Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Điểm mới trong giao lưu văn hóa tại Trường PTDTNT tỉnh Bình Thuận

Võ Nguyên - 15:09, 06/12/2024

Sinh hoạt giao lưu giới thiệu phát triển văn hóa hiện nay là một nhu cầu hết sức cần thiết với những học sinh DTTS ở các trường dân tộc nội trú. Vừa qua, trong đợt học ngoại khóa, Trường Vinschool Times Hà Nội (Vinschool) đã có buổi giao lưu văn hóa-văn nghệ bằng hình thức trực tuyến với Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) tỉnh Bình Thuận với chủ đề “Lễ hội văn hóa Chăm”.

Tiết mục giao lưu giới thiệu văn hóa dân tộc Chăm của học sinh Trường PTDTNT tỉnh Bình Thuận.
Tiết mục giao lưu giới thiệu văn hóa dân tộc Chăm của học sinh Trường PTDTNT tỉnh Bình Thuận

Tại buổi giao lưu trực tuyến trong thời gian 60 phút, học sinh Trường PTDTNT tỉnh Bình Thuận đã giới thiệu, quảng bá bản sắc văn hóa Chăm qua các tiết mục tái hiện lại Lễ hội Katê, một lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc Chăm ở Bình Thuận.

Ở phần lễ, bằng hình thức sân khấu hóa, các em học sinh Trường PTDTNT tỉnh Bình Thuận đã tái hiện được khoảnh khắc thiêng liêng khi đồng bào Chăm tổ chức các nghi lễ linh thiêng trên đền tháp, thể hiện lòng tôn kính với các vị thần linh như thần Siva, nữ thần Po Nagar và tổ tiên người Chăm. Các em giới thiệu thêm một số nghi thức tiêu biểu như: rước y trang nữ thần, lễ mở cửa tháp và lễ dâng lễ vật. Đồng thời diễn giải cho các bạn ở Trường Vinschool hiểu được ý nghĩa của những nghi thức này là sự kết nối tâm linh, truyền tải giá trị truyền thống về cội nguồn dân tộc.

Các em học sinh biểu diễn các tiết mục múa, hát mang sắc màu văn hóa Chăm.
Các em học sinh biểu diễn các tiết mục múa, hát mang sắc màu văn hóa Chăm

Sau các trích đoạn phần lễ là giới thiệu phần hội, các em biểu diễn các điệu múa mang sắc màu văn hóa Chăm như múa quạt, múa đội nước hòa cùng âm thanh đặc trưng của trống ghi-năng, đàn kanhi, những trò chơi dân gian... Các em tham gia diễn xuất hồn nhiên và sôi nổi, lôi cuốn, thuyết phục.

Phần giới thiệu trang phục truyền thống trong Lễ hội Katê được thiết kế với màu sắc rực rỡ nhằm tôn vinh văn hóa và tín ngưỡng của người Chăm để học sinh Trường Vinschool được trải nghiệm, chiêm ngưỡng, từ đó hiểu thêm về văn hóa dân tộc Chăm. Đó là trang phục áo dài trắng cùng khăn đội đầu truyền thống của nam giới, biểu trưng cho sự trang nghiêm và thanh khiết. Nữ giới nổi bật với chiếc áo dài, váy thổ cẩm, được thêu dệt thủ công bằng những hoa văn tinh xảo. Đặc biệt, chiếc khăn quấn đội đầu không chỉ là phụ kiện mà còn là biểu tượng cho sự duyên dáng và phẩm chất cao quý của người phụ nữ Chăm.

Phần giới thiệu nhạc cụ trong Lễ hội Katê, các em đã biểu diễn những nhạc cụ truyền thống đặc trưng của dân tộc Chăm như: trống ghi năng, kèn saranai, trống paranưng… Trong mỗi tiết mục biểu diễn, các em đều thuyết minh từng đặc điểm và tác dụng của mỗi loại nhạc cụ.

Học sinh Trường PTDT Nội trú tỉnh Bình Thuận trong buổi giao lưu chiều ngày 2/12/2024
Học sinh Trường PTDT Nội trú tỉnh Bình Thuận trong buổi giao lưu chiều ngày 2/12/2024

Trong buổi giao lưu, còn có nghệ nhân làm gốm Chăm là Lương Thị Hoà đến từ làng gốm Đức Bình, huyện Bắc Bình. Trong 60 phút giao lưu, nghệ nhân Lương Thị Hòa đã làm xong một sản phẩm gốm bằng đất (chưa nung). Sau đó giới thiệu từ công đoạn lấy nguyên liệu đến nhào đất, nặn gốm, cách nung gốm, các sản phẩm gốm Chăm Bình Đức hiện nay…

Sau phần giới thiệu lễ hội và văn hóa Chăm, học sinh hai trường đã giao lưu trao đổi hỏi đáp trực tiếp để hiểu thêm về một số phong tục, tập quán, tín ngưỡng của dân tộc Chăm…  

Buổi giao lưu văn hóa đã giúp các em Trường Vinschool Times Hà Nội có được tìm hiểu, trải nghiệm về văn hóa, bản sắc của dân tộc Chăm. Đồng thời cũng giúp các em học sinh dân tộc Chăm ở Trường PTDTNT tỉnh Bình Thuận giới thiệu nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc mình. Từ đó có ý thức trân trọng, giữ gìn, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của cha ông. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trường Tiểu học, THCS và THPT Sao Việt (Gia Lai): Rộn ràng Hội trại mừng Xuân Ất Tỵ 2025

Trường Tiểu học, THCS và THPT Sao Việt (Gia Lai): Rộn ràng Hội trại mừng Xuân Ất Tỵ 2025

Trong 3 ngày (22 - 24/01/2025), Trường Tiểu học, THCS và THPT Sao Việt (tỉnh Gia Lai) đã rộn ràng tổ chức Hội trại mừng Xuân Ất Tỵ 2025 góp phần tạo sân chơi bổ ích, giáo dục truyền thống văn học, nét đẹp Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
Tin nổi bật trang chủ
Ban Bí thư họp đánh giá tình hình tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

Ban Bí thư họp đánh giá tình hình tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

Ngày 4/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp của Ban Bí thư, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025; chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm của Trung ương, của các cấp ủy trong thời gian tới.
Xuân mới nơi xã vùng biên tỉnh Quảng Trị

Xuân mới nơi xã vùng biên tỉnh Quảng Trị

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 2 giờ trước
Từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều công trình ở xã biên giới Ba Tầng, huyện Hướng Hóa được đầu tư xây dựng, góp phần đưa diện mạo cơ sở hạ tầng và đời sống của đồng bào DTTS ở Ba Tầng thay đổi để có được những mùa Xuân mới ấm áp, no đủ
Làng du lịch cộng đồng Yên Đức từ mùa Xuân này

Làng du lịch cộng đồng Yên Đức từ mùa Xuân này

Trang địa phương - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Giống như bao làng quê Bắc Bộ khác, Yên Đức, TP. Đông Triều (Quảng Ninh) hấp dẫn du khách bằng chính sự mộc mạc, bình dị của cảnh và người nơi đây. Đặc biệt, Yên Đức còn mang dấu ấn của vùng quê cách mạng với những di tích, lịch sử văn hóa độc đáo. Mùa xuân Ất Tỵ này, làng du lịch cộng đồng Yên Đức đón năm mới trong một diện mạo tươi sáng và tràn đầy hy vọng.
Nhu cầu tuyển dụng nhân sự quý 1/2025 tăng cao do thiếu hụt lao động

Nhu cầu tuyển dụng nhân sự quý 1/2025 tăng cao do thiếu hụt lao động

Tin tức - Anh Trúc - 2 giờ trước
Bộ LĐTB&XH dự báo, do tình hình thiếu hụt lao động cục bộ quý I/2025, nhu cầu tuyển dụng nhân sự tăng cao, đặc biệt ở các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ.
Sẵn sàng cho Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

Sẵn sàng cho Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

Sự kiện - Bình luận - Anh Tuấn – Công Tuyến - 2 giờ trước
Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025–2030 tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng là sự kiện chính trị trọng đại của Đảng và dân tộc ta. Đây là Đại hội chuẩn bị các điều kiện, tiền đề cần thiết để đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Quảng bá nét đẹp văn hóa, sản phẩm du lịch của Sơn La

Quảng bá nét đẹp văn hóa, sản phẩm du lịch của Sơn La

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 2 giờ trước
Tuần lễ Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) năm 2025 diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 7 - 9/2/2025, tức ngày mùng 10 đến ngày 12 tháng Giêng năm Ất Tỵ.
Hạ nêu, khai ấn tân niên

Hạ nêu, khai ấn tân niên

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Hạ nêu, khai ấn tân niên . Sắc Xuân trên cao nguyên Lâm Viên. Người giữ lửa sử thi Tây Nguyên. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ấn tượng - du Xuân Cao nguyên đá Đồng Văn

Ấn tượng - du Xuân Cao nguyên đá Đồng Văn

Du lịch - Quỳnh Lưu - 2 giờ trước
Trong những ngày đầu Xuân năm mới Ất Tỵ, mặc dù thời tiết vùng cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang rất lạnh giá nhưng không ngăn nổi bước chân của du khách và người dân nơi đây đi trẩy hội du Xuân.

"Cao nguyên trắng" Bắc Hà rộn ràng mùa lễ hội

Trang địa phương - Minh Nhật - 2 giờ trước
Vào dịp đầu Xuân, trên khắp các bản làng vùng cao của người Mông, đâu đâu cũng tràn ngập không khí đón Xuân, trong tháng 2 và tháng 3/2025, huyện Bắc Hà (Lào Cai) sẽ khai hội nhiều lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc
Mộc Châu (Sơn La): Đón trên 105.000 lượt khách trong dịp Tết Nguyên đán

Mộc Châu (Sơn La): Đón trên 105.000 lượt khách trong dịp Tết Nguyên đán

Du lịch - Minh Anh - 2 giờ trước
Mùa Xuân - mùa đẹp nhất trên cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La với khung cảnh nên thơ và lãng mạn. Đây cũng là thời điểm các loài hoa mận, hoa mơ, hoa đào, hoa cải thi nhau khoe sắc, cùng màu xanh non của đồng cỏ, đồi chè trải khắp sườn đồi, tạo nên bức tranh đa sắc màu, cùng những nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc đã thu hút đông đảo du khách đến với Mộc Châu trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán.
Châu Trường Lưu - Giọng ca “trời cho” của đồng bào Chăm

Châu Trường Lưu - Giọng ca “trời cho” của đồng bào Chăm

Giải trí - Thái Sơn Ngọc - 2 giờ trước
Châu Trường Lưu là “giọng ca vàng” của Đoàn Ca múa nhạc dân tộc tỉnh Ninh Thuận. Khán giả trong và ngoài tỉnh yêu mến giọng ca ấm áp thiết tha ngân vang trên sân khấu qua các mùa hội diễn cấp tỉnh, cấp quốc gia. Giọng ca “trời cho” của anh vinh dự được trao tặng nhiều huy chương vàng, bạc qua các hội thi.
Độc đáo lễ rước “Cụ Thượng”

Độc đáo lễ rước “Cụ Thượng”

Photo - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Ngày 4/2 (mùng 7 Tết), tại Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia miếu Tiên Công, xã Cẩm La, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ rước các "Cụ Thượng" lên tế lễ tại miếu. Năm nay, đến thời điểm chính hội, ngày mùng 7 tháng Giêng, đã có hơn 100 cụ đến tuổi thượng thọ tròn 80, 90 và 100 tuổi đến miếu Tiên Công dẫn lễ. Đây là lễ hội độc đáo tôn vinh nét đẹp văn hóa truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của người dân vùng cửa biển Bạch Đằng.