Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vĩnh Châu (Sóc Trăng): “Truyền chữ” Khmer trong mùa hè covid-19

N.Tâm - 15:53, 07/06/2021

Cứ vào dịp hè về là con em đồng bào dân tộc Khmer ở thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) lại nô nức đến các chùa Khmer học tiếng mẹ đẻ, do chính các vị sư tại chùa trên địa bàn giảng dạy. Mùa hè 2021, dịch bệnh Covid - 19 bùng phát và diễn biến phức tạp, các nhà sư đã tìm ra nhiều cách giúp phật tử và trẻ em học tiếng mẹ đẻ, hạn chế đến chùa tập trung đông người.

Lớp dạy tiếng Khmer năm 2020
Lớp dạy tiếng Khmer năm 2020

Đồng bào dân tộc Khmer tại thị xã Vĩnh Châu có hơn 88.100 người, chiếm gần 53% dân số; toàn thị xã có 21 chùa Khmer. Để bảo tồn tiếng mẹ đẻ, hàng năm cứ vào dịp hè, các chùa mở nhiều lớp dạy tiếng Khmer cho con em phật tử trên địa bàn.

Theo Đại đức Lý Phét, Trụ trì chùa Kandal, phường Vĩnh Phước, các lớp học chữ Khmer tại chùa, từ người dạy, đến người tham gia học đều xuất phát từ lòng nhiệt huyết bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết của dân tộc mình. Hè năm nay, do ảnh hưởng dịch bệnh, ngay từ đầu hè, Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh đã có công văn tạm dừng việc dạy tiếng Khmer tại chùa. 

"Quán triệt tinh thần phòng, chống dịch, nhà chùa cũng không mở lớp học như mọi năm, nhưng do nhiều gia đình đến xin học, các sư đã thay đổi cách học, các sư nói vui với nhau là “truyền chữ” chứ không phải là dạy chữ dịp hè. Các sư hướng dẫn các phật tử, gia đình không tụ tập đông người. Đồng thời,  duy trì việc học bằng cách chia người học thành các nhóm nhỏ, khoảng vài ba người để dạy, sau đó những người này sẽ về gia đình dạy lại cho các em nhỏ; các nhà sư sẽ thường xuyên đến tại nhà phật tử để kiểm tra việc "truyền chữ", Đại đức Lý Phét cho biết.

Theo lời giới thiệu của Đại đức Lý Phét, chúng tôi đến thăm gia đình ông Sơn Siêm, năm nay đã hơn 70 tuổi, người tham gia học và “truyền chữ” của nhà sư. Ông Sơn Siêm cho biết: Do dịch bệnh, các cháu của ông được nghỉ hè sớm. Để phòng, chống dịch, nhà chùa không tập trung để dạy chữ như mọi năm, mà đã có cách truyền chữ phù hợp mùa dịch.

Cầm bộ sách và tập, viết mà nhà chùa tặng, ông Siêm chia sẻ: "Hè năm trước, nhà tôi có 5 đứa cháu đến chùa học; năm nay do dịch nên 1 tuần, 2 buổi chiều tôi và một cháu đến chùa để được các sư dạy cho cả hai ông cháu. Sau đó về nhà chúng tôi “truyền chữ” lại cho các cháu ở nhà". 

Chị Thị Kim Lươl, cũng là một trong những người đến chùa xin sách và muốn được “truyền chữ”, chia sẻ: Nhà chị có 2 đứa con và 3 đứa cháu, cha mẹ nó đi làm thuê xa nhà gửi lại chị nuôi. Hoàn cảnh khó khăn nên lên chùa xin học hè, rồi các sư cho bộ tập, sách để cho 5 đứa nhỏ cùng học. 

"Nhà chùa xếp cho một tuần 2 buổi, tôi cho đứa lớn sang chùa để cùng học với các chú tiểu, sau đó về nhà nó dạy lại cho các em. Sau một tuần, Đại đức cử một sư xuống nhà kiểm tra cho 5 đứa, cũng may có có cách này, chứ không biết sao cho tụi nhỏ học tiếng Khmer để biết chữ”, chị Lươl cho hay.

Tương tự, chùa Sala Pôthi ở phường 2, thị xã Vĩnh Châu cũng là một trong những ngôi chùa mở lớp dạy chữ Khmer từ rất sớm; và có nhiều con em đồng bào Khmer đến học chữ Khmer đông nhất ở thị xã Vĩnh Châu.

Đại đức Lưu Hạnh, Phó Trụ trì Chùa Sala Pôthi, cho biết: Bao năm qua, việc dạy và học ngôn ngữ Khmer được các chùa đặc biệt quan tâm, vì vậy mà nhà chùa tạo mọi điều kiện để các em đến lớp, từ hỗ trợ tập viết cho đến thay đổi cách giảng dạy để truyền cảm hứng thu hút các em đến học. 

"Do dịch bệnh, các sư đã chuẩn bị sách giáo khoa theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, và nhiều tập vở để hướng dẫn các em tự học tại nhà. Các sư chia nhau để thường xuyên xuống từng nhà để kiểm tra. Cách này không hiệu quả bằng học tập trung tại chùa, nhưng cũng phần nào giúp các em nhớ từ”, Đại đức Lưu Hạnh cho biết.

Từ bao đời nay, các chùa là nơi lưu giữ bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer, trong đó, việc gìn giữ ngôn ngữ và chữ viết của dân tộc trong các chùa vào mỗi dịp hè, là một trong những việc làm có ý nghĩa đối với thế hệ con em dân tộc Khmer, góp phần quan trọng vào việc bảo tồn bản sắc văn hoá của dân tộc. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm để đồng bào DTTS ở Kon Tum vươn lên thoát nghèo bền vững: Chủ trương hợp lòng dân (Bài 1)

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm để đồng bào DTTS ở Kon Tum vươn lên thoát nghèo bền vững: Chủ trương hợp lòng dân (Bài 1)

Tỉnh Kon Tum có 43 dân tộc anh em cùng sinh sống. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 54% dân số toàn tỉnh, sinh sống chủ yếu ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều chương trình, dự án chính sách đầu tư hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS, nhưng với xuất phát điểm thấp, điều kiện tự nhiên, hạ tầng kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn; đặc biệt đồng bào DTTS vẫn còn duy trì phương thức sản xuất và những phong tục lạc hậu, dẫn đến kinh tế - xã hội chậm phát triển, cần có những cách làm, giải pháp phù hợp, hiệu quả hơn...
Vì sự bình yên cho các bản làng dưới chân núi Phù Xai Lai Leng

Vì sự bình yên cho các bản làng dưới chân núi Phù Xai Lai Leng

Pháp luật - Lê Thạch - 10 giờ trước
Với cách làm sáng tạo, linh hoạt, Đồn Biên phòng Na Ngoi, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Nghệ An đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các lực lượng tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân tự giác giao nộp các loại vũ khí, vật liệu nổ, góp phần gìn giữ sự bình yên các bản làng dưới chân núi Phù Xai Lai Leng.
Những con đường thắm tình quân dân

Những con đường thắm tình quân dân

Pháp luật - Tùng Lâm - 10 giờ trước
Cổng trời Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) khi nắng, khi mưa, nhưng những chiến sĩ Tiểu đoàn BB304, Trung đoàn BB990 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum) vẫn thực hiện tốt nhiệm vụ hành quân dã ngoại, thực hiện công tác dân vận tại xã Măng Ri, cùng bà con Xơ Đăng “vẽ” nên những con đường hạnh phúc.
Đội tuyển futsal Việt Nam sẵn sàng chinh phục vòng loại châu Á 2024

Đội tuyển futsal Việt Nam sẵn sàng chinh phục vòng loại châu Á 2024

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 11 giờ trước
Sáng nay (4/10), đội tuyển futsal Việt Nam đã lên đường sang Mông Cổ để tham dự Vòng loại giải futsal châu Á 2024. Mục tiêu của đội tuyển Futsal Việt Nam là giành ngôi đầu bảng và tham dự Vòng chung kết diễn ra vào tháng 4 năm 2024.
Hiểm nguy rình rập trên tuyến đường gần 80 tỷ đồng

Hiểm nguy rình rập trên tuyến đường gần 80 tỷ đồng

Xã hội - Mỹ Dung - 11 giờ trước
Tuyến đường Khe Giang – Thượng Yên Công, là một trong những tuyến giao thông huyết mạch từ trung tâm TP. Uông Bí (Quảng Ninh) và Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Yên Tử. Tuyến đường được đầu tư gần 80 tỷ đồng, thế nhưng, do có nhiều bất cập trong khâu thiết kế thi công nên chỉ mưa to là sạt, lở gây chia cắt cục bộ, gây hiểm nguy cho người và phương tiện lưu thông qua khu vực.
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm để đồng bào DTTS ở Kon Tum vươn lên thoát nghèo bền vững: Triển khai nhân rộng nhiều mô hình, cách làm hiệu quả (Bài 2)

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm để đồng bào DTTS ở Kon Tum vươn lên thoát nghèo bền vững: Triển khai nhân rộng nhiều mô hình, cách làm hiệu quả (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 12 giờ trước
Qua gần 3 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” đã tạo được sự chuyển biến trên các mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Đặc biệt, nhiều mô hình, cách làm hiệu quả được triển khai, nhân rộng, giúp cho đồng bào DTTS đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm và vươn lên thoát nghèo bền vững đúng như mục tiêu của Cuộc vận động đưa ra.
Dân tộc Lào

Dân tộc Lào

Dân tộc Lào còn có tên gọi là Thay, Thay Duồn, Thay Nhuồn, Phu Thay, Phu Lào. Theo số liệu Điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2019, người Lào ở Việt Nam có 17.532 người. Trong đó, nam là 8.991 người, nữ là 8.541 người.
Xanh SM đón khách hàng thứ 6 triệu

Xanh SM đón khách hàng thứ 6 triệu

Xã hội - PV - 12 giờ trước
Ngày 29/9/2023 – Xanh SM công bố khách hàng thứ 6 triệu chỉ sau 5 tháng ra mắt thị trường. Đây là mức tăng trưởng kỷ lục, minh chứng rõ rệt về tiềm năng phát triển cũng như vị thế vượt trội của Xanh SM trong lĩnh vực vận tải hành khách tại Việt Nam.
Khi điện về vùng biên

Khi điện về vùng biên

Chuyên đề - Tiêu Dao - 12 giờ trước
Khi điện lưới quốc gia về tới tận bản làng đã tạo thêm động lực và khát vọng vươn lên xóa đói giảm nghèo cho đồng bào ở các bản làng miền biên viễn thuộc huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
Lạng Sơn: Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp gấp về tình trạng nhập lậu gia cầm

Lạng Sơn: Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp gấp về tình trạng nhập lậu gia cầm

Tin tức - Thiên An - 14 giờ trước
Chiều 3/10, ông Hồ Tiến Thiệu - Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đã chủ trì cuộc họp để đôn đốc lực lượng chức năng triển khai việc ngăn chặn, phát hiện, xử lý kịp thời tình trạng vận chuyển trái phép gia cầm qua biên giới.
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn được đề nghị công nhận là Bảo vật quốc gia

Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn được đề nghị công nhận là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - T.Nhân - 14 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản đề nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xem xét trình Thủ tướng Chính phủ công nhận hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh là Bảo vật quốc gia.
Bão Koinu có gió mạnh cấp 14, giật cấp 17 đang hướng vào Biển Đông

Bão Koinu có gió mạnh cấp 14, giật cấp 17 đang hướng vào Biển Đông

Môi trường sống - T.Hợp - 14 giờ trước
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, 7 giờ sáng 4/10, cơn bão Koinu cách phía Nam đảo Đài Loan khoảng 300km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, khoảng 10km/h.