Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hành tím Vĩnh Châu cần một hướng đi mới

Hồng Diễm - 11:53, 10/05/2021

Thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) là địa phương trồng nhiều hành tím nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hành tím Vĩnh Châu đã được công nhận sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao và được cấp chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý năm 2019, nhờ đó giá hành tím cũng dần ổn định. Tuy nhiên, năm 2021, giá hành tím đột ngột bị giảm mạnh, khiến cho cuộc sống của người trồng hành tiếp tục lại rơi vào tình cảnh lao đao.

Người dân Vĩnh Châu lao đao vì hành tím rớt giá, tồn đọng hàng chục nghìn tấn
Người dân Vĩnh Châu lao đao vì hành tím rớt giá, tồn đọng hàng chục nghìn tấn

Lại thêm một mùa rớt giá

Trong vụ hành tím năm nay, thị xã Vĩnh Châu có trên 5 nghìn ha đất trồng hành tím. Hiện nông dân Vĩnh Châu đang tồn đọng hơn 50 nghìn tấn hành tím do giá xuống thấp.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện thương lái thu mua chỉ từ 8 – 10 nghìn đồng/kg tùy loại. Với giá này, người trồng hành lỗ nặng. Bởi để sản xuất 1kg hành, chi phí đã khoảng 12 nghìn đồng. 

Thông tin về nguyên nhân giá hành lao dốc, ông Mã Chí Thọ, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Vĩnh Châu, cho biết: Hiện hành tím của Thái Lan và Trung Quốc tràn ngập thị trường TP. Hồ Chí Minh với giá rẻ không tưởng chỉ 3 nghìn đồng/kg. Trong khi hành tím Vĩnh Châu phải bán với giá từ 12 nghìn đồng/kg người nông dân mới có lãi. Vì thế, các doanh nghiệp không mua hành Vĩnh Châu.

Thêm vào đó, người nông dân thường trồng hành theo kiểu “dự báo thời tiết”. Khi giá hành xuống dốc, họ trồng ít nhưng có năm giá hành leo thang, bà con lại ồ ạt đổ xô trồng để rơi vào cảnh rớt giá

Ngoài hành trồng trên đất ruộng, rất nhiều nông dân Vĩnh Châu trồng trên đất giồng cát ven biển. Nhưng loại hành trồng trên đất cát không dự trữ được lâu như hành trồng trên đất ruộng, mất màu rất nhanh và củ nhỏ hơn củ trên đất ruộng, nên thường bị thương lái ép giá, mua chỉ 4 – 5 nghìn đồng/kg.

Được biết, các hộ nông dân trồng hành tím chủ yếu là đồng bào dân tộc Khmer. Hành tím rớt giá khiến cuộc sống người nông dân càng gặp thêm khó khăn. 

Ông Thạch Nữa, ngụ xã Vĩnh Hải (thị xã Vĩnh Châu) cho biết, gia đình ông trồng được 1,5 ha hành tím, đã thu hoạch xong gần 1 tháng. Tuy nhiên, do giá hành xuống quá thấp nên gia đình ông phải trữ lại khoảng 60 tấn để chờ giá lên. Với giá bán tại ruộng, trung bình mỗi công đất trồng hành, ông lỗ gần 10 triệu đồng.

Không riêng gia đình ông Thạch Nữa, nhiều nông dân trồng hành tím tại Vĩnh Châu đang phải chịu cảnh lao đao vì giá hành xuống thấp kỷ lục. Nhiều gia đình không có vốn để lấp vụ hành mới, không có kho trữ hành, hoặc phải thanh toán tiền phân thuốc nên đành phải ngậm ngùi “bán tháo” hành với giá thấp.

Anh Lâm Đết, ngụ ở thị xã Vĩnh Châu trồng được 4 công hành tím, thu hoạch 5 tấn. Anh buồn bã nói: "Mấy năm trước giá có giảm cũng còn bán được, nhưng năm nay hành bỏ trắng ngoài ruộng cũng không ai mua. Vụ hành năm nay, nhà tôi lỗ trên 40 triệu đồng, giờ không có tiền trả đại lý phân bón khiến cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn”.

Hội Nông dân tỉnh Sóc Trăng hỗ trợ bà con tiêu thụ hành tím tại Hội chợ Nông sản
Hội Nông dân tỉnh Sóc Trăng hỗ trợ bà con tiêu thụ hành tím tại Hội chợ Nông sản

Điệp khúc giải cứu

Để giải quyết số hành tồn đọng hiện nay, UBND thị xã Vĩnh Châu đã có văn bản yêu cầu Phòng Kinh tế huyện rà soát số lượng của những hộ trồng hành để có hướng xử lý. Với hộ nghèo và cận nghèo, không có khả năng cất trữ hành sẽ vận động cán bộ, công chức, viên chức trong thị xã mua ủng hộ bà con mỗi người 10kg, với giá 15 nghìn đồng/kg. Với những hộ có điều kiện cất trữ, thì địa phương sẽ khuyến khích bà con trữ lại, chờ khi nào hành lên giá mới bán. 

Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, ông Trần Văn Lâu, đã kêu gọi vận động ủng hộ tiêu thụ hành tím trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu. Đến nay, nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, người dân trong và ngoài tỉnh đã chung tay ủng hộ, giúp bà con bớt nỗi lo đầu ra cho hành tím.

Theo Phòng Kinh tế thị xã Vĩnh Châu, đã có trên 300 tấn hành tím được Phòng Kinh tế thị xã đã và đang phối hợp với các xã, phường thu mua trực tiếp của người dân. Trong đó, ưu tiên cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ người Khmer, góp phần giúp bà con giảm bớt thiệt hại và có nguồn vốn tái sản xuất cho mùa vụ mới.

Việc kêu gọi hỗ trợ tiêu thụ hành ở thời điểm hiện tại, chỉ là giải pháp tạm thời giúp người nông dân vượt qua khó khăn trước mắt. Theo kỹ sư Trần Văn Sang, người có nhiều năm gắn bó với hành tím Vĩnh Châu, về lâu dài, người dân cần sản xuất cần tuân thủ nghiêm ngặt về tính mùa vụ, đa dạng kỹ thuật canh tác, trồng hành bằng phương thức hữu cơ, trồng trong nhà kín để đảm bảo chất lượng, tăng khoáng chất trong củ hành đáp ứng nhu cầu của thị trường. 

Bên cạnh đó, cần vận động các hộ dân còn ngoài Hợp tác xã tham gia vào các Tổ hợp tác, để tăng cường liên kết chuỗi từ khâu đầu vào đến sản phẩm đầu ra. Các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức cần tăng cường hỗ trợ nông liên kết với các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường tiêu thụ, nhất là ở những thị trường lớn như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, để đảm bảo đầu ra ổn định cho bà con...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
TP. Cần Thơ: Triển vọng về đô thị "hạt nhân" vùng Đồng bằng Sông cửu Long

TP. Cần Thơ: Triển vọng về đô thị "hạt nhân" vùng Đồng bằng Sông cửu Long

TP. Cần Thơ đang đứng trước kỳ vọng trở thành vùng đất "đá hóa vàng" nhờ những chính sách và cơ chế theo Nghị quyết 45/2022/QH15 của Quốc hội. Với những nỗ lực trong việc phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển nhanh và bền vững, triển vọng TP. Cần Thơ sẽ sớm trở thành Trung tâm vùng, văn minh, hiện đại, là đô thị "hạt nhân" vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Tin nổi bật trang chủ
Quản Bạ (Hà Giang): Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc hàng hoá

Quản Bạ (Hà Giang): Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc hàng hoá

Kinh tế - Phạm Văn Phú - 21:38, 25/09/2023
Những năm gần đây, chính quyền huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi gia súc hàng hóa gắn với mở rộng diện tích trồng cỏ. Hiệu quả từ chăn nuôi gia súc đã góp phần thúc đẩy quá trình xóa đói giảm nghèo cho địa phương.
Đắk Lắk: Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín

Đắk Lắk: Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín

Người có uy tín - Lê Hường - 21:33, 25/09/2023
Ngày 25/9, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Đắk Lắk đợt 2, năm 2023. Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk Hà Huy Quang tham dự Hội nghị.
Dông lốc tại Huế khiến nhiều ngôi nhà bị tốc mái, 6 người bị thương

Dông lốc tại Huế khiến nhiều ngôi nhà bị tốc mái, 6 người bị thương

Trang địa phương - Tào Đạt - 21:27, 25/09/2023
Chiều 25/9, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trận mưa lớn kèm lốc xoáy xảy ra trên địa bàn Tp. Huế sáng cùng ngày đã khiến 46 nhà bị tốc mái và 6 người bị thương.
Cà Mau: Mang Tết Trung thu cho học sinh khó khăn khu vực biên giới

Cà Mau: Mang Tết Trung thu cho học sinh khó khăn khu vực biên giới

Trang địa phương - H. Tá - M. Triết - 21:26, 25/09/2023
Ngày 25/9, tại 02 điểm trường Tiểu học 2 Đông Hưng (xã Đông Hưng, huyện Cái Nước) và trường Tiểu học 2 Tam Giang Tây (xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Cà Mau tổ chức tặng quà Tết Trung thu cho các cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Về Lạc Tánh hôm nay

Về Lạc Tánh hôm nay

Phóng sự - Lê Vũ - 21:13, 25/09/2023
Ở thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận có những ngôi làng (nay là khu phố) dân số chủ yếu là đồng bào DTTS sinh sống từ lâu đời. Nhiều năm qua, nhờ các chương trình, dự án chính sách dân tộc đầu tư hỗ trợ nên đời sống của người dân trong các khu phố không còn khó khăn, thiếu thốn như xưa. Đặc biệt, đồng bào nơi đây vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống trong lòng phố thị.
Bí quyết vàng để có giấc ngủ sâu

Bí quyết vàng để có giấc ngủ sâu

Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người. Một giấc ngủ sâu sẽ mang lại một tinh thần phấn chấn, thư giãn, thoải mái, đồng thời giúp tái tạo và phục hồi sức lực cho cơ thể. Nếu bạn đang thường xuyên phải đối mặt với tình trạng ngủ không ngon giấc, ngủ không sâu mỗi tối thì sau đây là bí quyết vàng giúp bạn có giấc ngủ sâu.
Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận: Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận: Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Lê Vũ - 20:53, 25/09/2023
Tánh Linh là huyện đi đầu của Bình Thuận trong việc thực hiện Dự án 1 về xây dựng nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số thuộc Chương trình MTQG 1719. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là nguồn kinh phí xây dựng nhà ở vẫn chưa được giải ngân, hoặc giải ngân chậm do vướng các quy định, thủ tục hành chính..
Trao sinh kế cho đồng bào khu vực biên giới

Trao sinh kế cho đồng bào khu vực biên giới

Kinh tế - Hoàng Trung - 20:31, 25/09/2023
Những ngày này, đến sân vận động UBND các xã Lâm Đớt, A Roàng, Đông Sơn, Hương Phong trong Khu Kinh tế Quốc phòng A So, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi được hoà vào niềm vui của bà con nơi đây. Bởi những ngày này, bà con Nhân dân nơi biên cương xứ Huế phấn khởi được Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 (Đoàn 92), Quân khu 4 hỗ trợ trâu, bò sinh sản.
Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Thanh Hóa: Triển khai nhiều hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý đến vùng DTTS và miền núi

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Thanh Hóa: Triển khai nhiều hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý đến vùng DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 20:27, 25/09/2023
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và khả năng tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý (TGPL), là một mục tiêu của Tiểu dự án 1, Dự án 10 trong Chương trình MTQG 1719. Theo đó, từ nguồn kinh phí của Chương trình, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai được nhiều hoạt động, với nhiều hình thức, nhằm góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật của các tầng lớp Nhân dân ở các địa bàn vùng DTTS và miền núi.
Người có uy tín tỉnh Hòa Bình: Thể hiện vai trò nòng cốt trong giữ gìn an ninh trật tự cơ sở

Người có uy tín tỉnh Hòa Bình: Thể hiện vai trò nòng cốt trong giữ gìn an ninh trật tự cơ sở

Người có uy tín - Văn Hoa - 20:19, 25/09/2023
Tỉnh Hòa Bình hiện có 1.276 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Bao năm qua, đội ngũ những Người có uy tín vẫn luôn phát huy vai trò, là lực lượng nòng cốt trong các phong trào thi đua yêu nước, là hạt nhân trong việc tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, và góp phần bảo đảm an ninh, trật tự tại địa phương.
TP. Cần Thơ: Triển vọng về đô thị

TP. Cần Thơ: Triển vọng về đô thị "hạt nhân" vùng Đồng bằng Sông cửu Long

Kinh tế - Minh Triết - 20:03, 25/09/2023
TP. Cần Thơ đang đứng trước kỳ vọng trở thành vùng đất "đá hóa vàng" nhờ những chính sách và cơ chế theo Nghị quyết 45/2022/QH15 của Quốc hội. Với những nỗ lực trong việc phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển nhanh và bền vững, triển vọng TP. Cần Thơ sẽ sớm trở thành Trung tâm vùng, văn minh, hiện đại, là đô thị "hạt nhân" vùng Đồng bằng sông Cửu Long.