Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thầy cả Dương Quốc Khánh - Vị chức sắc có uy tín trong đồng bào Chăm huyện Bắc Bình

Lâm Tấn Bình - 19:33, 13/11/2024

Thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận tổ chức triển khai nhiều hoạt động thuộc Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Trong những đợt tập huấn truyền dạy chữ viết Chăm, dạy nhạc cụ truyền thống dân tộc hay nghệ thuật hát ngâm Ariya…, đều có sự tham gia hoặc đứng lớp của thầy cả, vị chức sắc có uy tín Dương Quốc Khánh ở thôn Tịnh Mỹ, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.

Thầy cả Dương Quốc Khánh đang hành lễ thiết đãi Vua thần (Puis payak) cho tín đồ.
Thầy cả Dương Quốc Khánh đang hành Lễ Thết đãi Vua thần (Puis payak) cho tín đồ

Thầy cả Dương Quốc Khánh năm nay 48 tuổi nhưng đã có chức vị cao trong hệ phái Kadhar ở địa hạt huyện Bắc Bình. Ông am hiểu sâu sắc nhiều lễ nghi trong hệ phái Bàlamôn giáo. Với uy tín của mình, ông đã giúp chính quyền địa phương đi vận động nhiều con em trong làng Chăm cùng theo học, giúp ngành chức năng của tỉnh mở nhiều lớp truyền dạy thành công, góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Chăm.

Trong chuyên môn hành lễ, thầy cả Dương Quốc Khánh là người rất có tâm đạo nên chiếm được nhiều tình cảm trân trọng của tín đồ. Ông luôn hướng dẫn tỉ mỉ cho tín đồ theo hướng tiết kiệm kinh phí khi tộc họ đến xin ngày cúng kính lễ nghi. Trong đó quan trọng nhất là Lễ nhập Kuk và Lễ Thết đãi Vua thần của các tộc họ theo định kỳ 6 năm 1 lần. Chính vì lẽ đó mà thầy cả Dương Quốc Khánh được đa số nhân sĩ, trí thức đồng thuận giới thiệu bầu làm thành viên trong Hội đồng chức sắc Bàlamôn giáo của tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ III (2021-2026) phụ trách về chuyên môn Giám sát hoà giải.

Thầy cả Dương Quốc Khánh (người đứng vị trí thứ 5 từ phải sang) cùng các vị chức sắc trong Ban Phong tục chụp lưu niệm Lễ tấu chức thầy cả hệ phái Paséh.
Thầy cả Dương Quốc Khánh (người đứng vị trí thứ 5 từ phải sang) cùng các vị chức sắc trong Ban Phong tục chụp ảnh lưu niệm Lễ tấu chức thầy cả hệ phái Paséh

Với quan điểm nhận thức tiến bộ, trong mỗi lần sinh hoạt hội họp với Hội đồng Chức sắc cũng như với chính quyền địa phương, thầy cả Dương Quốc Khánh luôn tham gia phát biểu thảo luận với tinh thần thẳng thắn và theo hướng xây dựng, phù hợp với nguyện vọng ý Đảng, lòng dân. Ngoài việc hành lễ chuyên môn theo hệ phái của mình để giúp tín đồ, thầy cả Dương Quốc Khánh còn tích cực tham gia công việc xã hội, là thành viên trong hội mai táng tại địa phương. Ông tích cực vận động bà con, tín đồ đồng thuận đóng góp kinh phí xây dựng khu hành lễ mai táng kiên cố và trang bị đầy đủ vật dụng với tinh thần tiết kiệm để phục vụ lại cho tín đồ theo phong tục hoả táng.

Trong dịp Lễ hội Katê năm 2023, với khả năng quan hệ xã hội của mình, thầy cả Dương Quốc Khánh đã vận động các nhà mạnh thường quân đến cứu trợ từ thiện cho 120 hộ nghèo, khó khăn. Những năm trước đây, thầy cả Dương Quốc Khánh đã tận tình truyền dạy lễ nghi hệ phái Kadhar cho em trai để có người kế thừa đứng vào hàng ngũ chức sắc. Bên cạnh đó, ông còn trao truyền chữ Chăm tại nhà cho nhiều thanh niên trong làng.

Lớp học chữ Chăm khóa 4/2024 tại thôn Tịnh Mỹ do thầy cả Dương Quốc Khánh đứng lớp.
Lớp học chữ Chăm khóa 4/2024 tại thôn Tịnh Mỹ do thầy cả Dương Quốc Khánh đứng lớp truyền dạy

Gần đây, thầy cả Dương Quốc Khánh đã đề nghị Ban Phong tục Bàlamôn giáo huyện Bắc Bình hỗ trị kinh phí để mở lớp truyền dạy chữ Chăm Akhar thrah tại thôn Tịnh Mỹ, do chính ông đứng lớp. Tham gia lớp học có 35 học viên là các cháu thanh - thiếu niên ở 2 thôn Tịnh Mỹ (Đạo Bà La môn) và Cảnh Diễn (Đạo Bàni) thuộc xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình và một số cán bộ đương chức. Lớp học khai giảng vào tối thứ Năm ngày 07/11/2024, mỗi tuần dạy 3 đêm (thứ Ba, thứ Năm, thứ Bảy), dự kiến thời gian dạy là 3 tháng kể từ ngày khai giảng.

Với tinh thần nhiệt huyết trong công việc xã hội, nhiều năm liền, gia đình thầy cả Dương Quốc Khánh được UBND xã Phan Thanh tặng Giấy khen vì “Đã có nhiều đóng góp tích cực trong thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới - Đô thị văn minh”; được Ban Phong tục Bàlamôn giáo huyện Bắc Bình tặng Giấy khen vì “Đã có nhiều đóng góp trong hoạt động của Ban Phong tục từ năm 2021- 2023”.

Thầy cả Dương Quốc chia sẻ, thông qua việc làm và uy tín của mình, tôi luôn gần gũi, trao đổi với bà con lối xóm, các chức sắc tôn giáo ở huyện Bắc Bình về việc giữ gìn tình đoàn kết các dân tộc, tôn giáo; nêu cao ý thức tích cực lao động sản xuất nhằm giảm nghèo bền vững; động viên con em đến trường, không được bỏ học; thực hiện dân số kế hoạch hóa gia đình; phòng chống dịch bệnh; bảo vệ môi trường… Với vai trò là Thầy cả chức sắc Bàlamôn, tôi đã kịp thời nắm bắt tình hình, cung cấp nhiều thông tin có giá trị, giúp các ngành chức năng và chính quyền địa phương đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động trái pháp luật.

Thầy cả Dương Quốc Khánh là điển hình nông dân sản xuất giỏi ở huyện Bắc Bình.
Thầy cả Dương Quốc Khánh là điển hình nông dân sản xuất giỏi ở huyện Bắc Bình

Ngoài ra, cùng với các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, thầy cả Dương Quốc Khánh còn tham gia tuyên truyền, giải quyết nhiều vụ việc mâu thuẫn, khiếu kiện trong thôn xóm, không để các phần tử xấu tuyên truyền, kích động, gây mất trật tự an ninh ở cơ sở, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Qua đó, an ninh trật tự được giữ vững, góp phần quan trọng trong xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo ở vùng DTTS và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào từ cơ sở kết quả cuộc Điều tra 53 DTTS

Kon Tum: Tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào từ cơ sở kết quả cuộc Điều tra 53 DTTS

Chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước. Những năm qua, tỉnh Kon Tum đã triển khai kịp thời các chính sách về đất đai, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS ổn định đời sống, phát triển sản xuất và vươn lên thoát nghèo. Đặc biệt, kết quả của Cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 sẽ công bố trong thời gian tới, là cơ sở để tỉnh Kon Tum đề ra nhiều giải pháp nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Chiều tối 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trước khi đi nhận nhiệm vụ. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Bình Định: Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng An Lão

Bình Định: Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng An Lão

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 21 phút trước
Tối ngày 7/12, tại huyện An Lão, UBND tỉnh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng An Lão (07/12/1964 - 07/12/2024) nhằm ôn lại truyền thống đấu tranh cách mạng hào hùng của Đảng bộ, quân và dân huyện An Lão.
Kon Tum: Tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào từ cơ sở kết quả cuộc Điều tra 53 DTTS

Kon Tum: Tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào từ cơ sở kết quả cuộc Điều tra 53 DTTS

Chuyên đề - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước. Những năm qua, tỉnh Kon Tum đã triển khai kịp thời các chính sách về đất đai, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS ổn định đời sống, phát triển sản xuất và vươn lên thoát nghèo. Đặc biệt, kết quả của Cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 sẽ công bố trong thời gian tới, là cơ sở để tỉnh Kon Tum đề ra nhiều giải pháp nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào DTTS.
Đắk Nông: Tập trung phát triển toàn diện vùng “lõi nghèo”

Đắk Nông: Tập trung phát triển toàn diện vùng “lõi nghèo”

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 3 giờ trước
Trong 5 năm qua, tỉnh Đắk Nông đã tập trung triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc qua đó góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, nâng cao đời sống đồng bào các DTTS trên địa bàn.
Tràng Định (Lạng Sơn): Lồng ghép hiệu quả nguồn vốn để xóa đói giảm nghèo

Tràng Định (Lạng Sơn): Lồng ghép hiệu quả nguồn vốn để xóa đói giảm nghèo

Công tác Dân tộc - Thanh Phong-Thúy Hồng - 4 giờ trước
Những năm qua, nhờ tranh thủ nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện vùng cao, biên giới Tràng Định đã triển khai hiệu quả các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, tạo sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo... Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống Nhân dân.
Huyện Mường Lát: Tăng cường tuyên truyền pháp luật góp phần bảo vệ vững chắc an ninh biên giới

Huyện Mường Lát: Tăng cường tuyên truyền pháp luật góp phần bảo vệ vững chắc an ninh biên giới

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 4 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đang đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho Nhân dân, trong đó tập trung hướng về các thôn, bản đặc biệt khó khăn, qua đó góp phần quan trọng cho công tác bảo vệ vững chắc an ninh biên giới,
Vị thế của Yên Bái trên bản đồ du lịch Việt Nam

Vị thế của Yên Bái trên bản đồ du lịch Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, 7/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Đưa chính sách giáo dục nghề nghiệp đến lao động miền núi. Vị thế của Yên Bái trên bản đồ du lịch Việt Nam. Người "thắp lửa" những điệu Then. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Quy hoạch mạng lưới y tế cơ sở (Bài cuối)

Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Quy hoạch mạng lưới y tế cơ sở (Bài cuối)

Công tác Dân tộc - Sỹ Hào - 5 giờ trước
Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu xây dựng và phát triển mạng lưới cơ sở y tế quốc gia phù hợp với yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân. Số liệu từ cuộc điều tra thu thập thông tin thực trạng y tế ở của 53 DTTS, sẽ có đóng góp quan trọng vào việc thực hiện quy hoạch mạng lưới y tế cơ sở này.
Giảm nghèo ở vùng quế Trà Bồng

Giảm nghèo ở vùng quế Trà Bồng

Kinh tế - Tiêu Dao - Phong Trà - 5 giờ trước
Với sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương và sự nỗ lực vươn lên của người dân, thời gian qua, diện mạo nông thôn miền núi ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi đã có những đổi thay tích cực. Nhiều mô hình phát triển kinh tế đã được triển khai, từng bước giúp đồng bào DTTS xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu.
Chàng trai Cơ Ho với thương hiệu cà phê Chư Mui

Chàng trai Cơ Ho với thương hiệu cà phê Chư Mui

Kinh tế - Thảo Linh - 5 giờ trước
Với mong muốn đưa hương vị cà phê Arabica đặc trưng của vùng đất huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng được nhiều người biết đến, đồng thời tạo môi trường giúp nông dân địa phương phát triển bền vững cây trồng này, gần 4 năm nay, anh Liêng Jrang Ha Hoang, dân tộc Cơ Ho, ở thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương dành trọn tâm sức của mình, xây dựng, phát triển thành công thương hiệu cà phê sạch Chư Mui.
Làm “sống lại” nghề đan cỏ bàng ở Ba Chúc

Làm “sống lại” nghề đan cỏ bàng ở Ba Chúc

Kinh tế - PHƯƠNG NGHI - 5 giờ trước
Đan cỏ bàng là nghề truyền thống nổi tiếng từ lâu của người dân thị trấn biên giới Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, nghề đan cỏ bàng còn tạo nên một nét đẹp văn hóa đặc trưng của Ba Chúc.
Cao Bằng: Hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn để phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS

Cao Bằng: Hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn để phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Hoàng Phúc - 5 giờ trước
Từ nguồn vốn các chương trình, chính sách dân tộc, trong đó có Chương trình MTQG 1719, tỉnh Cao Bằng đã huy động cả hệ thống chính trị cùng sự hưởng ứng tích cực của Nhân dân để tập trung đầu tư, phát triển giao thông nông thôn. Qua đó, diện mạo nông thôn của tỉnh có nhiều thay đổi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân vùng đồng bào DTTS.