Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kịch bản nào sau những cuộc giải cứu nông sản “từ thiện”?

Hồng Phúc - 11:47, 08/03/2021

Những ngày qua, người dân trên mọi miền đất nước đều hướng về Hải Dương – nơi tâm dịch của đợt dịch Covid-19 lần thứ 3 với nhiều hành động thiết thực giải cứu nông sản cho nông dân. Nhưng đã hơn một năm sống chung với dịch, Hải Dương cũng không phải địa phương duy nhất bị phong toả, mà nông sản Việt vẫn “long đong”, không biết đi về đâu?

Một cuộc giải cứu nông sản mùa Covid-19
Một cuộc giải cứu nông sản mùa Covid-19

Giải cứu hoặc vứt bỏ 

Là vùng cung cấp nguồn rau, củ, quả trọng điểm của Hà Nội, nhiều ruộng cà chua, củ cải ở thôn Đông Cao (xã Tráng Việt, huyện Mê Linh) đang bị vứt đỏ đầy đồng vì giá quá rẻ. Đại diện Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Đông Cao (thôn Đông Cao, xã Tráng Việt) cho biết, tổng diện tích dư thừa vào khoảng 30 - 50ha, sản lượng khoảng 100 tấn cà chua, 200 tấn củ cải.

1000 đồng 3 kg cà chua, người dân ở thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) không buồn hái, vứt đỏ ruộng. Trên cánh đồng rau củ quả tại nhiều địa phương, nông dân ngấn lệ, ngán ngẩm đào bỏ rau, củ, quả ế ẩm mang về làm thức ăn cho gia súc hoặc phơi khô đốt cháy chuyển đổi sang cây trồng khác.

Trong khi đó, nhiều địa phương lại phong toả, ngăn cấm khiến tiêu thụ, nhất là hàng xuất khẩu càng khó, như câu chuyện Hải Phòng với Hải Dương hồi cuối tháng 2, “chính ta tự hại ta”, bởi nông sản có tính thời vụ rất cao, toàn hàng ngắn ngày nhưng khi ùn ứ thì nhiều bộ ngành, địa phương cứ “công văn lên xuống, qua lại”.

Vậy nên, những cuộc giải cứu vừa qua dù phần nào hiệu quả, nhưng cũng chỉ là biện pháp tình thế. Khi nông sản đồng loạt “khóc ròng”, dù có muốn nhưng chúng ta cũng không thể đủ sức giải cứu được mãi. Dịch Covid -19 đã xuất hiện hơn một năm, nhưng nông sản vẫn chưa hề có kịch bản dài hơi.

Theo quy luật cung cầu, khủng hoảng thừa trong sản xuất, kinh doanh là chuyện bình thường. Tuy nhiên, không chỉ tại dịch Covid-19, một số sản phẩm năm nào đến mùa thu hoạch cũng lâm vào khủng hoảng thừa như dưa hấu, thanh long, cà phê…rồi lại phải hô hào cộng đồng “giải cứu”, còn nông dân thì lặp đi lặp lại chu trình “chặt - trồng”, “trồng - chặt” như ở nước ta, thì lại là điều bất thường. Dịch Covid-19 chỉ như cú đấm bồi cho hiện trạng nông sản vốn đang có những bất cập.

TS. Võ Mai, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam cho biết, việc dịch Covid-19 dẫn tới nhiều mặt hàng nông sản bị ùn ứ, phải kêu gọi "giải cứu" lại một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc tổ chức lại sản xuất và phân phối, mở rộng thị trường.

Khi nào mới bền vững?

Theo thống kê, năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt 41,3 tỷ USD, thị trường Trung Quốc chiếm 27,8%. Do diễn biến khó lường của dịch Covid-19, hàng loạt cửa khẩu phải đóng cửa, khiến thị trường tiêu thụ nông sản của người Việt chao đảo. Thế nên, việc đa dạng hóa thị trường là bước đi sống còn cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trong và sau đại dịch Covid-19.

Ngoài ra, cũng cần phải tập trung đẩy mạnh tiêu thụ trong nước. Đặc biệt, lúc này chính là thời điểm phải liên kết chặt chẽ những doanh nghiệp chế biến, với những vùng nguyên liệu để trên cơ sở đó, chúng ta đưa vào công tác chế biến nhằm giảm bớt xuất khẩu tươi, xuất khẩu thô, giảm bớt khối lượng...

Không thể tiêu thụ do dịch Covid-19, nông sản ở Hải Dương bị vứt bỏ đầy ruộng hồi tháng 2. Ảnh Thủy Nguyên
Không thể tiêu thụ do dịch Covid-19, nông sản ở Hải Dương bị vứt bỏ đầy ruộng hồi tháng 2. Ảnh Thủy Nguyên

Thẳng thắn nhìn nhận, để xảy ra tình trạng "giải cứu" nông sản, trách nhiệm cũng một phần thuộc về chính người nông dân, khi hầu hết mọi người vẫn giữ thói quen sản xuất nhỏ lẻ, chậm ứng dụng khoa học - kỹ thuật, ít quan tâm đến thông tin thị trường nên nhiều người sản xuất, nuôi trồng ồ ạt. 

Việc chạy đua sản xuất một số loại rau quả, dẫn đến phá vỡ quy hoạch là cực kỳ rủi ro nếu xảy ra sự cố. Do đó, việc tổ chức lại sản xuất và liên kết giữa đơn vị sản xuất với tiêu thụ là việc cần phải làm quyết liệt, chứ không thể nói mãi. Để làm được, phải cần sự vào cuộc trách nhiệm hơn nữa của cơ quan chuyên ngành; đặc biệt là sự thay đổi thực sự từ chính người nông dân.

Chuyên gia kinh tế Trần Hữu Hiệp cho rằng, giải pháp căn cơ là phải xây dựng được hệ sinh thái nông nghiệp; và chuỗi giá trị phải đặt trong hệ sinh thái đó để nuôi dưỡng doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã và nông hộ. Quy hoạch vùng nguyên liệu là quy hoạch tích hợp, dựa trên lợi thế sinh thái tự nhiên, kèm theo đầu tư hạ tầng nông nghiệp bảo đảm kết nối vận chuyển, dịch vụ hậu cần (logistics), thì mới hạ giá thành nông sản, tăng tính cạnh tranh.

 “Vấn đề xây dựng chuỗi đã nói nhiều, nhưng chúng ta vẫn đang thiếu nhiều thứ. Nên nhớ, chuỗi giá trị nông sản không chỉ riêng nông nghiệp mà phải có cả hệ thống dịch vụ hậu cần, hệ sinh thái”, ông Hiệp nói.

Khi có quy trình, cấp độ, các phương án khác nhau và mang tính dài hơi để phòng, chống dịch Covid-19 cũng như các loại thiên tai khác sẽ giải quyết được triệt để các vấn đề vướng mắc cho nông sản Việt.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Giữ hạng sao cho sản phẩm OCOP: Nguy cơ “chết yểu" (Bài 1)

Giữ hạng sao cho sản phẩm OCOP: Nguy cơ “chết yểu" (Bài 1)

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm - OCOP đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế nông thôn, đặc biệt là ở vùng DTTS và miền núi. Tuy nhiên, theo thời gian, việc xây dựng sản phẩm OCOP cũng đã dần bộc lộ những yếu điểm, một số địa phương xây dựng theo kiểu phong trào, nhiều sản phẩm dù được công nhận nhưng vẫn chưa tới được đến tay người tiêu dùng, hoặc bị tụt hạng do chưa thật sự chất lượng...
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đoàn doanh nghiệp thuộc Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đoàn doanh nghiệp thuộc Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN

Thời sự - PV - 21:45, 23/03/2023
Chiều 23/3, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp Đoàn hơn 40 doanh nghiệp cấp cao của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC).
Tin trong ngày - 23/3/2023

Tin trong ngày - 23/3/2023

Media - BDT - 20:05, 23/03/2023
Kính mời quý vị và các bạn theo dõi bản Tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay có những thông tin chính sau: UBDT công bố các quyết định về công tác cán bộ; Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần bảo đảm gắn liền thực tiễn chính sách đất đai khu vực đồng bào DTTS và miền núi"; Hỗ trợ làm hơn 2.400 nhà cho người nghèo tại các xã biên giới Nghệ An; cùng các tin tức thời sự khác.
Hội trại truyền thống “Thanh niên, Phụ nữ lực lượng vũ trang Quân khu 9” năm 2023: Nhiều hoạt động vì cộng đồng

Hội trại truyền thống “Thanh niên, Phụ nữ lực lượng vũ trang Quân khu 9” năm 2023: Nhiều hoạt động vì cộng đồng

Tin tức - Lê Vũ - 20:00, 23/03/2023
Hội trại truyền thống “Thanh niên, Phụ nữ lực lượng vũ trang Quân khu 9” năm nay do Bộ chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Bến Tre phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức với sự tham gia của 19 tiểu trại, đến từ 12 Bộ CHQS tỉnh, thành trên địa bàn Quân khu, Trường Quân sự Quân khu và các đơn vị kết nghĩa.
Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đối thoại với thanh niên

Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đối thoại với thanh niên

Tin tức - Trí Phương - 19:51, 23/03/2023
Chiều 23/3, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu chủ trì Hội nghị đối thoại với thanh niên. Hội nghị được kết nối đến 11 điểm cầu cấp huyện và 200 điểm cầu cấp xã trên địa bàn toàn tỉnh.
Phú Yên: Phạt 560 triệu đồng trang trại bò sữa gây ô nhiễm môi trường

Phú Yên: Phạt 560 triệu đồng trang trại bò sữa gây ô nhiễm môi trường

Pháp luật - T.Nhân - 19:44, 23/03/2023
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Quyết định số 319/QĐ-XPHC về xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Trang trại bò sữa công nghệ cao Phú Yên liên quan lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Tin trong ngày - 23/3/2023

Tin trong ngày - 23/3/2023

Kính mời quý vị và các bạn theo dõi bản Tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay có những thông tin chính sau: UBDT công bố các quyết định về công tác cán bộ; Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần bảo đảm gắn liền thực tiễn chính sách đất đai khu vực đồng bào DTTS và miền núi"; Hỗ trợ làm hơn 2.400 nhà cho người nghèo tại các xã biên giới Nghệ An; cùng các tin tức thời sự khác.
Đoàn Thanh niên Ủy ban Dân tộc tổ chức giao hữu thể thao chào mừng ngày 26/3

Đoàn Thanh niên Ủy ban Dân tộc tổ chức giao hữu thể thao chào mừng ngày 26/3

Tin tức - Mai Hương - 19:39, 23/03/2023
Chiều 23/3 , tại sân vận động trường Chu Văn An, Đoàn Thanh niên Ủy ban Dân tộc tổ chức giao hữu thể thao chào mừng 92 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2023) giữa Đoàn Thanh niên UBDT và Đoàn Thanh niên Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ngày Khí tượng thế giới 23/3/2023:

Ngày Khí tượng thế giới 23/3/2023: "Thời tiết, khí hậu và nước - Tương lai qua các thế hệ"

Xã hội - Ngân Nhi - 19:06, 23/03/2023
Chủ đề của Ngày Khí tượng thế giới năm 2023 là “Thời tiết, khí hậu và nước - Tương lai qua các thế hệ” nhằm phản ánh các vấn đề về biến đổi khí hậu, thời tiết, nhiệt độ và tài nguyên nước đang diễn ra phổ biến và dữ dội trên thế giới.
Thị trấn Sông Đốc tăng cường công tác tuyên truyền về phòng, chống ma túy cho ngư phủ và đồng bào DTTS

Thị trấn Sông Đốc tăng cường công tác tuyên truyền về phòng, chống ma túy cho ngư phủ và đồng bào DTTS

Trang địa phương - Huy Trường - 18:43, 23/03/2023
Sáng ngày 23/3, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị tuyên truyền về phòng, chống ma túy cho hơn 100 đại biểu là cán bộ làm công tác dân tộc, công tác tuyên truyền ở địa phương; cán bộ ấp, khóm, tại thị trấn, chức sắc tôn giáo, Người có uy tín, lực lượng nòng cốt, ngư phủ và người dân vùng DTTS trên địa bàn.
Kiên Giang: Trên 19.200 mô hình thi đua yêu nước trên tất cả các lĩnh vực

Kiên Giang: Trên 19.200 mô hình thi đua yêu nước trên tất cả các lĩnh vực

Tin tức - Nguyễn Hoa - 18:33, 23/03/2023
Ngày 23/3, Tỉnh ủy Kiên Giang tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2021. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Mai Văn Huỳnh chủ trì Hội nghị.
Thanh Hóa: Những kết quả nổi bật trong xây dựng Nông thôn mới

Thanh Hóa: Những kết quả nổi bật trong xây dựng Nông thôn mới

Tin tức - Quỳnh Trâm - 18:10, 23/03/2023
Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.