Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Thầy, cô thay đổi” vì một trường học hạnh phúc

Vàng Ni - Minh Toàn - 23:51, 11/12/2024

Chương trình “Thầy, cô thay đổi” đã được đông đảo cán bộ quản lý và giáo viên Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương hưởng ứng, tham gia tích cực, ngày càng được triển khai rộng rãi, chuyển biến từ “lượng” sang “chất”. Mỗi thầy giáo, cô giáo thực sự là những tấm gương điển hình trong việc nêu cao vai trò, trách nhiệm trong sự nghiệp “trồng người”. Chương trình cũng đã góp phần khơi dậy lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm, lương tâm nhà giáo, tạo nền tảng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường

Chuyển từ “lượng” sang “chất”

Năm học 2023 – 2024, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương tiếp tục tổ chức chương trình “Thầy, cô thay đổi” gắn với việc tự nghiên cứu, học tập Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Chương trình bồi dưỡng hệ dự bị đại học theo Thông tư số 44/2021/TT-BGDĐT nhằm tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ nhà giáo trong Nhà trường. Nhà trường đã công nhận danh hiệu Giáo viên tâm huyết, sáng tạo cho 53 thầy cô và thưởng cho 18 thầy cô vì đã có thành tích tiêu biểu, xuất sắc. Toàn trường có 55 đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến công tác; trong đó có 10 đề tài khoa học và công nghệ và 20 sáng kiến được Nhà trường xếp loại xuất sắc, 24 đề tài khoa học và công nghệ, sáng kiến xếp loại giỏi, 09 đề tài được công bố trên Tạp chí có phản biện, trên Kỷ yếu hội thảo khoa học.

Tại Lễ Khai giảng năm học 2024-2025, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã trao Bằng khen cho các thầy, cô giáo Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy
Tại Lễ Khai giảng năm học 2024-2025, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã trao Bằng khen cho một số thầy, cô giáo Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy

Tuy mới triển khai chưa lâu, song điều dễ dàng nhận thấy nhất ở Nhà trường từ khi triển khai mô hình “Thầy, cô thay đổi” là giáo viên đã tâm huyết, sáng tạo và chủ động hơn trong việc tiếp cận và áp dụng những mô hình giáo dục mới, tạo hứng thú và truyền cảm hứng trong học tập và rèn luyện cho học sinh. Ở trường, quan hệ giữa người quản lý với giáo viên, giữa giáo viên với học sinh ngày càng trở nên gần gũi. Các giờ học văn hóa trên lớp không còn là mớ lý thuyết khô khan khó nhớ mà được biến hóa thành những bài học dễ dàng ghi nhớ lâu thông qua những trò chơi, những trải nghiệm mới lạ, học sinh luôn thấy “học mà vui, vui mà học”.

Các giáo viên Nhà trường tích cực tham gia Chương trình “Thầy cô thay đổi”
Các giáo viên Nhà trường tích cực tham gia Chương trình “Thầy cô thay đổi”

Sự thay đổi của giáo viên khi tham gia Chương trình đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học, phù hợp với đối tượng học sinh dự bị đại học và tiếp cận theo chương trình GDPT mới. Tham gia Chương trình các thầy, cô giáo trong Nhà trường đã không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, đặc biệt, ở các thầy, cô đã thay đổi và hoàn thiện bản thân đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nghề nghiệp; thể hiện năng lực tự bồi dưỡng năng lực học tập, trao đổi kinh nghiệm về giảng dạy; năng lực tổ chức lớp học; khai thác sử dụng sáng tạo, hiệu quả công nghệ thông tin, phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học; đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, Chương trình bồi dưỡng dự bị đại học từ đó giúp nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của Nhà trường. 

Nâng cao hiệu quả dạy - học

“Đã không còn những giờ học khuôn mẫu truyền thống trước đây, những bài học sáng tạo và hấp dẫn, không áp đặt” là cảm nhận của các học sinh trong Nhà trường. Nhiều học sinh đã không ngần ngại bày tỏ: Thầy, cô đã khơi gợi niềm yêu thích, tiếp tục tự tìm hiểu môn học cho chúng em. Mỗi ngày đến trường đã là một ngày vui bởi thầy cô luôn hỗ trợ, gợi ý, lắng nghe cảm xúc để kích thích sự sáng tạo và cá tính của các em. Chính thầy, cô là người “truyền lửa” cho các em học sinh. Dưới sự dìu dắt của cô, nhiều học sinh đã đạt kết quả cao trong kỳ thi, đặc biệt là kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào Đại học. 

Nhà trường trao giấy chứng nhận và khen thưởng cho các thầy, cô có thành tích tiêu biểu, xuất sắc khi tham gia Chương trình “ Thầy, cô thay đổi”
Nhà trường trao giấy chứng nhận và khen thưởng cho các thầy, cô có thành tích tiêu biểu, xuất sắc khi tham gia Chương trình “Thầy, cô thay đổi”

Năm học 2023 - 2024, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương có hơn 400 em học sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT với hình thức là thí sinh tự do. Đã có 55 điểm 10, 243 điểm từ 9 trở lên. Trong đó có nhiều học sinh xuất sắc đạt 02 điểm 10. Kết quả của sự kiên trì, nỗ lực của các em học sinh dưới sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng, Nhà nước thông qua các chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục cho học sinh người dân tộc thiểu số mà Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương là một trong những đơn vị thực hiện. Đặc biệt hơn cả là thông qua Chương trình các em được thầy cô trang bị thêm nhiều kỹ năng mềm để vận dụng tốt hơn trong cuộc sống, được tham gia các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của nhà trường…Cuộc sống xa nhà đã trở nên dễ dàng hơn bởi ở trường có sự ấm áp của gia đình, của ngôi trường hạnh phúc.

Với những kết quả đã đạt được trong Chương trình, năm học 2024 – 2025, sau đợt 1, kỳ thi khảo sát phân hóa, toàn trường đã có 241 em học sinh có thành tích thi xuất sắc được lựa chọn chuyển từ các lớp "thường" sang học tại 07 lớp "đặc biệt" thuộc các tổ hợp xét tuyển A00, C00, C03 và D01. Nhà trường đã phân công 21 thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy, bồi dưỡng kiến thức để các em tự tin tham gia vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 và các kỳ thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ngành Công an, lấy điểm xét tuyển vào các trường đại học theo nguyện vọng. 

Những tấm gương điển hình

Từ Chương trình cũng xuất hiện những tấm gương điển hình. Nhiều thầy, cô giáo đã vượt qua thử thách, khó khăn giữ vững truyền thống nhà giáo, yêu ngành, yêu nghề, yên tâm công tác, gắn bó với sự nghiệp “trồng người”. Nhiều giáo viên (GV) đã tích cực nâng cao chất lượng dạy học, khơi dậy sức sáng tạo cho học sinh. Tiêu biểu như: Thầy giáo Bùi Tiến Dũng giáo viên môn Ngữ văn, Cô giáo Trần Thị Kim Thu giáo viên môn Sử, Cô giáo Nguyễn Thị Kim Chi giáo viên môn Địa, Thầy giáo Dương Minh Nhuận giáo viên môn Toán, Thầy giáo Tạ Xuân Phương giáo viên môn Địa đã vinh dự được tuyên dương khen thưởng Nhà giáo tiêu biểu Toàn quốc những năm gần đây. Đặc biệt, việc nghiên cứu khoa học, các phong trào, sáng kiến kinh nghiệm được các GV tích cực hưởng ứng. Tiêu biểu như thầy giáo, Ts. Nguyễn Tuấn Anh – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường đã chủ nhiệm 01 đề tài cấp Bộ.
Ts. Nguyễn Tuấn Anh – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu phát động Chương trình “Thầy, cô thay đổi” năm học 2024-2025
Ts. Nguyễn Tuấn Anh – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu phát động Chương trình “Thầy, cô thay đổi” năm học 2024-2025

Nói về kế hoạch tiếp tục thực hiện Chương trình “Thầy, cô thay đổi” Ts. Nguyễn Tuấn Anh - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường khẳng định: Nhiệm vụ giảng dạy tại các lớp "đặc biệt" là vinh dự song cũng là trách nhiệm nặng nề đối với các thầy, cô giáo. Các thầy, cô giáo sẽ tiếp tục phát huy tinh thần nhiệt huyết, những điểm mạnh trong chuyên môn, không ngừng nghiên cứu, đổi mới, sáng tạo trong dạy và học; giúp cho các em học sinh người dân tộc thiểu số hiện thực hóa ước mơ của mình. Kết quả giảng dạy của các thầy cô sẽ là những minh chứng sống động cho chất lượng dạy và học của Nhà trường trong năm học mới này”.

Nhà trường đã công nhận danh hiệu Giáo viên tâm huyết, sáng tạo cho 53 thầy cô và thưởng cho 18 thầy cô vì đã có thành tích tiêu biểu, xuất sắc. Toàn trường có 55 đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến công tác; trong đó có 10 đề tài khoa học và công nghệ và 20 sáng kiến được Nhà trường xếp loại xuất sắc, 24 đề tài khoa học và công nghệ, sáng kiến xếp loại giỏi, 09 đề tài được công bố trên Tạp chí có phản biện, trên Kỷ yếu hội thảo khoa học.
Nhà trường đã công nhận danh hiệu Giáo viên tâm huyết, sáng tạo cho 53 thầy cô và thưởng cho 18 thầy cô vì đã có thành tích tiêu biểu, xuất sắc. Toàn trường có 55 đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến công tác; trong đó có 10 đề tài khoa học và công nghệ và 20 sáng kiến được Nhà trường xếp loại xuất sắc, 24 đề tài khoa học và công nghệ, sáng kiến xếp loại giỏi, 09 đề tài được công bố trên Tạp chí có phản biện, trên Kỷ yếu hội thảo khoa học


Chương trình “Thầy cô thay đổi” tiếp tục được Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường quan tâm chỉ đạo sát sao, đồng bộ từ xây dựng kế hoạch cụ thể, ban hành Tiêu chí đánh giá, tổ chức thảo luận trao đổi hướng dẫn thực hiện đối với giáo viên đăng ký, cùng với đó là sự đồng hành của các Tổ chuyên môn, phòng chức năng.

Sự thay đổi của giáo viên khi tham gia chương trình đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học, phù hợp với đối tượng học sinh dự bị đại học và tiếp cận theo chương trình GDPT mới
Sự thay đổi của giáo viên khi tham gia chương trình đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học, phù hợp với đối tượng học sinh dự bị đại học và tiếp cận theo chương trình GDPT mới

Chương trình thầy cô thay đổi thành công tốt đẹp qua từng năm học đã mang nhiều thành quả đáng khích lệ trong công tác dạy và học của Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương trong lộ trình bắt nhịp thực hiện chương trình GDPT mới.

Trường dự bị Đại học Dân tộc Trung ương là trường có quy mô bồi dưỡng hệ dự bị đại học dân tộc lớn nhất cả nước. Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương luôn khẳng định được vai trò, vị thế hàng đầu trong hệ thống các trường dự bị trong cả nước. Nhà trường đã thực hiện tốt sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Năm học 2023-2024, chất lượng bồi dưỡng dự bị đại học được nâng lên với kết quả đầu ra đạt 99% học sinh đủ điều kiện xét tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học; trong đó có 50% học sinh đỗ thẳng theo nguyện vọng vào các trường Đại học, nhiều học sinh đỗ vào các trường khối ngành An ninh, Quân đội, Y tế bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Học sinh nhà trường có 55 điểm 10 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024… Mùa tuyển sinh năm học 2024 – 2025, Nhà trường nhận được hàng chục nghìn lượt quan tâm, tìm hiếu thông tin, với hơn 5.000 lượt đăng ký trực tuyến và hơn 3.000 hỗ sơ gửi về, để Nhà trường tuyển sinh 1.200 học sinh.

Ý kiến độc giả
Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng nỗ lực “nâng chuẩn” các cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghiệp vùng đồng bào DTTS

Sóc Trăng nỗ lực “nâng chuẩn” các cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghiệp vùng đồng bào DTTS

Thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp vùng DTTS và thực hiện tốt chính sách dành cho học sinh DTTS. Đặc biệt, những năm gần đây, từ nguồn lực từ Tiểu dự án 3 – Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), địa phương đã ưu tiên đầu tư và hiện đại hóa cơ sở vật chất.
Tin nổi bật trang chủ
Xây dựng môi trường công sở không khói thuốc tại Hà Nam

Xây dựng môi trường công sở không khói thuốc tại Hà Nam

Tin tức - PV - 20:01, 13/12/2024
Hiện nay, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã tập trung đẩy mạnh phong trào xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc lá; tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức phòng chống tác hại của thuốc lá trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Nghệ An: “Định vị” hướng đột phá để giảm nghèo trong đồng bào dân tộc Ơ Đu

Nghệ An: “Định vị” hướng đột phá để giảm nghèo trong đồng bào dân tộc Ơ Đu

Công tác Dân tộc - Khánh Thi - 14:05, 13/12/2024
Từ dữ liệu trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội năm 2019, những năm qua, tỉnh Nghệ An tập trung hỗ trợ, tạo điều kiện để đồng bào dân tộc Ơ Đu khởi sự kinh doanh, từng bước hòa nhập với kinh tế thị trường. Đây là hướng đột phá để giảm nghèo trong đồng bào dân tộc Ơ Đu cần được quan tâm triển khai trong thời gian tới.
Bắc Yên (Sơn La): Thực hiện tốt chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Bắc Yên (Sơn La): Thực hiện tốt chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Tin tức - Phương Linh - 09:18, 13/12/2024
Tính đến thời điểm hiện tại, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) có 99 Người có uy tín, trong đó 60 Người có uy tín là đảng viên, 10 Người có uy tín là bí thư, trưởng xóm. Trong những năm qua, huyện đã dành nguồn lực để thực hiện các chế độ chính sách, chăm lo cho Người có uy tín trên địa bàn.
Đòn bẩy để người dân Sơn Dương thoát nghèo

Đòn bẩy để người dân Sơn Dương thoát nghèo

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 09:16, 13/12/2024
Những năm qua, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đã tích cực huy động, bố trí các nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tạo nguồn vốn vay ưu đãi cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Từ đó, người dân có thêm nhiều cơ hội để tạo ra việc làm mới; tăng thu nhập, cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo.
Hiểu rõ tác hại của thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng

Hiểu rõ tác hại của thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng

Sức khỏe - PV - 09:15, 13/12/2024
Trong những năm gần đây, ngoài các sản phẩm thuốc lá truyền thống như thuốc lá điếu, xì gà, và thuốc lào đã được quản lý theo quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, thị trường bắt đầu xuất hiện nhiều loại sản phẩm mới, nổi bật nhất là thuốc lá điện tử (Electronic Nicotine Delivery Systems - ENDs) và thuốc lá nung nóng (Heated Tobacco Products - HTPs).
Lễ cúng bến nước dân tộc M'nông ở Đắk Nông

Lễ cúng bến nước dân tộc M'nông ở Đắk Nông

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay ngày 13/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Giai điệu vang trong từng góc phố. Để người nông dân làm giàu từ khoai mì. Lễ cúng bến nước dân tộc M'nông ở Đắk Nông. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi
Báo động tình trạng học cách tự chế pháo nổ trên mạng - hậu quả khôn lường

Báo động tình trạng học cách tự chế pháo nổ trên mạng - hậu quả khôn lường

Pháp luật - Minh Nhật - 09:14, 13/12/2024
Vào thời điểm cuối năm và cận Tết Nguyên đán, nhiều thanh niên, học sinh trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong cả nước đã tự mày mò, tìm hiểu trên mạng xã hội... để mua nguyên vật liệu nổ rồi tự chế tạo pháo nổ. Đây là những hành vi vi phạm pháp luật, tiềm ẩn mối nguy hiểm khôn lường đến tính mạng, sức khỏe của người dân và tình hình an ninh, trật tự tại các địa phương.
Bình Định: Mưa lớn khiến đèo An Khê bị sạt lở, giao thông bị ùn tắc

Bình Định: Mưa lớn khiến đèo An Khê bị sạt lở, giao thông bị ùn tắc

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 09:06, 13/12/2024
Mưa lớn kéo dài gây ra sạt lở tại đèo An Khê, khiến một phần đường bị ngập nước và giao thông bị chậm trễ tại Quốc lộ 19. Đơn vị thi công cùng với lực lượng chức năng cố gắng khắc phục hậu quả và bảo đảm an toàn cho người đi lại.
Bình Định: Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bình Định: Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - T.Nhân - H.Trường - 09:03, 13/12/2024
Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 3994/QĐ-BVHTTDL ghi danh, đưa Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý (xã Nhơn Lý, Tp. Quy Nhơn, Bình Định) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Sơn La: Dấu ấn giảm nghèo ở đồng bào dân tộc La Ha nhìn từ điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS

Sơn La: Dấu ấn giảm nghèo ở đồng bào dân tộc La Ha nhìn từ điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS

Công tác Dân tộc - Tùng Nguyên - 08:26, 13/12/2024
So với số liệu cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ III năm 2019, hiện tỷ lệ nghèo trong đồng bào dân tộc La Ha ở tỉnh Sơn La đã giảm 26%, dù chuẩn nghèo đã được nâng lên so với thời điểm 05 năm trước. Đây là thành tựu ấn tượng, cho thấy hiệu quả của các chính sách đầu tư, hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Sóc Trăng: Tăng cường giám sát để nâng cao hiệu quả chính sách đào tạo nghề cho lao động DTTS

Sóc Trăng: Tăng cường giám sát để nâng cao hiệu quả chính sách đào tạo nghề cho lao động DTTS

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 08:03, 13/12/2024
Thời gian qua, Tiểu dự án 3 "Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS và miền núi" của Dự án 5, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Kết quả có được là nhờ sự giám sát thực hiện chặt chẽ trong quá trình triển khai, trong đó vai trò nòng cốt là Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng.