Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tiếng nước mình...

Vũ Mừng - 18:38, 18/12/2024

Buổi tối ở Lao Chải, gió bấc hun hút thổi. Trời đã chuyển lạnh tê tái. Sương đêm ập xuống, vây kín khắp các đỉnh núi, vạt nương. Bản làng cũng chìm trong biển sương mù. Sương trôi chầm chậm trên mặt đất, len lỏi những lối đi rồi tràn cả vào trong nhà làm ánh lửa bên các bếp thêm đượm...

Lớp học xóa mù chữ thôn Lao Chải, xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ được tổ chức tại Nhà Văn hóa thôn
Lớp học xóa mù chữ thôn Lao Chải, xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ được tổ chức tại Nhà Văn hóa thôn

"Xác định xóa mù chữ là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, nhiều năm qua, huyện Quản Bạ luôn quan tâm, chú trọng tới công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cho đồng bào DTTS. Từ đầu năm học 2023 - 2024, Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Quản Bạ đã mở 04 lớp học với tổng số 80 học viên. Dự kiến trong năm học này, Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện sẽ mở 04 lớp học với tổng số trên 90 học viên", ông Lê Trung Thành, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang cho biết.

Giống như những buổi tối khác, đêm nay ánh đèn điện của lớp học xóa mù chữ lại sáng rực ở Nhà Văn hóa. Từ đây hướng mắt về các nẻo đường đi trong thôn, cũng đã thấy loáng thoáng ánh đèn pin đội đầu của người đi học chữ. Từng vạt sáng dài dập dềnh theo bước chân của người lên đường tới lớp mỗi lúc một nhiều hơn và mỗi lúc một sáng hơn, rõ hơn!

Lớp học được tổ chức vào tháng 5/2023 với 16 học viên theo học
Lớp học được tổ chức vào tháng 5/2023 với 16 học viên theo học

Tháng 5 năm 2023, lớp học xóa mù chữ của xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ được tổ chức tại thôn Lao Chải với 16 học viên. Học viên lớn tuổi nhất năm nay đã 58 tuổi, học viên ít tuổi nhất cũng đã 24 tuổi. Với 28 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực giáo dục tại địa phương, cô giáo Nguyễn Thị Thanh xung phong làm giáo viên chủ nhiệm.

Vượt qua nhiều khó khăn, học viên trong lớp xóa mù chữ vẫn đều đặn lên lớp mỗi ngày
Vượt qua nhiều khó khăn, học viên trong lớp xóa mù chữ vẫn đều đặn lên lớp mỗi ngày

Nhớ lại những ngày đầu lớp học được mở, cán bộ xã, thôn, cùng các thầy, cô giáo phải tất tả xuống từng nhà vận động. Nhiều người khăng khăng: Có tuổi rồi đi học ngại lắm! Thầy cô đành phải khéo léo, lớp chỉ mở buổi tối, đi học không gặp ai thì sẽ không ngại. Nhiều khi vào thế bí, các thầy cô nhờ luôn học sinh là con em của đồng bào đang học tập tại trường vận động chính phụ huynh, ông bà của mình ra lớp.

Trong lúc chờ học viên chuẩn bị dụng cụ học tập, cô giáo Nguyễn Thị Thanh kể, thôn Lao Chải, xã Tùng Vài có 52 hộ, với hơn 200 nhân khẩu. 100% là đồng bào dân tộc Mông, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn.

Dù đã nhiều năm kinh nghiệm công tác nhưng đây là lần đầu tiên làm giáo viên chủ nhiệm lớp học xóa mù chữ, cô giáo Nguyễn Thị Thanh tâm sự: Có những học viên trong lớp là người thân cùng một gia đình. Như trường hợp của học viên Sùng Chẩn Sáng và Thào Thị Mỷ là vợ chồng, mỗi buổi lên lớp, chồng soi đèn đi trước, vợ cất bước theo sau.

Tại lớp học cũng có những học viên lớn tuổi, các con đều đi làm ăn xa đành phải gửi lại cháu cho ông bà, thế nên cũng có khi bà địu cháu đến lớp, cháu xem bà đánh vần. Cứ tới 7h tối là cả lớp bắt đầu học. Nhiều lần học viên đi làm nương rồi vào lớp học ngay, tan giờ học mới trở về nhà.

Với 28 năm kinh nghiệp công tác trong lĩnh vực giáo dục tại địa phương, cô giáo Nguyễn Thị Thanh xung phong làm giáo viên chủ nhiệm
Với 28 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực giáo dục tại địa phương, cô giáo Nguyễn Thị Thanh xung phong làm giáo viên chủ nhiệm
Tại lớp học cũng có những học viên lớn tuổi, các con đều đi làm ăn xa đành phải gửi lại cháu cho ông bà, thế nên cũng có khi bà địu cháu đến lớp, cháu xem bà đánh vần
Tại lớp học cũng có những học viên lớn tuổi, các con đều đi làm ăn xa đành phải gửi lại cháu cho ông bà, thế nên cũng có khi bà địu cháu đến lớp, cháu xem bà đánh vần

"Do đó, để thu hút học viên đến lớp và học viên tiếp thu bài học tốt, giáo viên phải linh hoạt các phương pháp dạy học, thường xuyên sử dụng tiếng đồng bào kết hợp tiếng phổ thông để đặt những câu hỏi gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ; xây dựng các học liệu, đồ dùng trực quan phù hợp với người học; gắn nội dung dạy học với tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương", cô giáo Nguyễn Thị Thanh chia sẻ.

Dự kiến tháng 12 này, các học viên ở lớp xóa mù của Lao Chải sẽ hoàn thành học phần
Dự kiến tháng 12 này, các học viên ở lớp xóa mù của Lao Chải sẽ hoàn thành học phần

Học viên ham học, cô giáo nhiệt tình, trách nhiệm, thế nhưng do mùa Đông năm ngoái thời tiết khắc nghiệt quá nên lớp học cũng có khi bị gián đoạn. Dự kiến tháng 12 này, các học viên ở lớp xóa mù của Lao Chải sẽ hoàn thành học phần.

Lúc này, phía bục giảng, cô giáo Nguyễn Thị Thanh nắn nót từng dòng: “Tiếng nước mình”. Mở sách giáo khoa, học viên Sùng Chẩn Sáng năm nay đã 66 tuổi, với tay bật đèn pin đội đầu soi cho thật tỏ trang giấy rồi nheo nheo đuôi mắt, miệng lẩm nhẩm:

Học viên Sùng Chẩn Sáng bật đèn pin đội đầu soi cho thật tỏ trang giấy để đọc thơ
Học viên Sùng Chẩn Sáng bật đèn pin đội đầu soi cho thật tỏ trang giấy để đọc thơ

“Tiếng bố là dấu sắc/Có phải không bố ơi?/Cao như mây đỉnh núi/Bát ngát như trùng khơi/Tiếng mẹ là dấu nặng/Bập bẹ thuở đầu đời/Ngọt ngào như dòng sữa/Nuôi con lớn thành người”.

Ông Sáng đọc xong rồi suýt xoa: “Thơ hay quá, thích quá”.

Quay sang phía vợ cùng đi học, ông Sáng nói mà như reo, xem chừng trong lòng ông hân hoan nhiều lắm: “Thế mà tới giờ này mình mới biết đọc... Tiếc thật! Mấy chục năm rồi chẳng biết cái chữ, chẳng biết viết tên, có làm giấy tờ gì cũng ngại ngùng một hồi lâu mới dám cất lời xin cán bộ được cho điểm chỉ. Nhưng giờ khác rồi, biết rồi, đọc được và viết được tiếng nước mình rồi”.


Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I từ năm 2021- 2025 (Chương trình MTQG 1719) được triển khai sâu rộng trên nhiều lĩnh vực tại tỉnh Hà Giang. Trong đó, ngành Giáo dục được giao thực hiện Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 5 của Chương trình về “Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS”.

Tỉnh ủy, HĐND tỉnh Hà Giang đã ban hành nhiều nghị quyết về nâng cao chất lượng giáo dục và các chế độ hỗ trợ học sinh bán trú, hỗ trợ mở các lớp phổ cập giáo dục xóa mù chữ vùng đặc biệt khó khăn. Cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở luôn quan tâm lãnh, chỉ đạo; ban hành nhiều đề án, chương trình, kế hoạch thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo, trong đó tập trung đổi mới căn bản, toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn, phổ cập giáo dục, với mong muốn "xóa mù chữ là để xóa nghèo".

Theo kế hoạch của UBND tỉnh, Tiểu dự án 1- Dự án 5 giai đoạn 2021 - 2025, toàn tỉnh được đầu tư nâng cấp 213 phòng công vụ cho giáo viên; 619 phòng ở cho học sinh bán trú; 59 phòng quản lý học sinh bán trú; 76 phòng nhà ăn, nhà bếp; 82 nhà kho chứa lương thực; 68 công trình vệ sinh, nước sạch; 54 nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng; 739 phòng học thông thường, phòng học bộ môn; 64 công trình phụ trợ; mở 890 lớp xóa mù chữ cho 26.700 người.

Tổng nguồn vốn thực hiện dự án là 740.364 triệu đồng, trong đó ngân sách T.Ư 705.108 triệu đồng, ngân sách địa phương 27.069 triệu đồng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch nước Lương Cường dự Lễ tuyên dương Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X-năm 2025

Chủ tịch nước Lương Cường dự Lễ tuyên dương Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X-năm 2025

Sáng 15/5, tại Nhà hát Hồ Gươm, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức Lễ tuyên dương Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X-năm 2025. Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự và phát biểu chỉ đạo.
Khám phá lòng hồ Ya Ly – “Viên ngọc xanh” giữa núi rừng Kon Tum

Khám phá lòng hồ Ya Ly – “Viên ngọc xanh” giữa núi rừng Kon Tum

Du lịch - Đào Văn Hậu - 39 phút trước
Nằm cách trung tâm thành phố Kon Tum chừng 15 km về phía Tây, lòng hồ Ya Ly (thuộc xã Ia Chim, TP. Kon Tum, Tỉnh Kon Tum) như một dải lụa xanh vắt ngang giữa núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ. Nơi đây được ví von như “bảo tàng thiên nhiên mở” ẩn chứa nhiều giá trị kinh tế, du lịch sinh thái độc đáo đang từng bước được đánh thức.
Ấn tượng sản phẩm âm nhạc kết hợp rap và múa rối nước của nghệ sỹ nhí Xệ Xệ

Ấn tượng sản phẩm âm nhạc kết hợp rap và múa rối nước của nghệ sỹ nhí Xệ Xệ

Tin tức - Anh Trúc - 41 phút trước
Nghệ sĩ nhí Xệ Xệ ra mắt MV "Thánh Gióng", kết hợp rap hiện đại với nghệ thuật múa rối nước truyền thống, mang đến làn gió mới cho âm nhạc thiếu nhi Việt.
Điều chỉnh một số nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh một số nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Tin tức - Minh Nhật - 49 phút trước
Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính vừa ký Quyết định số 920/QĐ-TTg điều chỉnh một số nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
Lấy ý kiến quy trình kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo

Lấy ý kiến quy trình kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo

Chính sách Dân tộc - Văn Hoa - 52 phút trước
Ngày 15/5, tại Hà Nội, Bộ Dân tộc và Tôn giáo tổ chức Hội thảo “Lấy ý kiến quy trình kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo”. Ông Võ Văn Bảy - Chánh Thanh tra Bộ Dân tộc và Tôn giáo, chủ trì Hội thảo.
Bác Ái (Ninh Thuận): Khai mạc Lễ hội Văn hóa Raglay lần thứ III - năm 2025

Bác Ái (Ninh Thuận): Khai mạc Lễ hội Văn hóa Raglay lần thứ III - năm 2025

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 54 phút trước
Sáng 15/5, UBND huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận tổ chức khai mạc Lễ hội Văn hóa Raglay lần thứ III - năm 2025. Đến dự có bà Pi Năng Thị Hốn, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo; ông Nguyễn Văn Linh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận; bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái; đại diện lãnh đạo các sở ngành; đông đảo người dân địa phương và trên 300 vận động viên, diễn viên dân gian đến từ 9 xã trên địa bàn huyện Bác Ái.
Trải nghiệm các hoạt động tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Trải nghiệm các hoạt động tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Nằm yên bình giữa không gian xanh mát của vùng ngoại ô Hà Nội, Làng Văn hóa - Du lịch các Dân tộc Việt Nam tựa như một bức tranh thu nhỏ, sống động và đầy màu sắc về cộng đồng 54 dân tộc anh em. Với diện tích rộng lớn lên đến 1544 ha, trải dài trên khu vực hồ Đồng Mô, thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội, nơi đây không chỉ là một điểm đến du lịch độc đáo mà còn là một trung tâm bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.
Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Dòng chảy trí thức Dao mới (Bài 5)

Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Dòng chảy trí thức Dao mới (Bài 5)

Phóng sự - Vàng Ni - Vân Long - 1 giờ trước
Cùng với sự phát triển của đất nước và truyền thống hiếu học bền bỉ, những "lớp sóng" trí thức Dao mới liên tiếp xuất hiện, lớp sau xô lớp trước, hợp lưu cùng suối nguồn tri thức truyền thống của bản làng. Từ những dòng suối nhỏ, tri thức Dao hòa vào sông lớn tri thức Việt Nam, rồi xuôi ra biển cả nhân loại - nơi cả cộng đồng cùng học cách chắt lọc từng giọt tinh hoa từ bão tố thời đại, nuôi dưỡng bản thân và làm rạng danh dân tộc.
Đảm bảo nguồn nhân lực y tế vùng DTTS và miền núi- Nhìn từ thực tế ở Quảng Ninh: Tạo niềm tin từ chính sách (Bài 2)

Đảm bảo nguồn nhân lực y tế vùng DTTS và miền núi- Nhìn từ thực tế ở Quảng Ninh: Tạo niềm tin từ chính sách (Bài 2)

Sức khỏe - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Nhằm đảm bảo nguồn nhân lực y tế vùng DTTS và miền núi, những năm gần đây tỉnh Quảng Ninh đã triển khai một số chính sách hỗ trợ nhằm cải thiện tình hình thiếu nguồn nhân lực y tế có chuyên môn sâu. Theo đó bằng những chính sách thiết thực, tỉnh không chỉ đang thu hút bác sĩ từ các nơi khác về địa phương công tác, mà còn phát triển nguồn nhân lực y tế tại chỗ. Sự quyết tâm này đang từng bước giúp nâng cao chất lượng y tế, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân, đặc biệt là ở những địa bàn khó khăn.
Đảm bảo nguồn nhân lực y tế vùng DTTS và miền núi- Nhìn từ thực tế ở Quảng Ninh: Chính sách thu hút chưa đủ lực (Bài 1)

Đảm bảo nguồn nhân lực y tế vùng DTTS và miền núi- Nhìn từ thực tế ở Quảng Ninh: Chính sách thu hút chưa đủ lực (Bài 1)

Sức khỏe - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Bao năm qua, dù các tỉnh, thành phố, nhất là ở các tỉnh vùng đồng bào DTTS và miền núi đã triển khai rất nhiều các giải pháp, cơ chế chính sách tạo nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực y tế là đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên việc thu hút và giữ chân bác sĩ ở lại gắn bó, phát triển sự nghiệp ở vùng miền núi, vùng cao luôn là bài toán nan giải, cần tiếp tục được điều chỉnh với những chính sách đủ lực hơn để người thầy thuốc không chỉ đến theo nhiệm kỳ mà ở lại cống hiến chuyên môn và gắn bó lâu dài với người dân. Tỉnh Quảng Ninh đang quyết tâm hướng đến mục tiêu này, để mỗi người dân ở bất kỳ địa bàn khó khăn nào cũng được tiếp cận với y tế
Người dân vùng cao Hà Lâu chật vật trong việc tái trồng rừng

Người dân vùng cao Hà Lâu chật vật trong việc tái trồng rừng

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Sau cơn bão số 3, hàng trăm hecta rừng keo của bà con vùng cao Hà Lâu, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) bị tàn phá nặng nề. Vừa mới bắt đầu gượng dậy sau thiệt hại do thiên tai, người dân lại phải đối mặt với khó khăn mới khi giá cây keo giống tăng vọt. Việc tái trồng rừng giờ đây trở thành một thử thách lớn, khi chi phí cao và nguồn lực thiếu thốn khiến quá trình phục hồi sinh kế của bà con càng thêm trì trệ.
Trải nghiệm các hoạt động tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Trải nghiệm các hoạt động tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Media - BDT - 1 giờ trước
Nằm yên bình giữa không gian xanh mát của vùng ngoại ô Hà Nội, Làng Văn hóa - Du lịch các Dân tộc Việt Nam tựa như một bức tranh thu nhỏ, sống động và đầy màu sắc về cộng đồng 54 dân tộc anh em. Với diện tích rộng lớn lên đến 1544 ha, trải dài trên khu vực hồ Đồng Mô, thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội, nơi đây không chỉ là một điểm đến du lịch độc đáo mà còn là một trung tâm bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.