả điều tra năm 2019, tỉnh Ninh Thuận có 67.517 nhân khẩu dân tộc Chăm; chiếm 37,8% người Chăm trên toàn quốc và chiếm 11,43% dân số tỉnh Ninh Thuận.

Chữ viết Raglai được đưa vào giảng dạy trong trường học từ năm học 2020 – 2021.
Chữ viết Raglai được đưa vào giảng dạy trong trường học từ năm học 2020 – 2021.

Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và ngành Giáo dục, tiếng Chăm đã được đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông đến nay đã được 46 năm. Năm 1978, tỉnh Thuận Hải (nay là tỉnh Bình Thuận và tỉnh Ninh Thuận) đã đưa tiếng Chăm vào giảng dạy trong các trường học ở vùng đồng bào Chăm. Hiện nay, các trường Tiểu học trong vùng đồng bào Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đều giảng dạy tiếng Chăm từ 2 - 4 tiết/tuần mỗi lớp.

Nhiều khó khăn do thiếu giáo viên

Việc giảng dạy tiếng Chăm và Raglai trong trường học giúp học sinh thích thú khi biết mặt chữ mà thường ngày vẫn sử dụng để giao tiếp ở nhà, từ đó bồi đắp thêm tỉnh yêu văn hóa truyền thống. Với đội ngũ giáo viên là người dân tộc Chăm, dân tộc Raglai, việc được dạy tiếng DTTS vừa là trách nhiệm, vừa là niềm tự hào.

Cô Chamaléa Thị Khuyên, giáo viên Trường Tiểu học Phước Thành A (huyện Bác Ái) là người tham gia biên soạn sách giáo khoa tiếng Raglai, đồng thời trực tiếp đứng lớp dạy tiếng Raglai cho học sinh. Cô rất tự hào và phấn khởi, bởi khi đưa vào giảng dạy ở bậc phổ thông, chữ Raglai được phổ biến rộng rãi, qua đó, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Raglai hiệu.

Còn ở Trường Tiểu học Vĩnh Thuận, thị trấn Phước Dân (huyện Ninh Phước) – với hơn 98% học sinh là con em đồng bào Chăm, cô giáo Đàng Thị Sơn có niềm vui không nhỏ lắng động sau hơn 30 năm dạy tiếng Chăm cho học sinh tiểu học.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Vụ trưởng Giáo dục dân tộc kiểm tra, khảo sát công tác dạy tiếng DTTS tại Trường Tiểu học và THCS Mai Thúc Loan, huyện Ninh Hải ngày 23/10/2024.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Vụ trưởng Giáo dục dân tộc kiểm tra, khảo sát công tác dạy tiếng DTTS tại Trường Tiểu học và THCS Mai Thúc Loan, huyện Ninh Hải ngày 23/10/2024.

Theo cô Sơn, chữ Chăm khó học vì nhiều nét, nhưng với tình yêu dành cho ngôn ngữ dân tộc mình, cô cố gắng tìm ra phương pháp giảng dạy dễ nhớ, dễ hiểu nhất cho học sinh. Cùng với đó, sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy tiếng Chăm ngày càng được hoàn thiện đã giúp công việc giảng dạy ngày càng thuận lợi, hiệu quả hơn.

Công tác dạy và học tiếng Chăm, tiếng Raglai được quan tâm, qua đó góp phần phổ biến rộng rãi trong cộng đồng dân tộc Chăm và dân tộc Raglai trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Tuy nhiên, một khó khăn hiện nay của các trường là thiếu giáo viên dạy tiếng.

Trường Tiểu học và THCS Mai Thúc Loan là một trong 2 trường triển khai dạy và học tiếng Chăm từ lớp 1 đến lớp 5 hiện nay ở huyện Ninh Hải; với thời lượng 2 tiết/lớp/tuần.

Theo cô Nguyễn Thị Trang - Hiệu trưởng Trường Tiểu học - THCS Mai Thúc Loan, trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, tiếng Chăm là môn học tự chọn nên không được bố trí biên chế giáo viên giảng dạy. Trong khi đó, trường là đơn vị bắt buộc dạy học bộ môn tiếng Chăm, biên chế không đáp ứng đủ, việc bố trí giáo viên dạy nhiều khó khăn.

Để giải quyết tình thế, Tiểu học - THCS Mai Thúc Loan phải tăng cường giáo viên cấp THCS dạy một số tiết Giáo dục thể chất, Tin học cấp Tiểu học; giảm các tiết ôn tập của các khối lớp cấp Tiểu học để ưu tiên bố trí đủ các tiết dạy tiếng Chăm theo quy định.

Không riêng Trường Tiểu học và THCS Mai Thúc Loan mà hầu hết các trường có dạy tiếng DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đang thiếu giáo viên. Đây là thực trạng được tỉnh Ninh Thuận báo cáo với đoàn khảo sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) trong buổi làm việc ngày 24/10/2024.

Theo ông Nguyễn Thế Quang, Phó Trưởng phòng nghiệp vụ dạy học (Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Thuận), theo biên chế giao để thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cho các trường dạy học 2 buổi/ngày là 1,5 giáo viên/lớp; tổng số tiết theo quy định của Chương trình chưa tính các tiết tự chọn. Thực tế, nếu chọn môn tiếng DTTS dạy từ lớp 1 đến lớp 5, tổng số biên chế được giao theo tỷ lệ 1,5 không đủ để bố trí giáo viên để thực hiện chương trình.

Học sinh Trường Tiểu học và THCS Mai Thúc Loan, huyện Ninh Hải trong tiết học tiếng Chăm.
Học sinh Trường Tiểu học và THCS Mai Thúc Loan, huyện Ninh Hải trong tiết học tiếng Chăm.

Cùng với thực trạng thiếu giáo viên dạy tiếng DTTS chưa đủ đáp ứng yêu cầu dạy học do không được bố trí biên chế thì những năm gần đây, số lượng giáo viên người DTTS của tỉnh Ninh Thuận đang có xu hướng giảm.

Tại thời điểm năm 2016, số liệu trong Kế hoạch số 4255/KH-UBND ngày 19/10/2016 của UBND tỉnh Ninh Thuận về tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025 trên địa bàn tỉnh cho thấy, toàn tỉnh có 480 giáo viên là người DTTS, chiếm tỷ lệ 35,1% tổng số giáo viên.

Đến năm 2019, kết quả điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ II cho thấy, tỷ lệ giáo viên người DTTS của tỉnh Ninh Thuận chiếm tỷ lệ 32,7% tổng số giáo viên toàn tỉnh...

Trong chuyến khảo sát tại Ninh Thuận ngày 24/10/2024, ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Vụ trưởng Giáo dục dân tộc (Bộ GD&ĐT) cho rằng, vấn đề khó khăn và tồn tại lớn của địa phương hiện nay là tình trạng thiếu giáo viên dạy tiếng DTTS. 

Ông Thanh đề nghị UBND tỉnh Ninh Thuận, Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Thuận cần có kế hoạch cụ thể, ưu tiên bổ sung biên chế dạy tiếng DTTS cho các trường, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn văn hóa dân tộc thông qua giáo dục.

Khoản 3, Điều 3 của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 về công tác dân tộc đã quy định: “Đảm bảo việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết, bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc”. Quy định này tiếp tục được luật hóa tại Nghị định số 127/2024/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 05/2011/NĐ-CP.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nhiều địa phương đề xuất đẩy sớm lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Nhiều địa phương đề xuất đẩy sớm lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Mới đây, 4 địa phương gồm Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Ninh Bình và Nghệ An đã đề xuất đẩy lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sớm hơn 3 tuần, thay cho kỳ thi diễn ra vào ngày 26/6 và 27/6 như kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Tân Trào

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Tân Trào

Thời sự - Thanh Huyền - 19:04, 18/03/2025
Ngày 18/3, trong không khí cả nước đang sôi nổi thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025) và hướng đến kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946 – 6/1/2026), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn công tác đã dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các bậc tiền bối cách mạng tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Bắc Bộ tiếp tục rét, vùng núi có nơi dưới 10 độ C

Bắc Bộ tiếp tục rét, vùng núi có nơi dưới 10 độ C

Tin tức - Anh Trúc - 16:56, 18/03/2025
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Huế trời tiếp tục rét, vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại. Khu vực từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to.
Chương trình MTQG 1719 mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ DTTS ở Quảng Trị

Chương trình MTQG 1719 mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ DTTS ở Quảng Trị

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 16:53, 18/03/2025
Sau gần 4 năm triển khai Dự án 8, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Trị đã triển khai có hiệu quả những nội dung, chỉ tiêu cốt lõi. Qua đó, mở ra nhiều cơ hội giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh trên hành trình mới

Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh trên hành trình mới

Dân tộc - Tôn giáo - Tào Đạt - 16:04, 18/03/2025
Thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/3/2025, Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh đã được thành lập và chính thức đi vào hoạt động. "Khi 2 lĩnh vực dân tộc và tôn giáo "về chung một nhà" sẽ tạo thuận lợi trong công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực dân tộc và tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biệt với địa bàn TP. Hồ Chí Minh - nơi có 53 DTTS cùng sinh sống và hàng triệu tín đồ", ông Nguyễn Duy Tân, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh chia sẻ
Vị Xuyên (Hà Giang): Nhiều giải pháp hiệu quả giảm nghèo bền vững

Vị Xuyên (Hà Giang): Nhiều giải pháp hiệu quả giảm nghèo bền vững

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 16:02, 18/03/2025
Những năm qua, từ nguồn lực của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang đã chú trọng tạo sinh kế, giải quyết việc làm giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.
Linh thiêng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Linh thiêng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 18/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Linh thiêng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa. Ngôi cổ tự ở Bắc Ninh. Tiềm năng du lịch cộng đồng ở Bàu Ếch. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hơn 560 doanh nghiệp đạt chứng nhận Việt Nam chất lượng cao 2025

Hơn 560 doanh nghiệp đạt chứng nhận Việt Nam chất lượng cao 2025

Kinh tế - Minh Nhật - 16:00, 18/03/2025
Các doanh nghiệp đạt nhãn hiệu chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao 2025, đóng góp ngân sách gần 170.000 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho gần 250.000 lao động.

"Điểm tựa" ở vùng cao Quảng Nam

Người có uy tín - T.Nhân - H.Trường - 15:55, 18/03/2025
Không chỉ giữ vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến với người dân, thời gian qua lực lượng Người có uy tín ở các huyện miền cao Quảng Nam không ngừng tăng gia sản xuất, tiên phong trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế gia đình, hỗ trợ bà con cùng cải thiện sinh kế.
Thanh Hóa: Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận tỉnh dịp lễ Thánh Quan Thầy

Thanh Hóa: Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận tỉnh dịp lễ Thánh Quan Thầy

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Quỳnh Trâm - 15:52, 18/03/2025
Ngày 18/3, lãnh đạo Sở Dân tộc và Tôn giáo, Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa đã đến chúc mừng Tòa Giám mục nhân dịp Lễ Thánh Quan Thầy Giáo phận Thanh Hóa năm 2025. Tiếp đoàn có Đức Giám mục Giáo phận Thanh Hóa Nguyễn Đức Cường và các vị linh mục.
Kiến trúc độc đáo của Tòa thánh Tây Ninh

Kiến trúc độc đáo của Tòa thánh Tây Ninh

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 15:50, 18/03/2025
Tọa lạc tại đường Phạm Hộ Pháp, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, cách TP. Tây Ninh khoảng 5km về phía Đông Nam và cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 100km về phía Tây, Tòa thánh Tây Ninh là nơi diễn ra những hoạt động tôn giáo quan trọng, nơi các tín đồ của đạo Cao Đài đến hành hương, thực hiện các nghi lễ trang trọng.
Sắc màu dân tộc trong Lễ hội Quán Thế Âm ở Đà Nẵng

Sắc màu dân tộc trong Lễ hội Quán Thế Âm ở Đà Nẵng

Sắc màu 54 - Minh Ngọc - 15:49, 18/03/2025
Lễ hội Quán Thế Âm là một trong những sự kiện văn hóa, tôn giáo lớn của Đà Nẵng, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Với những hoạt động phong phú, lễ hội không chỉ là nơi để người dân chiêm bái, cầu an mà còn là dịp quảng bá giá trị văn hóa đặc trưng của vùng đất Ngũ Hành Sơn.